Quy định của pháp luật về vấn đề xuất ngũ của sĩ quan ?
Tôi là sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam. Tôi đã ra trường và công tác được 3 năm 2 tháng. Hiện nay, vì hoàn cảnh gia đình bố mẹ tôi đau ốm nên tôi muốn xuất ngũ để tiện chăm sóc cho bố mẹ. Nhưng cấp trên không đồng ý cho tôi xuất ngũ. Vậy quy định của pháp luật về vấn đề xuất ngũ của sĩ quan như thế nào?
Câu hỏi;
Xin chào Luật sư. Tôi là Nguyễn Minh Tâm, hiện tại tôi đang là sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam. Tôi có một vấn đề xin được Luật sư tư vấn như sau:
Từ lúc tôi ra trường và công tác đến nay đã được 3 năm 2 tháng. Hiện tại do hoàn cảnh gia đình bố mẹ tôi thường xuyên đau ốm nhưng vì điều kiện công việc bận rộn, xa nhà nên tôi không thể chăm sóc được cho bố mẹ, hơn nữa tôi lại là con một trong gia đình. Để có điều kiện chăm sóc bố mẹ, tôi đã làm đơn xin xuất ngũ và báo cáo lên chỉ huy các cấp, xong không được giải quyết vì lý do tôi chưa công tác đủ thời gian quy định. Theo các cấp giải thích thì tôi phải ra trường công tác từ 5 năm trở lên mới đủ điều kiện được xuất ngũ. Vì vậy tôi muốn nhờ Luật sư tư vấn về vấn đề xuất ngũ của sĩ quan thì pháp luật hiện hành quy định như thế nào? Sĩ quan ra trường bao lâu thì được xuất ngũ?
Kính mong được luật sư giải đáp vấn đề này. Tôi xin cảm ơn!
Quy định của pháp luật về vấn đề xuất ngũ của sĩ quan ?
Trả lời:
Xin chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Hoàng Phi. Với câu hỏi của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:
Khoản 1 Điều 1 Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi năm 2008 quy định về Sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam như sau:
“Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam (sau đây gọi chung là sĩ quan) là cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, hoạt động trong lĩnh vực quân sự, được Nhà nước phong quân hàm cấp Úy, cấp Tá, cấp Tướng.
Quân phục, cấp hiệu, phù hiệu, giấy chứng nhận sĩ quan do Chính phủ quy định”.
Căn cứ theo quy định tại Khoản 11, Điều 11 Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008 sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 35 Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam 1999 về Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ như sau:
“1. Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ trong các trường hợp sau đây:
a. Đủ điều kiện nghỉ hưu;
b. Hết tuổi phục vụ tại ngũ quy định tại Điều 13 của Luật này;
c. Do thay đổi tổ chức, biên chế mà không còn nhu cầu bố trí sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng;
d. Không còn đủ tiêu chuẩn quy định đối với sĩ quan tại ngũ.
2. Sĩ quan thôi phục vụ tại ngũ theo một trong các hình thức sau đây:
a. Nghỉ hưu;
b. Chuyển ngành;
c. Phục viên;
d. Nghỉ theo chế độ bệnh binh.
3. Khi thôi phục vụ tại ngũ, nếu đủ tiêu chuẩn và chưa hết hạn tuổi phục vụ của sĩ quan dự bị quy định tại Điều 38 của Luật này thì chuyển sang ngạch sĩ quan dự bị”.
Điều 12 Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định Tiêu chuẩn của sĩ quan như sau:
“1. Tiêu chuẩn chung:
a) Có bản lĩnh chính trị vững vàng, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc và nhân dân, với Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam; có tinh thần cảnh giác cách mạng cao, sẵn sàng chiến đấu, hy sinh, hoàn hành tốt mọi nhiệm vụ được giao;
b) Có phẩm chất đạo đức cách mạng; cần kiệm liêm chính, chí công vô tư; gương mẫu chấp hành đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; phát huy dân chủ, giữ nghiêm kỷ luật quân đội; tôn trọng và đoàn kết với nhân dân, với đồng đội; được quần chúng tín nhiệm;
c) Có trình độ chính trị, khoa học quân sự và khả năng vận dụng sáng tạọ chủ nghĩa Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước vào nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng quân đội nhân dân; có kiến thức về văn hoá, kinh tế, xã hội, pháp luật và các lĩnh vực khác; có năng lực hoạt động thực tiễn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao; tốt nghiệp chương trình đào tạo theo quy định đối với từng chức vụ;
d) Có lý lịch rõ ràng, tuổi đời và sức khoẻ phù hợp với chức vụ, cấp bậc quân hàm mà sĩ quan đảm nhiệm.
2. Tiêu chuẩn cụ thể đối với từng chức vụ của sĩ quan do cấp có thẩm quyền quy định.”
Khoản 3 Điều 1 Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008 sửa đổi, bổ sung quy định tại Điều 13 Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam 1999 về Tuổi phục vụ tại ngũ của sĩ quan như sau:
“1. Hạn tuổi cao nhất của sĩ quan phục vụ tại ngũ theo cấp bậc quân hàm:
Cấp Úy: nam 46, nữ 46;
Thiếu tá: nam 48, nữ 48;
Trung tá: nam 51, nữ 51;
Thượng tá: nam 54, nữ 54;
Đại tá: nam 57, nữ 55;
Cấp Tướng: nam 60, nữ 55.”
Điều 36 Luật sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam 1999 quy định về Điều kiện nghỉ hưu của sĩ quan như sau:
“Sĩ quan được nghỉ hưu khi:
1. Đủ điều kiện theo quy định bảo hiểm xã hội của Nhà nước;
2. Trong trường hợp chưa đủ điều kiện nghỉ hưu theo quy định tại khoản 1 Điều này, quân đội không còn nhu cầu bố trí sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng hoặc không chuyển ngành được, nếu nam sĩ quan có đủ 25 năm và nữ sĩ quan có đủ 20 năm phục vụ trong quân đội trở lên thì được nghỉ hưu”.
Như vậy, sĩ quan quân đội nhân dân Việt Nam chỉ được xuất ngũ khi thuộc vào một trong các trường hợp:
– Đủ điều kiện để được nghỉ hưu: Phải thỏa mãn các điều kiện về bảo hiểm xã hội của Nhà nước. Trường hợp không đủ điều kiện về bảo hiểm xã hội thì phải thỏa mãn số năm phục vụ trong quân đội là đủ 25 năm (đối với nam) và đủ 20 năm (đối với nữ).
– Hết tuổi phục vụ tại ngũ: Theo quy định tại Điều 13 Luật sĩ quan nhân dân Việt Nam sửa đổi 2008 nêu trên.
– Do có sự thay đổi về tổ chức, biên chế mà không còn nhu cầu bố trí sĩ quan quân nhân chuyên nghiệp, công chức quốc phòng.
– Khi không còn đủ tiêu chuẩn về lý lịch, phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị, sức khỏe,… quy định đối với sĩ quan tại ngũ.
Do vậy, bạn sẽ chỉ được xuất ngũ nếu bạn thuộc vào một trong 4 trường hợp được nêu trên. Theo đó, với trường hợp của bạn, bạn đã ra trường và công tác được 3 năm 2 tháng, không đủ điều kiện để được nghỉ hưu, không thuộc vào trường hợp hết tuổi phục vụ tại ngũ, cũng không vi phạm các tiêu chuẩn quy định với sĩ quan tại ngũ. Hơn nữa, Nhà nước, đơn vị cũng không có sự thay đổi gì về cơ cấu tổ chức, biên chế. Vì vậy, bạn chưa đủ điều kiện được phép xuất ngũ. Các quy định này cũng xuất phát từ tính chất nghề nghiệp của bạn, đó là công việc có kỉ luật cao, nghiêm khắc, phục vụ Đảng, Nhà nước và nhân dân vì vậy không thể nghỉ việc một cách không quy củ được. Do đó, trường hợp này bạn nên cố gắng sắp xếp công việc một cách hợp lý để vừa có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, vừa chăm sóc tốt cho bố mẹ.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Điểm chuẩn trường Đại học Nông Lâm Hồ Chí Minh 2023
Trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh là một trường đại học đa ngành lâu đời tại Việt Nam, chuyên đào tạo và nghiên cứu nhóm ngành nông – lâm – ngư nghiệp. Trường trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào...
Quy định về xóa án tích theo quyết định của Tòa án theo Bộ luật hình sự
Xóa án tích theo quyết định của Tòa án được áp dụng đối với người bị kết án về một trong các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật hình sự. Tòa án quyết định việc xóa án tích đối với người bị kết án căn cứ vào tính chất của tội phạm đã thực hiện, thái độ chấp hành pháp luật, thái độ lao động của người bị kết án và các điều kiện quy định...
Tư vấn chế độ nghỉ dưỡng sức sau sinh qua Tổng đài 1900 6557
Với đội ngũ luật sư và chuyên viên tư vấn chuyên nghiệp qua Tổng đài 1900 6557 chúng tôi cam kết tư vấn cho quý khách các câu hỏi, tình huống về bảo hiểm một chính xác, đem lại cho khách hàng sự hài lòng nhất khi sử dụng dịch vụ của chúng...
Ngân hàng có được xử lý tài sản thế chấp khi bên vay mất khả năng trả nợ không?
Tôi có vay vốn ngân hàng 300 triệu và thế chấp sổ đỏ. Hiện nay, tôi không có khả năng trả nợ và tổng nợ gốc và lãi của tôi với ngân hàng là 390 triệu. Trường hợp tôi không trả được nợ ngân hàng có được xử lý tài sản bảo đảm của tôi...
Mua xe trả góp cần giấy tờ gì?
Trả góp là hình thức mua hàng mà ở đó người mua không cần phải trả toàn bộ số tiền trong một lần trả, mà có thể thanh toán nó theo kỳ hạn, với nhiều mức lãi suất khác...
Xem thêm