Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Những người tham gia phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1246 Lượt xem

Những người tham gia phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công?

Việc giải quyết yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công được tổ chức dưới hình thức “phiên họp” mà không phải dưới hình thức “phiên tòa” như xét xử tranh chấp lao động

1. Khái niệm những người tham gia phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công

Điều 229 Bộ luật lao động 2012quy định như sau:

– Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công do Thẩm phán chủ trì làm chủ tọa; Thư ký Tòa án ghi biên bản phiên họp.

– Đại diện của tập thể lao động’ và người sử dụng lao động.

– Đại diện các cơ quan, tổ chức theo yêu cầu của Toà án.

Những người tham gia phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công?

2. Bình luận và phân tích những người tham gia phiên họp xét tính hợp pháp của cuộc đình công

Việc giải quyết yêu cầu xét tính hợp pháp của cuộc đình công được tổ chức dưới hình thức “phiên họp” mà không phải dưới hình thức “phiên tòa” như xét xử tranh chấp lao động. Điều 229 Bộ luật Lao động quy định 3 nhóm chủ thể “tham gia phiên họp” xét tính hợp pháp của cuộc đình công, gồm:

– Hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công (do thẩm phán được phân công chủ trì làm chủ tọa. Giúp việc cho hội đồng xét tính hợp pháp của cuộc đình công với nhiệm vụ ghi biên bản phiên họp là thư ký tòa án về hình thức thành phần nêu trên giống như thành phần giải quyết phúc thẩm vụ án lao động.

– Đại diện của tập thể lao động và người sử dụng lao động: thành phần nêu trên là bắt buộc bởi vì đó chính là “các bên đương sự” có liên quan đến cuộc đình công (công đoàn đại diện cho phía tập thể người lao động đã/đang đình công; người sử dụng lao động là bên chịu hậu quả của đình công). Tuy nhiên, không nhất thiết là người sử dụng lao động là chủ thể đưa đơn yêu cầu mà ngược lại tổ chức công đoàn có thể là phía đưa đơn yêu cầu. Quy định về thành phần tại khoản 2 Điều 229 sát hợp hơn so với quy định trước đây.

–  Đại diện các cơ quan, tổ chức theo yêu cầu của toà án: thành phần quy định tại khoản 3 Điều 229 do tòa án tự mình chủ động mời nếu xét thấy cần thiết. Có thể là cơ quan quản lý nhà nước về lao động, công đoàn cấp trên, nhân chứng, người giám định, người phiên dịch…Các chủ thể đó đến tham gia phiên họp theo yêu cầu của toà án nhằm giúp tòa án nhìn nhận, đánh giá vấn đề chính xác, đúng đắn khi đưa ra quyết định.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm về, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Công ty Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

->>> Tham khảo thêm : Đình công là gì

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Phiên điều trần là gì?

Phiên điều trần là một phiên tòa để xét xử các vụ việc liên quan đến hành vi cạnh tranh không lành mạnh do hội đồng xử lý vụ việc hạn chế cạnh tranh chủ trì theo thủ tục tố tụng cạnh...

Giới thiệu tổ chức di cư quốc tế

Kể từ khi thành lập, IOM đã phát triển rộng khắp và hiện nay Tổ chức này hoạt động trong lĩnh vực di trú và các vấn đề liên quan đến di trú trên toàn thế giới. Tổ chức này hiện là cơ quan thuộc Liên Hợp...

Giấy vay tiền viết tay có đòi lại được tiền?

Tôi có cho bạn vay 25 triệu đồng bằng giấy vay tiền viết tay kèm theo sổ hộ khẩu, chứng minh nhân dân và giấy phép lái xe. Giờ tôi không liên lạc được để lấy lại tiền. Xin hỏi luật sư tôi có đòi lại được tiền không và nếu bạn tôi vẫn không trả tôi có thể gửi đơn khởi kiện lên Tòa án...

Điều kiện để được hưởng chế độ tai nạn lao động

Chú tôi bị tai nạn khi đang làm việc ở công trường, bị suy giảm khả năng lao động 25%. Chú tôi có được hưởng trợ cấp sau tai nạn không và điều kiện hưởng là...

Cảnh sát giao thông có được đuổi theo xe và lập biên bản vi phạm?

Tôi điều khiển xe máy bị hai CSGT đuổi theo yêu cầu dừng xe và lập biên bản. CSGT có được phép làm vậy...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi