Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Đăng ký giao dịch bảo đảm là gì theo quy định Bộ luật dân sự
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3581 Lượt xem

Đăng ký giao dịch bảo đảm là gì theo quy định Bộ luật dân sự

Pháp luật dân sự hiện hành có bắt buộc phải đăng ký biện pháp bảo đảm hay không?

Đăng ký giao dịch bảo đảm là cụm từ thường được dùng đối với khách hàng trao đổi trong một số giao dịch, theo đó trong bài viết này Luật Hoàng Phi sẽ đưa ra một số quy định của Bộ luật dân sự để giải đáp thắc mắc từ khách hàng đã gửi tới cho chúng tôi dưới đây. Mời quý vị cùng tham khảo chi tiết trong bài viết này.

Câu hỏi về đăng ký giao dịch bảo đảm

Xin chào Luật sư, tôi muốn hỏi Luật sư rằng pháp luật Dân sự hiện hành có quy định bắt buộc phải đăng ký biện pháp bảo đảm hay không. Nếu không thực hiện đăng ký thì giao dịch bảo đảm có bị coi là không có hiệu lực không? Tôi xin cảm ơn Luật sư.

Trả lời câu hỏi đăng ký giao dịch bảo đảm

Với câu hỏi của bạn Luật sư tư vấn dân sự của Luật Hoàng Phi xin được trả lời như sau:

Theo quy định tại Điều 298 Bộ luật Dân sự về Đăng ký biện pháp bảo đảm rằng:

1. Biện pháp bảo đảm được đăng ký theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.

Việc đăng ký là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực chỉ trong trường hợp luật có quy định.

2. Trường hợp được đăng ký thì biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

3. Việc đăng ký biện pháp bảo đảm được thực hiện theo quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm.

Như vậy biện pháp bảo đảm này sẽ do các bên có thể tự thỏa thuận hoặc theo quy định pháp luật.

Đăng ký biện pháp bảo đảm

Theo quy định của Bộ luật dân sự có nêu rõ tại Điều 298, quy định về đăng ký biện pháp bảo đảm mà không phải là đăng ký giao dịch bảo đảm

– Về đăng ký biện pháp bảo đảm: Đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng ký hoặc nhập vào Cơ sở dữ liệu về đăng, ký. Việc đăng ký biện pháp bảo đảm được thực hiện trên cơ sở sau:

Theo quy định của pháp luật về đăng ký biện pháp bảo đảm: Đây là những trường hợp mà pháp luật quy định phải đăng ký biện pháp bảo đảm. Đối với những biện pháp bảo đảm mà luật không quy định bắt buộc phải đăng ký thì các chủ thể tự nguyện đăng ký để có hiệu lực đối kháng với người thứ ba.

– Việc đăng ký là một điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực chỉ trong trường hợp pháp luật có quy định. Giao dịch bảo đảm là sự thỏa thuận thống nhất ý chí của các bên đã lựa chọn một biện pháp bảo đảm để bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ. Khi giao dịch bảo đảm có hiệu lực pháp luật thì các bên có quyền, nghĩa vụ theo nội dung của biện pháp bảo đảm đã lựa chọn, cho nên các bên phải đăng ký biện pháp bảo đảm đã lựa chọn thì giao dịch bảo đảm đó mới có hiệu lực.

– Khi pháp luật quy định các chủ thể xác lập biện pháp bảo đảm phải đăng ký biện pháp bảo đảm là điều kiện làm phát sinh hiệu lực của giao dịch đã giao kết thì buộc các bên phải tuân theo.

Ví dụ:

A vay ngân hàng X là 800.000.000 đồng, hai bên thỏa thuận xác lập biện pháp bảo đảm là thế chấp quyền sử dụng đất của A với X. Trường hợp này, pháp luật không quy định hình thức của hợp đồng tín dụng là điều kiện có hiệu lực của hợp đồng. Tuy nhiên, đối với giao dịch thế chấp quyền sử dụng đất thì hình thức của giao dịch thế chấp phải công chứng, chứng thực và đăng ký. Sau khi hoàn tất các thủ tục đăng ký thì giao dịch thế chấp quyền sử dụng đất của A với X mới có hiệu lực pháp luật.

– Việc đăng ký biện pháp bảo đảm có thể do các bên thỏa thuận hoặc pháp luật quy định. Khi biện pháp bảo đảm được đăng ký, hiệu lực đối kháng với người thứ ba sẽ phát sinh. Quyền và lợi ích của bên nhận bảo đảm được áp dụng biện pháp bảo đảm có đăng ký sẽ được pháp luật bảo đảm thực hiện. Ngay cả trường hợp có tranh chấp xảy ra đối với chủ thể thứ ba thì quyền và lợi ích này vẫn được bảo vệ.

– Việc đăng ký biện pháp bảo đảm được thực hiện do các bên trong quan hệ nghĩa vụ có thể thỏa thuận về việc đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc pháp luật có quy định bắt buộc đăng ký biện pháp bảo đảm thì giao dịch bảo đảm mới có hiệu lực. Khi biện pháp bảo đảm được đăng ký thì trình tự thủ tục đăng ký theo quy định của pháp luật và được thực hiện tại các cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Tùy thuộc vào loại đối tượng của biện pháp bảo đảm thì việc đăng ký được thực hiện tại những cơ quan nhà nước khác nhau.

Ví dụ:

Đối tượng của biện pháp bảo đảm là máy bay phải thực hiện việc đăng ký giao dịch tại Cục Hàng không Việt Nam; tàu biển sẽ đăng ký tại Cơ quan đăng ký tàu biển Việt Nam thuộc Cục Hàng hải Việt Nam, quyền sử dụng đất đăng ký tại Văn phòng đăng ký cấp huyện, quận (cơ quan có thẩm quyền).

Như vậy, theo thuật ngữ ghi nhận trong Bộ luật dân sự thì đăng ký giao dịch bảo đảm được sử dụng là đăng ký biện pháp bảo đảm. Và theo đó thì không phải mọi trường hợp pháp luật đều bắt buộc đăng ký biện pháp bảo đảm, các bên có thể thỏa thuận về đăng ký biện pháp bảo đảm, pháp luật chỉ bắt buộc đăng ký biện pháp bảo đảm trong một số trường hợp nhất định. Việc đăng ký là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực chỉ trong trường hợp luật có quy định, nếu luật không quy định thì dù bạn không đăng ký giao dịch bảo đảm, giao dịch đó vẫn có hiệu lực như bình thường.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi