• Thứ ba, 29/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2323 Lượt xem

Tội tham ô tài sản là gì?

Tham ô tài sản là hành vi của người lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản mà họ có trách nhiệm quản lí. Tội tham ô tài sản được luật Hình sự điều chỉnh và khung hình phạt tối đa lên đến 20 năm tù.

Câu hỏi:

Kính gửi Luật Hoàng Phi, tôi có câu hỏi sau nhờ luật sư tư vấn giúp: Người lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý có thể phạm tội gì và bị xử phạt như thế nào?

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn Luật Hoàng Phi xin được tư vấn như sau:

Tham ô tài sản là gì?

Tham ô tài sản là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trong những trường hợp pháp luật quy định.

Tội tham ô tài sản có những đặc điểm pháp lý như sau:

– Chủ thể của tội tham ô tài sản là chủ thể đặc biệt, là người có chức vụ, quyền hạn trong việc quản lý tài sản nhà nước.

– Khách thể của tội phạm này là quyền sở hữu tài sản nhà nước và hoạt động của cơ quan nhà nước.

– Mặt khách quan của tội tham ô tài sản được thể hiện qua hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiềm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý.

– Mặt chủ quan: lỗi cố ý trực tiếp.

Tội tham ô tài sản luật Hình sự 2015

Căn cứ theo Điều 353 Bộ luật hình sự 2015 quy định về Tội tham ô tài sản:

“1. Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc dưới 2.000.000 đồng nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:

a) Đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà còn vi phạm;

b) Đã bị kết án về một trong các tội quy định tại Mục 1 Chương này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Có tổ chức;

b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

c) Phạm tội 02 lần trở lên;

d) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;

đ) Chiếm đoạt tiền, tài sản dùng vào mục đích xóa đói, giảm nghèo; tiền, phụ cấp, trợ cấp, ưu đãi đối với người có công với cách mạng; các loại quỹ dự phòng hoặc các loại tiền, tài sản trợ cấp, quyên góp cho những vùng bị thiên tai, dịch bệnh hoặc các vùng kinh tế đặc biệt khó khăn;

e) Gây thiệt hại về tài sản từ 1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000 đồng;

g) Ảnh hưởng xấu đến đời sống của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan, tổ chức.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

b) Gây thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng;

c) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

d) Dẫn đến doanh nghiệp hoặc tổ chức khác bị phá sản hoặc ngừng hoạt động.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:

a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên;

b) Gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên.

5. Người phạm tội còn bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

6. Người có chức vụ, quyền hạn trong các doanh nghiệp, tổ chức ngoài Nhà nước mà tham ô tài sản, thì bị xử lý theo quy định tại Điều này.”

Căn cứ vào quy định trên, người phạm tội tham ô tài sản có thể bị phạt tù từ 2 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình, bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm, có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm về tội tham ô tài sản, bạn có thể liên hệ với Luathoangphi.Vn qua TỔNG ĐÀI 19006557 để được tư vấn.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Tội mua bán người theo quy định Bộ luật hình sự

Mua bán người là hành vi dùng tiền, tài sản hoặc các phương tiện thanh toán khác để trao đổi để lấy người hoặc ngược lại để thu lợi bất...

Dùng vũ lực cản trở phụ nữ tham gia hoạt động chính trị xã hội thì phạm tội gì?

Người nào vì lý do giới mà thực hiện hành vi dưới bất kỳ hình thức nào cản trở người khác tham gia hoạt động trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, lao động, giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ, văn hóa, thông tin, thể dục, thể thao, y tế, đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 5.000.000...

Bị quay lén muốn tố cáo phải làm như thế nào?

Theo quy định của pháp luật hiện hành, đặt camera quay lén người khác là hành vi vi phạm pháp luật, hơn thế nữa đây là hành vi bị lên án rất nhiều trong đời sống cộng đồng....

Ai có quyền quyết định hình phạt?

Hình phạt là biện pháp cưỡng chế nghiêm khắc nhất của Nhà nước được quy định trong Bộ luật này, do Tòa án quyết định áp dụng đối với người hoặc pháp nhân thương mại phạm tội nhằm tước bỏ hoặc hạn chế quyền, lợi ích của người, pháp nhân thương mại...

Chơi tài xỉu online có vi phạm pháp luật?

Chơi tài xỉu mà được, mất bằng tiền hoặc hiện vật có giá trị dù chơi trực tiếp hay online thì đều có thể bị coi là hành vi đánh bạc trái phép và là vi phạm pháp...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi