Luật Hoàng Phi Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Bảo hiểm xã hội Nghỉ thai sản có phải đóng bảo hiểm xã hội không?
  • Thứ tư, 13/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3648 Lượt xem

Nghỉ thai sản có phải đóng bảo hiểm xã hội không?

Nghỉ sinh con đầu lòng thì thời gian nghỉ thai sản có được tham gia bảo hiểm xã hội không, sau khi nghỉ thai sản thì đi làm lại nhưng không lâu sau xin nghỉ, con thứ 2 có được hưởng chế độ thai sản không?

Câu hỏi:

Tôi là lao động tại công Ty TNHH VN  từ tháng 1/2012. Ngày 12/05/2015 tôi sinh con đầu lòng, tôi xin nghỉ hưởng chế độ thai sản từ ngày 12/05/2015 đến ngày 12/10/2016. Sau khi đi làm một thời gian, tôi có thai lần thứ hai nhưng vì lý do gia đình nên ngày 27/01/2017 tôi xin nghỉ việc, ngày dự sinh của con thứ hai của tôi là 12/07/2017. Như vậy, thời gian tôi nghỉ thai sản có phải tham gia bảo hiểm xã hội không, tôi có được hưởng chế độ thai sản khi sinh con lần thứ hai không? Xin Luật sư tư vấn giúp tôi, tôi xin cảm ơn.

Trả lời:

Cảm ơn chị đã gửi câu hỏi đến cho chúng tôi, Công ty Luật Hoàng Phi xin được trả lời vấn đề của chị như sau:

Nghỉ thai sản có phải đóng bảo hiểm xã hội không?

Nghỉ thai sản có phải đóng bảo hiểm xã hội không?

Về quy định mức bảo hiểm xã hội, khoản 2 Điều 39 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định như sau;

 “2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.”

Khoản 3 Điều 85 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định về mức đóng và phương thức đóng của người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc như sau:

3. Người lao động không làm việc và không hưởng tiền lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không đóng bảo hiểm xã hội tháng đó. Thời gian này không được tính để hưởng bảo hiểm xã hội, trừ trường hợp nghỉ việc hưởng chế độ thai sản“.

Theo đó, theo quy định của pháp luật hiện hành trong trường hợp người lao động không làm việc và không hưởng lương từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì không được tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, trường hợp nghỉ làm việc do hưởng chế độ thai sản thì người lao động vẫn được tham gia bảo hiểm xã hội, thời gian này được tính để hưởng bảo hiểm xã hội. Điều này được ghi nhận tại khoản 1.8 Điều 38 quy Quyết định 959/QĐ-BHXH:

“1.8. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về BHXH thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, thời gian này vẫn được tính là thời gian tham gia BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN; phải đóng BHYT do cơ quan BHXH đóng.

Theo đó, Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 quy định, người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày trở lên trong tháng thì được tính là thời gian tham gia đóng bảo hiểm xã hội và người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

Trong trường hợp của chị, chị hưởng chế độ thai sản trong 06 tháng từ ngày 12/05/2015 đến ngày 12/10/2016, tháng 05/2016 chị không tham gia làm việc 14 ngày trở lên trong tháng vì nghỉ chế độ thai sản, thời gian này sẽ được tính là tham gia bảo hiểm xã hội. Tháng 10/2016, chị trở lại làm việc từ đủ 14 ngày trở lên thì chị phải tham gia đóng bảo hiểm xã hội.

Ngày dự sinh của con thứ hai của chị là 12/07/2017, về điều kiện chị có được hưởng chế độ thai sản hay không thì Luật Bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 2, Điều 31 như sau:

“2. Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều này phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.”

Theo như pháp luật quy định, thời gian 12 tháng trước khi sinh con thứ hai của chị được tính từ tháng 08/2016. Trong thời gian chị nghỉ chế độ thai sản được tính là thời gian tham gia bảo hiểm xã hội, như vậy, chị tham gi bảo hiểm xã hội đến ngày 27/01/2017. Như vậy, chị đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản khi sinh con lần thứ hai.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Lương cơ bản 4 triệu đóng bảo hiểm bao nhiêu tiền?

Quyết định 595/QĐ-BHXH năm 2017 quy định tổng tỷ lệ đóng các loại bảo hiểm hằng tháng của người lao động là...

Ví dụ cách tính lương hưu

Mức hưởng lương hưu hàng tháng được xác định theo tỷ lệ % lương tháng đóng BHXH và mức bình quân tiền lương tháng đóng...

Bị tai nạn giao thông có được hưởng Bảo hiểm xã hội không?

Chế độ bảo hiểm xã hội được quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014. Vậy Bị tai nạn giao thông có được hưởng Bảo hiểm xã hội...

Bị tai nạn lao động có được hưởng thêm trợ cấp người khuyết tật?

Bị tai nạn lao động có được hưởng thêm trợ cấp người khuyết tật không? sẽ được Công ty Luật Hoàng Phi giải đáp trong nội dung bài viết...

Tạm hoãn hợp đồng lao động có được hưởng trợ cấp thất nghiệp?

Điều kiện để xem xét giải quyết hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp là khi người lao động chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc. Do vậy trường hợp tạm hoãn hợp đồng lao động không thuộc đối tượng hưởng trợ cấp thất nghiệp theo quy định của pháp...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi