Phụ cấp lưu động là gì?
Phụ cấp lưu động là Phụ cấp cho những người làm một số nghề hoặc công việc phải thường xuyên thay đổi nơi ở, nơi làm việc, điều kiện sinh hoạt không ổn định có nhiều khó khăn mà tính chất lưu động của công việc chưa được xác định trong mức lương.
Ngoài chế độ tiền lương cơ bản được hưởng theo thoả thuận giữa người lao động và chủ sử dụng lao động, người lao động còn được hưởng chế độ phụ cấp tương ứng với tính chất, môi trường làm việc của công việc mình đang làm.
Hiện nay người lao động được hưởng khá nhiều loại phụ cấp, trong đó có phụ cấp lưu động. Vậy phụ cấp lưu động là gì? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây nhé.
Phụ cấp lưu động là gì?
Phụ cấp lưu động là Phụ cấp cho những người làm một số nghề hoặc công việc phải thường xuyên thay đổi nơi ở, nơi làm việc, điều kiện sinh hoạt không ổn định có nhiều khó khăn mà tính chất lưu động của công việc chưa được xác định trong mức lương. Như vậy những cá nhân đáp ứng điều kiện về tính “lưu động” trong quá trình làm việc, công tác sẽ được hưởng khoản phụ cấp này.
Đối tượng được hưởng phụ cấp lưu động
Theo quy định của pháp luật hiện hành, người lao động được hưởng tiền lương và các chế độ phụ cấp theo quy định của Bộ luật lao động về chế độ tiền lương. Bên cạnh đó, đối với công chức, viên chức làm việc thường xuyên di chuyển, thay đổi chỗ ở, nơi làm việc, điều kiện sinh hoạt không ổn định thì được hưởng phụ cấp lưu động.
– Người lao động làm việc thường xuyên phải di chuyển nơi ở, nơi làm việc ví dụ như thi công các công trình xây dựng; khảo sát, tìm kiếm, khoan thăm dò khoáng sản; khảo sát, đo đạc địa hình, địa chính, khảo sát xây dựng chuyên ngành, sửa chữa, duy tu đường bộ, đường sắt; nạo vét công trình đường thủy và công việc có điều kiện tương tự.
– Công chức, viên chức làm việc mà phải thường xuyên di chuyển, thay đổi chỗ ở, nơi làm việc, điều kiện sinh hoạt không ổn định
Cụ thể những đối tượng sau được hưởng phụ cấp lưu động .
Nhóm 1
– Tổ, đội công tác phòng chống dịch bệnh, vệ sinh phòng dịch, sinh đẻ có kế hoạch, sốt rét, bướu cổ ở vùng trung du;
– Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục công tác tại vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn, làm nhiệm vụ xóa mù chữ và phổ cập giáo dục (trong 01 tháng có từ 15 ngày trở lên đi đến các thôn, bản, phum, sóc);
Nhóm 2:
– Tổ, đội khoan, thăm dò thuộc các liên đoàn địa chất;
– Tổ, đội khảo sát, tìm kiếm thuộc liên đoàn địa chất khu vực;
– Tổ, đội khảo sát, đo đạc khí tượng thủy văn;
– Tổ, đội điều tra, đo đạc nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ lợi, thuỷ sản;
– Tổ, đội chống dịch bệnh, vệ sinh phòng dịch, sinh đẻ có kế hoạch, sốt rét, bướu cổ ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, nơi xa xôi hẻo lánh;
– Tổ, đội thường xuyên tăng cường đi xã, thôn, bản ở miền núi, vùng cao, vùng sâu, nơi xa xôi hẻo lánh để khám, chữa bệnh và chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân nơi đó.
Nhóm 3 – Tổ, đội khảo sát, tìm kiếm khoáng sản thuộc liên đoàn địa chất chuyên đề; – Tổ, đội khảo sát, đo đạc xây dựng hệ thống điểm đo đạc cơ sở quốc gia, hệ thống điểm đo đạc cơ sở chuyên dùng, đo đạc địa hình;
– Tổ, đội khảo sát, điều tra rừng;
– Tổ điều tra, sưu tầm dược liệu quý, hiếm ở các miền núi cao, biên giới, hải đảo, nơi xa xôi, hẻo lánh
Mức phụ cấp và cách tính phụ cấp
Đối với người lao động, khoản tiền phụ cấp sẽ do người sử dụng lao động căn cứ vào tính chất công việc mà người lao động đang thực hiện để quyết định mức phụ cấp. Tuy nhiên mức phụ cấp không được vượt quá 10% tiền lương của công việc hoặc tiền lương trong bảng lương.
Đối với công chức, viên chức mức phụ cấp lưu động được tính dựa trên mức lương cơ sở nhân với hệ số.
Trong đó, hệ số được phân thành 3 cấp như sau:
– Hệ số 0,2 tương ứng với những người làm việc ở các đơn vị thuộc nhóm 1 (Đã nêu ở trên);
– Hệ số 0,4 tương ứng với những người làm việc ở các đơn vị thuộc nhóm 2 (Đã nêu ở trên);
– Hệ số 0,6 tương ứng với những người làm việc ở các đơn vị thuộc nhóm 3 (Đã nêu ở trên); Mức lương cơ sở theo quy định hiện hành là 1,49 triệu đồng/ tháng.
Trên đây là tư vấn liên quan tới chủ đề phụ cấp lưu động là gì?. Bạn đọc cần được tư vấn thêm về chủ đề này vui lòng gọi tới tổng đài 19006557 để được đội ngũ tư vấn viên hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Xin cảm ơn.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Bị công ty buộc thôi việc thì phải làm thế nào?
Tôi hiện đang làm cho một công ty TNHH, tôi gần đây bị công ty ra quyết định cho thôi việc với lý do đi làm muộn và làm việc không tập trung. Việc công ty làm như vậy có đúng không? nếu không thì tôi phải làm thế...
Thỏa ước lao động tập thể theo Bộ luật lao động mới nhất
Thỏa ước lao động tập thể bao gồm thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành, thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp và các thỏa ước lao động tập thể khác....
Quyết định hoãn, ngừng đình công theo Bộ luật lao động mới nhất
Khi xét thấy cuộc đình công có nguy cơ gây thiệt hại nghiêm trọng cho nền kinh tế quốc dân, lợi ích công cộng, đe dọa đến quốc phòng, an ninh, trật tự công cộng, sức khỏe của con người thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoãn hoặc ngừng đình công....
Quy định về Tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp
Người sử dụng lao động, người lao động phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp; người lao động được hưởng các chế độ theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp....
Những nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động
Nguyên tắc giải quyết tranh chấp lao động được hiểu là những tư tưởng chỉ đạo việc giải quyết tranh chấp lao động mà tất cả các chủ thể tham gia vào quá trình giải quyết tranh chấp lao động đều phải tuân thủ, kể cả các bên tranh...
Xem thêm