• Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2473 Lượt xem

Phòng vệ thương mại là gì?

Phòng vệ thương mại là những biện pháp ngăn chặn, hạn chế áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu từ nước này sang nước kia và được nước nhập khẩu áp dụng. Phòng vệ thương mại được quy định tại nhiều Hiệp định thương mại có thể kể đến như: Hiệp định TPP, Hiệp định GATT 1994, các Hiệp định chống bán phá giá, Hiệp định về các biện pháp tự vệ, Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO.

Xã hội ngày càng phát triển, kinh tế toàn cầu ngày càng được mở rộng. Điều này dẫn đến việc giao thương giữa các quốc gia trên thế giới cũng trở nên phong phú và đa dạng. Chính vì vậy, việc đặt ra các quy định nhằm bảo vệ dưới khung pháp lý cho các giao dịch thương mại là rất cần thiết.

Để hạn chế những tranh chấp không đáng có phát sinh trong quá trình giao dịch, pháp luật đã có những quy định về phòng vệ thương mại. Vậy phòng vệ thương mại là gì? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho Quý khách hàng về câu hỏi này.

Khái niệm về phòng vệ thương mại

Phòng vệ thương mại là những biện pháp ngăn chặn, hạn chế áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu từ nước này sang nước kia và được nước nhập khẩu áp dụng. Phòng vệ thương mại được quy định tại nhiều Hiệp định thương mại có thể kể đến như: Hiệp định TPP, Hiệp định GATT 1994, các Hiệp định chống bán phá giá, Hiệp định về các biện pháp tự vệ, Hiệp định về trợ cấp và các biện pháp đối kháng của WTO.

Phòng vệ thương mại là một phần trong chính sách thương mại của quốc gia. Phòng vệ thương mại có mục đích nhằm bảo vệ các ngành công nghiệp nội địa khỏi các đối thủ cạnh tranh nước ngoài.

Các biện pháp phòng vệ thương mại bao gồm biện pháp chống bán phá giá, biện pháp chống trợ cấp và biện pháp tự vệ do Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam trong những trường hợp cụ thể.

Phần tiếp theo của bài viết Phòng vệ thương mại là gì? sẽ đề cập tới nguyên tắc áp dụng của phòng vệ thương mại.

Nguyên tắc áp dụng phòng vệ thương mại

Phòng vệ thương mại được áp dụng theo những nguyên tắc sau đây:

– Áp dụng trong phạm vi, mức độ cần thiết, hợp lý, có thời hạn nhằm bảo vệ, ngăn ngừa hoặc hạn chế thiệt hại của ngành sản xuất trong nước.

– Chỉ được áp dụng sau khi đã tiến hành điều tra minh bạch, công bằng, phù hợp với quy định của pháp luật và phải dựa trên các kết luận điều tra.

– Công bố công khai các quyết định về việc điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại.

– Không thu khoản chênh lệch về thuế nếu mức thuế phòng vệ thương mại chính thức cao hơn mức thuế phòng vệ thương mại tạm thời.

– Hoàn lại khoản chênh lệch về thuế nếu mức thuế phòng vệ thương mại chính thức thấp hơn mức thuế phòng vệ thương mại tạm thời.

– Trường hợp Bộ trưởng Bộ Công Thương quyết định không áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại chính thức thì thuế phòng vệ thương mại tạm thời đã thu hoặc các khoản bảo đảm thanh toán thuế phòng vệ thương mại tạm thời phải được hoàn lại.

Điều kiện để áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại

Để hiểu rõ hơn về câu hỏi phòng vệ thương mại là gì? phần này sẽ đề cập tới những điều kiện để áp dụng các biện pháp phòng vệ. Nước nhập khẩu chỉ có thể áp dụng biện pháp tự vệ sau khi đã tiến hành điều tra và chứng minh được sự tồn tại đồng thời 03 điều kiện sau:

– Hàng hóa liên quan được nhập khẩu tăng đột biến về số lượng

– Ngành sản xuất các sản phẩm tương tự hoặc cạnh tranh trực tiếp với hàng hóa đó bị thiệt hại hoặc đe dọa bị thiệt hại nghiêm trọng

– Có mối quan hệ nhân quả giữ hiện tượng nhập khẩu tăng đột biến và thiệt hại hoặc đe dọa thiệt hại nói trên.

Phần tiếp theo của bài viết phòng vệ thương mại là gì? sẽ đề cập tới

Trình tự áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại

Thông thường, trên thực tế phòng vệ thương mại bao gồm 03 biện pháp cơ bản như: Chống bán phá giá, chống trợ cấp và tự vệ. Về bản chất, biện pháp chống bán phá giá và chống trợ cấp được áp dụng để đối phó với hành vi cạnh tranh không lành mạnh hay không công bằng của hàng hóa nhập khẩu (như bán phá giá hoặc được trợ cấp).

Đối với một điều tra áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại thường có trình tự như sau:

– Gửi đơn yêu cầu áp dụng các biện pháp tự vệ của ngành sản xuất nội địa nước nhập khẩu

– Khởi xướng điều tra

– Điều tra và công bố kết quả điều tra về các yếu tố tình hình nhập khẩu; tình hình thiệt hại; mối quan hệ giữa việc nhập khẩu và thiệt hại

– Ra quyết định áp dụng hoặc không áp dụng biện pháp tự vệ.

Như vậy, bài viết trên đây chúng tôi đã đưa tới Quý khách hàng bài viết với chủ đề Phòng vệ thương mại là gì? Phòng vệ thương mại được xem là công cụ hữu hiệu để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các ngành sản xuất nên rất cần chú trọng. Nếu có bất cứ lý do nào về vấn đề này, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (3 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi