Trang chủ Biểu Mẫu Mẫu phiếu bầu ban chấp hành chi đoàn năm 2024
  • Thứ ba, 02/01/2024 |
  • Biểu Mẫu |
  • 7856 Lượt xem

Mẫu phiếu bầu ban chấp hành chi đoàn năm 2024

Việc bầu ban chấp hành chi đoàn có vai trò rất quan trọng trong tổ chức đoàn hiện nay. Nhiệm vụ của đại hội đoàn các cấp là thảo luận và biểu quyết thông qua báo cáo của ban chấp hành; quyết định về việc xây dựng phương hướng và nhiệm vụ trong công tác của đoàn; bầu ban chấp hành đoàn mới,…

Đại hội chi đoàn nhằm tổng kết, đánh giá hoạt động của chi đoàn trong một nhiệm kỳ đồng thời đề ra những phương hướng hoạt động cho nhiệm kỳ sau và tiến hành bầu ban chấp hành chi đoàn mới để lãnh đạo. Bài viết dưới đây sẽ đưa ra mẫu phiếu bầu ban chấp hành chi đoàn hiện nay.

Phiếu bầu Ban chấp hành chi Đoàn là gì?

Ban chấp hành chi đoàn đóng vai trò hết sức quan trọng đối với công cuộc xây dựng và tổ chức các hoạt động được giao. Hiện nay, Ban chấp hành chi đoàn được bầu ra mỗi năm một lần và được tiến hành bầu trong Đại hội Chi đoàn. 

Theo đó, Đại hội chi đoàn là đại hội được tổ chức nhằm mục đích để tổng kết, đánh giá hoạt động của chi đoàn trong một nhiệm kỳ, thông qua đó đề ra những phương hướng hoạt động cho nhiệm kỳ sau và tiến hành bầu ban chấp hành chi đoàn mới để lãnh đạo chi đoàn giữa hai kỳ đại hội.

Như vậy, mẫu phiếu bầu Ban chấp hành chi Đoàn là mẫu phiếu được sử dụng trong Đại hội chi đoàn nhằm mục đích bầu ra những Đoàn viên của Ban chấp hành chi Đoàn trong nhiệm kỳ mới. Trong đó, mẫu phiếu bầu này sẽ nêu rõ thông tin những người tham gia đề cử. Trong thực tiễn, phiếu bầu Ban chấp hành chi đoàn được sử dụng nhiều và có những ý nghĩa, vai trò quan trọng.

Nhiệm kỳ và số lượng thành viên ban chấp hành chi đoàn

– Về nhiệm kỳ: Các đoàn trực thuộc đoàn cơ sở thường tổ chức đại hội chi đoàn 01 lần trong 01 năm.

– Số lượng thành viên của ban chấp hành chi đoàn: Chi đoàn có từ 03 đến 08 đoàn viên sẽ bầu bí thư, phó bí thư.

Đối với chi đoàn có từ 9 đoàn viên trở lên thì bầu ban chấp hành từ 03 đến 05 ủy viên trong đó có bí thư và phó bí thư.

Nhiệm vụ của đại hội đoàn các cấp là thảo luận và biểu quyết thông qua báo cáo của ban chấp hành; quyết định về việc xây dựng phương hướng và nhiệm vụ trong công tác của đoàn; bầu ban chấp hành đoàn mới; đóng góp ý kiến vào các văn kiện của đại hội đoàn cấp trên; bầu đoàn đại biểu đi tham dự đại hội đoàn cấp trên nếu có.

Ban chấp hành đoàn các cấp có nhiệm vụ là lãnh đạo công tác xây dựng đoàn, hội, đội. Thực hiện các nghị quyết của đại hội đoàn cấp mình; tiến hành chỉ đạo và hướng dẫn cấp dưới thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng và của Đoàn cấp trên.

– Thực hiện việc báo cáo về hoạt động của mình với đại hội hoặc hội nghị đại biểu cùng cấp, với ban chấp hành đoàn cấp trên, với cấp ủy đảng cùng cấp và thông báo cho ban chấp hành đoàn ở cấp dưới theo quy định.

– Đề xuất, phối hợp với các cơ quan nhà nước, đoàn thể trong việc giải quyết những vấn đề có liên quan đến công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi.

Việc thực hiện bầu ban chấp hành chi đoàn trong đại hội thì cần phải sử dụng theo đúng mẫu phiếu bầu ban chấp hành chi đoàn.

Trình tự và thủ tục tiến hành bầu ban chấp hành chi đoàn

– Về phiếu bầu:

+ Phiếu bầu được coi là hợp lệ là phiếu do Ban tổ chức Đại hội phát hành. Phiếu này được in sẵn danh sách bầu cử do Đại hội thông qua. Phiếu bầu cử đủ số lượng định bầu (cụ thể là bầu ….. đồng chí); hoặc ít hơn số lượng định bầu (cụ thể là bầu ít hơn ….. đồng chí), nhưng không được bỏ hết tên người trong danh sách.

+ Phiếu bầu được coi là không hợp lệ là những phiếu không do Ban kiểm phiếu phát ra; không có dấu của Ban Chấp hành cấp triệu tập Đại hội; phiếu ghi họ tên người trong phiếu không rõ bầu ai, để ai; phiếu bầu nhiều hơn số lượng định bầu; phiếu viết tên người ngoài danh sách bầu đã được đại hội thông qua hoặc trong phiếu bầu có ký tên của người bầu, đánh dấu những ký hiệu đặc biệt.

– Về cách bầu:

+ Ban kiểm phiếu trong đại hội sẽ phát phiếu bầu cho những người tham gia đại hội.

+ Dựa trên số lượng ứng cử viên được thông qua trong danh sách bầu cử thì mỗi đại biểu sẽ được bầu chọn số lượng tối đa trên tổng số ứng cử viên theo quy định.

+ Nếu tín nhiệm ai thì sẽ đánh dấu đồng ý người đó còn không tín nhiệm ai thì sẽ đánh dấu không đồng ý, không đánh dấu giữa 2 ô hoặc bất cứ dấu hiệu nào khác. Không được tự ý ký tên của mình vào phiếu bầu hoặc ký hiệu riêng vào phiếu bầu.

+ Sau khi bầu xong thì đại biểu phải tự bỏ phiếu của mình vào thùng phiếu được đặt tại vị trí quy định trong hội trường.

+ Sau khi bầu xong thì phải chờ nghe kết quả kiểm phiếu.

Như vậy khi tiến hành bầu ban chấp hành chi đoàn cần phải sử dụng đúng mẫu phiếu bầu ban chấp hành chi đoàn theo quy định trong đại hội chi đoàn.

Việc bầu ban chấp hành chi đoàn phải được thực hiện bằng cách bỏ phiếu kín; khi bầu cử thì phải có một phần hai phiếu bầu kể cả phiếu hợp lệ và không hợp lệ tán thành thì người được bầu mới được coi là trúng cử.

Trong quá trình thực hiện việc bầu cử nếu lần thứ nhất mà chưa đủ số lượng định bầu thì có thể tiếp tục thực hiện bầu lần thứ hai nếu không thì sẽ do đại hội quyết định. Trong trường hợp nếu đại hội quyết định bầu lần thứ 2 nhưng vẫn không đủ số lượng thì sẽ không tiến hành tiếp tục bầu nữa mà phải báo cáo xin ý kiến của ban chấp hành đoàn cấp trên.

Nếu số người được quá một phần hai số phiếu bầu nhiều hơn số lượng được bầu thì sẽ chỉ lấy đủ số lượng và lấy từ người cao phiếu nhất trở xuống.

Trường hợp có hai người trở lên có số phiếu bằng nhau và đều quá nửa số phiếu bầu thì sẽ phải tổ chức việc bầu lại những người đó để chọn ra người có số phiếu bầu cao hơn. Người được coi là trúng cử trong số đó thì phải có quá một phần hai số phiếu bầu.

Những nội dung cần có trong mẫu phiếu bầu ban chấp hành chi đoàn

Mẫu phiếu bầu ban chấp hành chi đoàn là một mẫu phiếu được lập ra để ghi chép về việc bầu cử trong đại hội chi đoàn và thường có những nội dung:

– Thông tin về Đoàn TNCS Hồ Chí Minh; Ban chấp hành chi đoàn;

– Tên phiếu: PHIẾU BẦU BAN CHẤP HÀNH CHI ĐOÀN;

– Nội dung của phiếu bầu ban chấp hành chi đoàn sẽ có danh sách ứng đề cử vào ban chấp hành chi đoàn gồm thông tin đầy đủ về họ và tên của những người đó; ghi rõ những lưu ý khi tiến hành bầu cử ví dụ bầu 2/3 đồng chí, tín nhiệm ai thì để tên, không tin nhiệm ai thì gạch tên.

Phiếu bầu chỉ được coi là hợp lệ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu đã ghi trong nội dung phiếu.

Trên kết quả kiểm phiếu sẽ đưa ra được số phiếu hợp lệ, không hợp lệ và những người được trúng cử vào ban chấp hành chi đoàn.

Quý vị có thể tham khảo mẫu dưới đây:

[gview file=”https://luathoangphi.vn/wp-content/uploads/2020/12/mẫu-phiếu-bầu-ban-chấp-hành-chi-đoàn.doc”]

Mong rằng qua bài viết trên của Luật Hoàng Phi đã cung cấp đến độc giả những thông tin cần thiết về việc thực hiện bầu ban chấp hành chi đoàn, nhiệm kỳ, số lượng thành viên ban chấp hành chi đoàn và mẫu phiếu bầu ban chấp hành chi đoàn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (12 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH là gì? Quý độc giả hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Mẫu văn bản cho phép sử dụng nhãn hiệu

Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty hợp danh

Tại thời điểm cá nhân, tổ chức góp đủ phần vốn góp sẽ được cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp tương ứng với giá trị phần vốn đã...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn hợp tác xã

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải thông báo với cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty cổ phần

Việc góp vốn vào công ty cổ phần sẽ được lữu giữ và giám sát bởi sổ đăng ký cổ đông quy định tại Điều 122 Luật Doanh nghiệp...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi