Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Quấy rối tình dục là gì? Làm gì khi bị quấy rối tình dục?
  • Thứ tư, 06/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 5023 Lượt xem

Quấy rối tình dục là gì? Làm gì khi bị quấy rối tình dục?

Quấy rối tình dục có thể hiểu là hành vi có tính chất tình dục của bất kì người nào mà chưa được sự chấp thuận làm gây ảnh hưởng tới nhân phẩm của nữ giới và nam giới, được thể hiện thông qua nhiều hình thức như: hành động, lời nói, hình ảnh…

Với sự phát triển của xã hội hiện nay các vấn đề về tình dục luôn là một vấn đề được rất nhiều người quan tâm đặc biệt là quấy rối tình dục ở nơi làm việc.

Vậy Quấy rối tình dục là gì? mời quý độc giả hãy theo dõi nội dung bài viết dưới đây để có thể hiểu được đầy đủ và chi tiết hơn.

Định nghĩa quấy rối tình dục?

Hiện nay chưa có một định nghĩa rõ ràng về hiện tượng quấy rối tình dục bởi hiện tượng này ngày một diễn ra phổ biến với những hình thức rất đa dạng.

Tuy nhiên có thể hiểu một cách tổng quát, quấy rối tình dục là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại bất cứ khoảng thời gian và không gian nào mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận.

Ở nội dung này đã giải thích một cách chi tiết về quấy rối tình dục là gì? để quý độc giả có thể nắm được một cách chi tiết.

Đặc điểm của quấy rối tình dục

Từ định nghĩa quấy rối tình dục là gì? đã nêu trên có thể chỉ ra những đặc điểm cơ bản của hiện tượng quấy rối tình dục như sau:

– Thứ nhất: Chủ thể thực hiện hành vi quấy rối tình dục phải là cá nhân và không loại trừ bất cứ giới tính nào, đó có thể là người mang giới tính nam, người mang giới tính nữ hoặc người có giới tính thứ ba. Đối tượng thực hiện hành vi quấy rối tình dục cũng có thể ở bất cứ độ tuổi nào nhưng tập chung chủ yếu là những người nằm trong độ tuổi trưởng thành (từ 25 đến 35 tuổi) và trung niên (từ 40 đến 50 tuổi).

– Thứ hai: Hành vi quấy rối tình dục luôn là là hành vi hành động, bởi hành vi hành động là hành vi biểu hiện ra bên ngoài thế giới khách quan thông qua những hành vi cụ thể ví dụ như: Trêu ghẹo, nói, động, chạm, …

Nếu hành vi quấy rối tình dục là hành vi không hành động thì rất khó có thể nhận ra ý đồ xấu của người có hành vi đồng thời sẽ không làm thỏa mãn nhu cầu sinh lý của người đó. Vì vậy, quấy rối tình dục phải là hành vi hành động.

– Thứ ba: Hành vi quấy rối tình dục xảy ra ở bất cứ đâu, có thể là trên xe buýt, thang máy, nơi làm việc, những nơi công cộng khác, …

– Thứ tư: Hành vi bị coi là quấy rối tình dục khi hành vi đó đi ngược lại với ý chí mong muốn của nạn nhân, hay nói cách khác là nạn nhân kháng cự, không chấp nhận hành vi đó.

Quấy rối tình dục tại nơi làm việc

Hiện tượng quấy rối tình dục không chỉ xảy ra ở nơi công cộng mà còn xảy ra ở nơi làm việc. Để bảo vệ quyền, lợi ích và môi trường làm việc của người lao động, Bộ luật lao động 29 quy định rất rõ về hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc.

Khoản 9 Điều 3 Bộ luật lao động 2019 có quy định về hành vi này cụ thể như sau:

Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động.

Khoản 1 và khoản 2 Điều 84 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP mô tả cụ thể hành vi như sau: Quấy rối tình dục quy định tại khoản 9 Điều 3 của Bộ luật Lao động có thể xảy ra dưới dạng trao đổi như đề nghị, yêu cầu, gợi ý, đe dọa, ép buộc đổi quan hệ tình dục lấy bất kỳ lợi ích nào liên quan đến công việc; hoặc những hành vi có tính chất tình dục không nhằm mục đích trao đổi, nhưng khiến môi trường làm việc trở nên khó chịu và bất an, gây tổn hại về thể chất, tinh thần, hiệu quả công việc và cuộc sống của người bị quấy rối.

Quấy rối tình dục tại nơi làm việc bao gồm:

– Hành vi mang tính thể chất gồm hành động, cử chỉ, tiếp xúc, tác động vào cơ thể mang tính tình dục hoặc gợi ý tình dục;

– Quấy rối tình dục bằng lời nói gồm lời nói trực tiếp, qua điện thoại hoặc qua phương tiện điện tử có nội dung tình dục hoặc có ngụ ý tình dục;

– Quấy rối tình dục phi lời nói gồm ngôn ngữ cơ thể; trưng bày, miêu tả tài liệu trực quan về tình dục hoặc liên quan đến hoạt động tình dục trực tiếp hoặc qua phương tiện điện tử”.

Với tính chất tiêu cực làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần của nạn nhân, đồng thời làm mất đi trật tự, kỷ luật tại nơi làm việc vì thế, hành vi quấy rối tình dục là hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Bộ luật lao động 2019.

Để ngăn chặn triệt để hành vi quấy rối tình dục và thái độ trốn tránh, lợi dụng kẽ hở của pháp luật, khoản 3 Điều 84 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP mô tả về nơi làm việc như sau: Nơi làm việc quy định tại khoản 9 Điều 3 của Bộ luật Lao động là bất cứ địa điểm nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động, bao gồm cả những địa điểm hay không gian có liên quan đến công việc như các hoạt động xã hội, hội thảo, tập huấn, chuyến đi công tác chính thức, bữa ăn, hội thoại trên điện thoại, các hoạt động giao tiếp qua phương tiện điện tử, phương tiện đi lại do người sử dụng lao động bố trí từ nơi ở đến nơi làm việc và ngược lại, nơi ở do người sử dụng lao động cung cấp và địa điểm khác do người sử dụng lao động quy định.

Quy định của pháp luật về nghiêm cấm hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc đồng nghĩa với việc người sử dụng lao động có nghĩa vụ xây dựng và thực hiện các giải pháp phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc để đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp cho người lao động theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 5 và điểm d khoản 2 Điều 6 Bộ luật lao động 2019.

Theo quy định tại Điều 85 Nghị định số 145/2020/NĐ-CP, khi người sử dụng lao động xây dựng và ban hành quy định về phòng, chống quấy rối tình dục trong nội quy lao động hoặc bằng phụ lục ban hành kèm theo nội quy lao động phải đảm bảo bao gồm các nội dung cơ bản như sau:

– Nghiêm cấm hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

– Quy định chi tiết, cụ thể về các hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc phù hợp với tính chất, đặc điểm của công việc và nơi làm việc;

– Trách nhiệm, thời hạn, trình tự, thủ tục xử lý nội bộ đối với hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc, bao gồm cả trách nhiệm, thời hạn, trình tự, thủ tục khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo và các quy định có liên quan;

– Hình thức xử lý kỷ luật lao động đối với người thực hiện hành vi quấy rối tình dục hoặc người tố cáo sai sự thật tương ứng với tính chất, mức độ của hành vi vi phạm;

– Bồi thường thiệt hại cho nạn nhân và các biện pháp khắc phục hậu quả.

Bên cạnh đó, các quy định của người sử dụng lao động về khiếu nại, tố cáo về quấy rối tình dục và xử lý đối với hành vi quấy rối tình dục phải bảo đảm các nguyên tắc:

– Nhanh chóng, kịp thời;

– Bảo vệ bí mật, danh dự, uy tín, nhân phẩm, an toàn cho nạn nhân bị quấy rối tình dục, người khiếu nại, tố cáo và người bị khiếu nại, bị tố cáo.

Quấy rối tình dục tại nơi làm việc bị xử phạt như thế nào?

Hiện nay, hành vi quấy rối tình dục đã xuất hiện ở nhiều nơi, kể cả ở nông thôn và thành phố, đặc biệt là tại nơi làm việc. Đã có không ít các vụ quấy rối tạo những làn sóng phẫn nộ mạnh mẽ trong dư luận. Tuy nhiên, pháp luật lại chưa có những hình phạt xử lý thích đáng những đối tượng này.

Theo quy định tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình.

Cụ thể, tại điểm a khoản 3 Điều 7 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định có hành vi khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm, lăng mạ, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm của người khác, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 2 Điều 21 và Điều 54 Nghị định này thì bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Ở đây, cử chỉ thô bạo, trêu ghẹo, khiêu khích, xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác đều được xem là tội quấy rối tình dục.

Ngoài ra, trường hợp hành vi quấy rối xúc phạm nghiêm trọng đến danh dự, nhân phẩm của người khác có thể bị xử lý hình sự về tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ Luật Hình sự 2015: “Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm”. Người phạm tội có thể bị xử lý các khung hình phạt cao hơn nếu có các yếu tố tăng nặng.

Không chỉ vậy, để xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc, Bộ luật Lao động năm 2019 cho phép người lao động được quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động mà không cần phải báo trước khi bị quấy rối và người lao động sẽ bị sa thải nếu có hành vi quấy rối người khác tại nơi làm việc.

Làm gì khi bị quấy rối tính dục?

Chúng ta đã hiểu được quấy rối tình dục là gì? vậy khi bị quấy rối tình dục cần phải làm thế nào?

Khi bị quấy rối tình dục ở nơi công cộng, cần giữ thái độ bình tĩnh để tránh những hậu quả đáng tiếc xảy ra, cùng với đó khi thấy có người cần hô hoán để được cứu giúp. Đồng thời, thu thập chứng cứ để tố cáo hành vi quấy rối tình dục với cơ quan chức năng để xử lý theo quy định của pháp luật.

Khi bị quấy rối ở nơi làm việc, cần phải tố cáo hành vi với người sử dụng lao động hoặc tổ chức đại diện người lao động để được bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của bản thân và xử lý nghiêm minh người có hành vi quấy rối.

Trên đây là nội dung bài viết của Công ty Luật Hoàng Phi về vấn đề Quấy rối tình dục là gì? mong rằng đã cung cấp đến quý độc giả những thông tin hữu ích.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (7 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi