Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Nhận dạng là gì? Những trường hợp cần phải nhận dạng?
  • Thứ tư, 30/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 10066 Lượt xem

Nhận dạng là gì? Những trường hợp cần phải nhận dạng?

Nhận dạng được thực hiện bằng cách đưa người hoặc đồ vật, hoặc ảnh cho người làm chứng, người bị hại hoặc bị can trực tiếp ngắm, nhìn để họ chỉ ra có hay không người, vật, ảnh mà họ đã nhìn thấy trước đó

Mục đích của việc nhận dạng chính là nhằm xác nhận sự giống nhau hoặc là sự khác nhau giữa các đối tượng được nhận dạng với hình ảnh của đối tượng mà người nhận dạng đã tri giác trước đây. Vậy nhận dạng là gì? những trường hợp cần phải nhận dạng? như thế nào hãy cùng theo dõi nội dung bài viết sau.

1. Khái niệm nhận dạng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

Theo quy định tại Điều 190 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định như sau:

“- Khi cần thiết, Điều tra viên có thể đưa người, ảnh hoặc vật cho người làm chứng, bị hại hoặc bị can nhận dạng.

Số người, ảnh hoặc vật đưa ra để nhận dạng ít nhất phải là ba và bề ngoài phải tương tự nhau, trừ trường hợp nhận dạng tử thi.

Trước khi tiến hành nhận dạng, Điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp để cử Kiểm sát viên kiểm sát việc nhận dạng. Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc nhận dạng. Nếu Kiểm sát viên vắng mặt thì ghi rõ vào biên bản nhận dạng.

– Những người sau đây phải tham gia việc nhận dạng:

a) Người làm chứng, bị hại hoặc bị can;

b) Người chứng kiến.

– Nếu người làm chứng hoặc bị hại là người nhận dạng thì trước khi tiến hành, Điều tra viên phải giải thích cho họ biết trách nhiệm về việc từ chối, trốn tránh khai báo hoặc cố ý khai báo gian dối. Việc này phải ghi vào biên bản.

– Điều tra viên phải hỏi trước người nhận dạng về những tình tiết, vết tích và đặc điểm mà nhờ đó họ có thể nhận dạng được.

Trong quá trình tiến hành nhận dạng, Điều tra viên không được đặt câu hỏi gợi ý. Sau khi người nhận dạng đã xác nhận một người, một vật hay một ảnh trong số được đưa ra để nhận dạng thì Điều tra viên yêu cầu họ giải thích là họ đã căn cứ vào các vết tích hoặc đặc điểm gì mà xác nhận được người, vật hay ảnh đó.

– Biên bản nhận dạng được lập theo quy định tại Điều 178 của Bộ luật này. Biên bản ghi rõ nhân thân, tình trạng sức khỏe của người nhận dạng và của những người được đưa ra để nhận dạng; đặc điểm của vật, ảnh được đưa ra để nhận dạng; các lời khai báo, trình bày của người nhận dạng; điều kiện ánh sáng khi thực hiện nhận dạng”.

Nhận dạng là gì? Những trường hợp cần phải nhận dạng?

2. Bình luận và phân tích nhận dạng theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015

–  Nhận dạng là biện pháp điều tra theo tố tụng hình sự do Điều tra viên thực hiện dưới hình thức cho những người trước đây đã trực tiếp tri giác về con người hoặc sự vật nào đó có liên quan đến vụ án hình sự, xem lại bằng chính mắt mình hoặc tai mình, để xác nhận đúng hay không đối tượng mà mình đã mục kích hoặc giọng nói của người mà mình đã nghe.

Nhận dạng được thực hiện bằng cách đưa người hoặc đồ vật, hoặc ảnh cho người làm chứng, người bị hại hoặc bị can trực tiếp ngắm, nhìn để họ chỉ ra có hay không người, vật, ảnh mà họ đã nhìn thấy trước đó. Đồng thời, yêu cầu họ xác định đúng người hoặc vật hoặc ảnh mà họ đã nhìn thấy đó. Nhận dạng có thể được tiến hành bằng cách cho người làm chứng, người bị hại hoặc bị can trực tiếp nghe lại âm thanh, giọng nói để họ xác nhận đúng hay không giọng nói của người mà họ đã nghe thấy trước đó.

– Thực chất của việc nhận dạng là quá trình người nhận dạng hồi tưởng, tái hiện, so sánh, nhận lại một đối tượng mà họ đã tri giác và ghi nhớ trong ký ức của mình

Có thể phân thành các loại nhận dạng khác nhau, nhưng tựu trung có hai loại nhận dạng: nhận dạng người và nhận dạng sự vật.

Nhận dạng người là hình thức nhận dạng mà Điều tra viên để cho người làm chứng, người bị hại, bị can quan sát một số người nào đó hoặc một số bức ảnh hoặc tử thi để xác định đối tượng mà họ đã mục kích hoặc để cho người làm chứng, người bị hại, bị can nghe lại giọng nói của một số người để xác nhận giọng nói của người mà mình đã trực tiếp nghe.

Nhận dạng sự vật là hình thức nhận dạng mà Điều tra viên để cho người làm chứng, người bị hại, bị can quan sát một số vật thể, súc vật hoặc ảnh chụp các vật thể, súc vật để họ xác nhận cái hoặc con mà họ đã nhìn thấy trước đó.

–  Quy định biện pháp nhận dạng là nhằm mục đích khắc phục sự nhầm lẫn, sự ngộ nhận hoặc những sai lầm khác trong nhận thức dẫn đến sự thiếu khách quan, không chính xác trong lời khai của người làm chứng, người bị hại hoặc bị can. Có thể do nhiều tình tiết khác nhau (người có lời khai không quen biết, hoặc đã gặp nhưng không biết tên, địa chỉ, lai lịch (nếu là người) hoặc không có kiến thức về đối tượng, về những đặc điểm riêng của sự vật đã mục kích dẫn đến dễ nhầm lẫn vật tương tự… cần cho họ tiếp xúc trở lại để xem xét có đúng là đối tượng họ đã có quan hệ, đã trực tiếp nhìn thấy trước đây hay không.

–  Điều luật quy định khi cần thiết, Điều tra viên có thể mời người hoặc đưa người, vật, ảnh để cho người làm chứng, người bị hại, bị can quan sát nhận dạng. Có nghĩa là nếu trong quá trình điều tra mà bị can hoặc người làm chứng hoặc người bị hại khai ra những tình tiết có liên quan đến con người, sự vật cụ thể nào đó mà Điều tra viên thấy rằng cần kiểm tra tính xác thực, xem có đích thực là sự vật, con người mà họ đã mục kích hay không thì Điều tra viên phải tổ chức để họ nhận dạng.

– Theo quy định tại Điều luật, người nhận dạng có thể là người làm chứng, người bị hại hoặc bị can.

Nếu người nhận dạng là người làm chứng hay người bị hại thì trước khi tiến hành nhận dạng, điều tra viên phải giải thích cho họ biết trách nhiệm về việc từ chối, trốn tránh nhận dạng hoặc cố tình nhận dạng gian dối. Quy định điều đó là vì những người nhận dạng có thể bị đe dọa, chịu sức ép tâm lý do quan hệ cá nhân, tình cảm gia đình, họ hàng hoặc sợ bị trả thù từ phía đối tượng phạm tội trong số những người được đưa đến để nhận dạng mà trốn tránh nhận dạng hoặc nhận dạng gian dối. Những người làm chứng hoặc người bị hại cũng có thể vì động cơ vụ lợi, trả thù… mà trong quá trình nhận dạng đưa ra những thông tin không phù hợp thực tế khách quan; cố tình không nhận ra hoặc cố tình nhận sai đối tượng. Việc từ chối hoặc trốn tránh việc nhận dạng của người nhận dạng mà không có lý do chính đáng sẽ bị truy tố theo Điều 383 của Bộ luật hình sự. Nếu người nhận dạng cố ý gian dối nhận sai đối tượng, còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 385 của Bộ luật hình sự. Lý do được coi là chính đáng trong trường hợp từ chối khai báo về những đối tượng được quy định tại khoản 2 Điều 19 và khoản 2 Điều 383 Bộ luật hình sự.

Việc giải thích về quyền và nghĩa vụ của những người nhận dạng, người làm chứng, người bị hại phải được ghi vào biên bản.

Mặc dầu Điều luật không quy định, nhưng nếu người nhận dạng là người làm chứng, người bị hại dưới 16 tuổi thì phải mời cha mẹ, người đại diện hợp pháp khác của người đó tham dự, như đối với trường hợp tiến hành lấy lời khai người làm chứng hoặc người bị hại. Trong quá trình nhận dạng, Điều tra viên phải chú ý đặc điểm tâm lý của người nhận dạng và các yếu tố ngoại cảnh để đánh giá khả năng nhận dạng chính xác hay không…

–  Đối tượng nhận dạng có thể là người, tử thi, đồ vật, súc vật, ảnh của các đối tượng này và những gì có thể quan sát bằng mắt. Việc nhận dạng bằng ảnh được thực hiện khi không đủ điều kiện để đưa người hoặc đồ vật ra để nhận dạng. Việc xác nhận người qua giọng nói là trường hợp đặc biệt được điều chỉnh trong Điều luật này.

Luật quy định Điều tra viên có thể mời người hoặc đưa vật, ảnh cho người làm chứng, người bị hại hoặc bị can nhận dạng. Những người được đưa ra để nhận dạng không thể bị áp dụng các biện pháp cưỡng bức, áp giải. Số người, vật hoặc ảnh đưa ra để nhận dạng ít nhất phải là 3 và có bề ngoài phải tương tự giống nhau. Riêng trường hợp nhận dạng tử thi thì không áp dụng nguyên tắc này.

Theo quy định tại điều luật thì ngoài đối tượng chính (là đối tượng cần xác định có liên quan vụ án) còn cần có thêm những đối tượng tương tự để nhận dạng. Đối tượng tương tự cần phải là đối tượng được xác định là hoàn toàn không có liên quan đến vụ án, phải được giữ bí mật. Nếu đối tượng tương tự là người, thì phải được sự tự nguyện của họ và đó phải là những người không quen biết với người nhận dạng.

Những người được đưa đến để nhận dạng phải có bề ngoài gần giống nhau tức là không có sự khác nhau về hình dạng thân thể. lứa tuổi, tầm thước, hình dáng, khuôn mặt, tóc. mắt, kiểu tóc. màu sắc và kiểu quần áo.

Các vật đưa ra để nhận dạng phải cùng loại, cùng tên gọi, gần giống nhau về kích thước, hình dáng, màu sắc, kiểu loại và nhãn hiệu. Điều luật quy định số đối tượng nhận dạng ở mức tối thiểu, ít nhất 3 đôi tượng, tất nhiên, điều đó không loại trừ việc đưa ra một sô lượng nhiều hơn.

Trường hợp đặc biệt, do điều kiện hoàn cảnh cụ thể đã diễn ra tại thời điểm người nhận dạng tiếp xúc với đối tượng cần nhận dạng trước đây, các khả năng nhận biết bằng thị giác bị hạn chế (ví dụ. trời tối, ngăn cách, hoặc người nhận dạng bị mù lòa, bị bịt mặt…) và có điều kiện nhận biết bằng âm thanh, mà thấy cần thiết, thì Điều tra viên có thể cho xác nhận người qua tiếng nói. Điều này cần được ghi rõ trong biên bản.

– Việc nhận dạng phải có ít nhất 2 người chứng kiến. Điều tra viên phải mời người chứng kiên quá trình tổ chức và tiến hành nhận dạng

Nếu là nhận dạng người, Điều tra viên phải nói rõ với người nhận dạng về các yêu cầu bảo đảm để không xúc phạm những quyền và lợi ích của người được đưa đến đê nhận dạng. Điểu tra viên phải yêu cầu họ có thái độ nghiêm túc, tránh những lời nói, cử chỉ ảnh hưỏng đến danh dự, nhân phẩm và tâm lý người đưa ra nhận dạng.

– Việc nhận dạng phải được tiến hành theo một trình tự nhất định.

Điều luật quy định Điều tra viên phải hỏi trước người nhận dạng về những tình tiết, vết tích và đặc điểm mà nhờ đó họ có thể nhận dạng được người hoặc sự vật. Điều này nhằm bảo đảm xác định khả năng nhận dạng của người nhận dạng có chính xác không.

Để đảm bảo khách quan, Điều tra viên không được đặt càu hỏi có tính chất gợi ý trước khi nhận dạng. Đối tượng được nhận dạng có thể được đưa ra lần lượt hoặc đồng loạt.

Khi người nhận dạng đã xác nhận một người, một vật hay một ảnh trong số người, vật, ảnh được đưa ra để nhận dạng thì Điều tra viên yêu cầu họ giải thích là họ đã căn cứ vào các vết tích hoặc đặc điểm gì mà xác nhận người, vật hay ảnh đó. Những điều này phải được phản ánh đầy đủ trong biên bản nhận dạng.

Trong trường hợp sử dụng nhiều người nhận dạng thì phải tổ chức cho từng người nhận dạng và không để họ tiếp xúc với nhau khi nhận dạng.

– Biên bản nhận dạng được lập theo quy định tại các Điều 178 của Bộ luật tố tụng hình sự. Biên bản nhận dạng phải ghi rõ họ tên, tuổi, sinh quán, trú quán của người nhận dạng và của những người đưa ra nhận dạng; những đặc điểm của các đồ vật, ảnh đưa ra để nhận dạng trình tự tiến hành nhận dạng. Nếu có ghi âm, ghi hình trong quá trình nhận dạng thì việc đó phải được thể hiện rõ trong biên bản. Trong biên bản cũng ghi rõ các lời khai báo và trình này của những người nhận dạng.

Điều tra viên, người nhận dạng, người được đưa ra nhận dạng, người chứng kiến phải cùng ký tên xác nhận vào biên bản.

Các yêu cầu khác đối với biên bản nhận dạng phải tuân thủ theo quy định như đối với các biên bản hoạt động điều tra trong các trường hợp lấy lời khai người làm chứng, lấy lời khai người bị hại hoặc đối chất.

3. Nguyên tắc về việc thực hiện nhận dạng

– Người nhận dạng có thể là người làm chứng, là bị hại hoặc bị can; đối tượng nhận dạng có thể là người, ảnh hoặc là vật;

– Số người, ảnh hoặc vật được đưa ra để nhận dạng ít nhất phải là 03 và bề ngoài phải tương tự nhau, trừ trường hợp nhận dạng tử thi;

– Trước khi tiến hành việc nhận dạng thì điều tra viên phải thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp để cử kiểm sát viên kiểm sát việc nhận dạng; Kiểm sát viên phải có mặt để kiểm sát việc nhận dạng, nếu kiểm sát viên vắng mặt thì ghi rõ vào biên bàn nhận dạng..

– Người tham gia nhận dạng được luật quy định cụ thể, những người phải tham gia nhận dạng, bao gồm: người làm chứng, bị hại hoặc bị can, người chứng kiến.

Nếu người làm chứng hoặc bị hại là người nhận dạng thì trước khi tiến hành, điều tra viên phải giải thích cho họ biết trách nhiệm về việc từ chối, trốn tránh khai báo hoặc cố ý khai báo gian dối. Việc này phải ghi vào biên bản.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (29 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi