Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Nói xấu người khác phạm tội gì?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3853 Lượt xem

Nói xấu người khác phạm tội gì?

Hành vi nói xấu người khác dù với mức độ nặng, nhẹ khác nhau thì cũng đã xâm phạm tới quyền nhân thân của cá nhân được pháp luật bảo vệ – quyền đối với danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

Danh dự, nhân phẩm là yếu tố nhân thân gắn liền với cá nhân. Danh dự, nhân phẩm của cá nhân được pháp luật bảo vệ và mọi hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm đều bị xử lý tùy thuộc vào mức độ của hành vi.

Vậy trong trường hợp cụ thể khi nói xấu người khác phạm tội gì?, mời quý vị tham khảo nội dung dưới đây để nắm rõ câu trả lời vướng mắc này.

Quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm

Nói xấu người khác, dù với mức độ khác nhau là hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân. Danh dự, nhân phẩm là đối tượng được pháp luật của các quốc gia trên thế giới nói chung, Việt Nam nói riêng ghi nhận và bảo vệ. Cụ thể:

Điều 20 Hiến pháp 2013 quy định:

Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.

Điều 21 Hiến pháp 2013 tiếp tục ghi nhận

Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình.

Thể chế hóa quy định của Hiến pháp, Bộ luật dân sự 2015 quy định về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín tại Điều 34 như sau:

1. Danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là bất khả xâm phạm và được pháp luật bảo vệ.

2.Cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án bác bỏ thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình.

Việc bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín có thể được thực hiện sau khi cá nhân chết theo yêu cầu của vợ, chồng hoặc con thành niên; trường hợp không có những người này thì theo yêu cầu của cha, mẹ của người đã chết, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.

3.Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.

4.Trường hợp không xác định được người đã đưa tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của mình thì người bị đưa tin có quyền yêu cầu Tòa án tuyên bố thông tin đó là không đúng.

5.Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại.

Nói xấu người khác bị xử lý thế nào?

Hành vi nói xấu người khác dù với mức độ nặng, nhẹ khác nhau thì cũng đã xâm phạm tới quyền nhân thân của cá nhân được pháp luật bảo vệ – quyền đối với danh dự, nhân phẩm của cá nhân. Do đó, tùy mức độ nghiêm trọng và hậu quả của hành vi, người nói xấu người khác có thể bị xử lý như sau:

Người nói xấu người khác có thể bị xử phạt vi phạm hành chính

Nói xấu người khác, cụ thể là người có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng theo điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP ngày 12 tháng 11 năm 2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình.

Người nói xấu người khác có thể bị khởi tố hình sự

Để đưa ra câu trả lời cho câu hỏi nói xấu người khác phạm tội gì?,mời quý vị tham khảo tiếp nội dung dưới đây:

Trường hợp mức độ nói xấu, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác nghiêm trọng, đủ yếu tố cấu thành tội phạm thì người nói xấu người khác có thể bị khởi tố về một trong những tội phạm sau:

Tội làm nhục người khác theo quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự: cũng có quy định nếu người mà xúc phạm nghiêm trọng về nhân phẩm hoặc danh dự người khác thì sẽ bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ mức 10 triệu đồng cho đến 30 triệu đồng hoặc là phạt cải tạo không giam giữ tối đa đến 3 năm.

 Tùy vào hành vi, mức độ, hậu quả cụ thể, người phạm tội có thể bị phạt từ lên đến 05 năm và còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Nếu nói xấu người khác bằng một trong các hình thức:

Bịa đặt hay lan truyền những điều họ biết rõ là không đúng sự thật nhằm mục đích để gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp người khác hoặc xâm phạm về danh sự nhân phẩm của người khác.

Bịa đặt người khác là phạm tội đồng thời tố cáo họ lên cơ quan chức năng có thẩm quyền thì bị cấu thành tội vu khống. Theo đó, tội này có thể bị phạt tiền với mức 10 triệu cho đến 50 triệu đồng, phạt cải tạo là không giam giữ cao nhất 2 năm hoặc phạt tù với 3 tháng – 1 năm. Với tội này khung hình phạt tối đa có thể 7 năm tù, hoặc đồng thời có thể phạt tiền 10 triệu đến 50 triệu, cấm đảm nhiệm chức vụ, công việc, hành nghề nào đó từ 1-5 năm.

Trường hợp tại phiên Tòa, phiên họp mà thóa mạ, xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm của Thẩm phán, Hội thẩm, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khác hoặc người tham gia phiên tòa, phiên họp thì người đó đã phạm tội gây rối trật tự phiên tòa, phiên họp theo quy định tại Điều 391 Bộ luật hình sự và bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 02 năm. Khung hình phạt cao nhất của tội này là 03 năm.

Người nào trong quan hệ công tác mà xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự đồng đội thì cấu thành tội làm nhục đồng đội theo quy định tại Điều 397 Bộ luật hình sự. Người phạm tội này bị phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Khung hình phạt cao nhất của tội này là 05 năm.

Có thể thấy, pháp luật Việt Nam đã ghi nhận đầy đủ về quyền được bảo vệ danh dự, nhân phẩm của cá nhân cũng như chế tài xử lý trong trường hợp có người xâm phạm danh dự, nhân phẩm của cá nhân.

Trong trường hợp Quý khách hàng có bất cứ thắc mắc liên quan nói xấu người khác phạm tội gì? Hoặc vấn đề về bài viết, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ thực hiện.

Đánh giá bài viết:
4.9/5 - (19 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi