Ném đá vào ô tô đang lưu thông trên đường có bị phạt không?
Hành vi ném đá vào phương tiện đang lưu thông trên đường, thực tế đã gây ra không ít những lo lắng cho người dân về sự nguy hiểm của nó. Chính vì vậy hiện nay pháp luật đã đưa ra những chế tài xử lý về trong xử phạt hành chính và trong hình sự để ngăn chặn tối đa hậu quả gây ra.
Ngày này, trên nhiều tuyến đường, các phương tiên khi tham gia giao thông thường xuyên gặp phải tình trạng bị ném đá. Hành vi nguy hiểm này gây thiệt hại về tài sản, tinh thần và sức khỏe của những người tham gia giao thông.
Vậy, để giúp quý độc giả nắm được “Ném đá vào tô ô đang lưu thông trên đường có bị phạt không?” Quý vị có thể tham khảo bài viết sau đây:
Ném đá vào ô tô đang lưu thông trên đường
Ném đá vào ô tô là một trong những hành vi diễn ra phổ biến mà nhiều người từng gặp phải gây ra thiệt hại về sức khỏe và tài sản cho chính người điều khiển phương tiện giao thông là ô tô nói riêng và những người xung quanh nói chung.
Vậy hành vi ném đá vào ô tô đang lưu thông trên đường có bị phạt không?
Chúng tôi sẽ phân tích rõ trong nội dung sau:
Ném đá vào ô tô đang lưu thông trên đường có bị phạt không?
Hành vi ném đá vào phương tiện đang lưu thông trên đường, thực tế đã gây ra không ít những lo lắng cho người dân về sự nguy hiểm của nó. Chính vì vậy hiện nay pháp luật đã đưa ra những chế tài xử lý về trong xử phạt hành chính và trong hình sự để ngăn chặn tối đa hậu quả gây ra.
Mức xử phạt hành chính đối với hành vi ném đá vào ô tô đang lưu thông
Theo quy định tại điểm d Khoản 2 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình thì hành vi ném đá phương tiện đang lưu thông sẽ bị xử phạt như sau:
2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
[…]
d) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác
Bên cạnh đó, căn cứ theo điểm b khoản 3 Điều 11 Nghị định 46/2016/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt có quy định:
3. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với cá nhân, từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với tổ chức thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
[…]
b) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc vật thể khác vào phương tiện đang tham gia giao thông trên đường bộ.
Như vây, căn cứ vào các quy định của pháp luật hiện hành, đối tượng thực hiện hành vi ném đá vào ô tô khi đang lưu thông trên đường thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng.
Xử lý hình sự hành vi ném đá vào ô tô đang lưu thông trên đường
Hành vi ném đá vào tô tô đang lưu thông là hành vi rất nguy hiểm. Tùy vào mức độ thiệt hại về người và tài sản, các đối tượng ném đá có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản (Điều 178 Bộ luật Hình sự) hay Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác (Điều 134 Bộ luật Hình sự)
– Về Tội hủy hoại hoặc cố ý làm hư hỏng tài sản
Theo Điều 178 Bộ luật Hình sự 2015, hành vi cố ý làm hư hỏng tài sản của người khác trị giá từ trên 2.000.000 hoặc dưới 2.000.000 mà thuộc các trường hơp sau thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự:
+ Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;
+ Đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
+ Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
+ Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.
Tùy vào mức độ nghiệm trọng và tính chất của hành vi phạm tội thì, đối tượng ném đá có thể bị phạt tiền tiền từ 10.000.000 đồng – 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm hoặc nhiều năm tù hơn nếu thuộc các trường hợp tại khoản 2, 3, 4 Điều 178 Bộ luật Hình sự.
– Về Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
Theo Điều 134 Bộ luật Hình sự 2015 có quy định tùy từng trường hợp mà có hình phạt khác nhau:
+ Bị phạt cải tạo không giam giữ cao nhất là 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng cho đến 3 năm: Đối với trường hợp cố ý thương tích/gây ra tổn hại sức khỏe người khác từ 11% đến 30%
Hoặc dưới 11% nếu thuộc 1 trong các trường hợp điển hình như sau:
Dùng hung khí nguy hiểm
Dùng thủ đoạn gây ra nguy hại từ 2 người trở lên
Dùng axit sunfuric hay hóa chất gây thương tích/gây tổn hại về sức khỏe cho người khác
Gây ra cố tật nhẹ đối với nạn nhân
Phạm tội từ 2 lần trở lên hoặc phạm tội gây ra thương tích 2 người trở lên
Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ biết mà có thai, người ốm đau, người già yếu, người không có khả năng tự vệ
….
+ Bị phạt tù từ 2 năm cho đến 5 năm: Đối với trường hợp cố ý thương tích/gây ra tổn hại sức khỏe người khác từ 11% đến 30% nhưng có nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 của điều 134
+ Bị phạt tù từ 4 năm cho đến 7 năm: Đối với trường hợp cố ý thương tích/gây ra tổn hại sức khỏe người khác từ 31% đến 60%
+ Bị phạt tù từ 7 năm cho đến 12 năm: Đối với trường hợp cố ý thương tích/gây ra tổn hại sức khỏe người khác từ 31% đến 60% nhưng thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b, d, đ, e, g, h, i, k, l, m, n và o khoản 1 Điều 134
+ Bị phạt tù từ 10 năm cho đến 15 năm: Đối với trường hợp cố ý thương tích/gây ra tổn hại sức khỏe người khác từ 61% trở lên
+ Bị phạt tù từ 12 năm cho đến 20 năm hoặc tù chung thân: Đối với trường hợp thuộc một trong hành vi gây ra:
Làm chết 2 người trở lên
Gây ra thương tích/tổn hại sức khỏe 2 người trở lên từ 61% trở lên
Gây ra thương tích tại vùng mặt mà tỷ lệ tổn thương của cơ thể là từ 61% trở lên
Như vậy, nếu đối tượng ném đá vào tô tô mà gây thương tích cho người trên xe với tỷ lệ tổ thương cơ thể trên 11% thì sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội cố ý gây thương tích. Tùy vào mức độ nghiêm trọng và nguy hiểm của hành vi mà đối tượng ném đá có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 15, 20 năm hoặc chung thân.
Như vậy qua nội dung phần trên quý vị đã nắm được 1 số quy định pháp luật trong xử lý vi phạm hành chính và trong quy định của Bộ luật Hình sự để giải đáp cho câu hỏi ném đá vào ô tô đang lưu thông trên đường có bị phạt không?. Tuy vậy quý vị cũng cần lưu ý về trách nhiệm bồi thường đối với hành vi này:
Trách nhiệm bồi thường với hành vi ném đá vào ô tô đang lưu thông
Ngoài bị phạt hình chính và chịu trách nhiệm hình sự, đối tượng ném đá cũng phải bồi thường cho bị hại về những thiệt hại về tài sản, sức khỏe (nếu có) do hành vi ném đá vào ô tô đang lưu thông trên đường gây ra theo quy định Bộ luật Dân sự.
Theo điều 589 Bộ luật Dân sự 2015, thiệt hại do tài sản bị xâm phạm bao gồm:
+ Tài sản bị hủy hoại hoặc bị hư hỏng.
+ Lợi ích gắn liền với việc sử dụng, khai thác tài sản bị mất, bị giảm sút.
+ Chi phí hợp lý để ngăn chặn, hạn chế và khắc phục thiệt hại.
Theo Điều 590 Bộ luật Dân sự 2015, thiệt hại sức khỏe bị xâm phạm bao gồm:
+ Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khỏe và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
+ Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
+ Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần phải có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại;
+ Chi phí bù đắp tổn thất về tinh thần mà người bị hại gánh chịu.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Cấu trúc của quy phạm pháp luật? Ví dụ về cấu trúc quy phạm của pháp luật
Quy phạm pháp luật là một loại quy phạm xã hội. Cấu trúc của quy phạm pháp luật? Ví dụ về cấu trúc quy phạm của pháp...
Quyền đối với bất động sản liền kề?
Tôi có 4 thửa rẫy liền kề nhau với tổng diện tích 18 000 mét vuông không có đường đi ra đường công cộng. Trước đây cả chủ cũ và tôi đều phải đi nhờ đường. Nay chủ đất liền kề không cho đi nhờ đường nữa. Tôi đã đàm phán với họ nhưng không thành. Tôi đưa đơn xin hòa giải lên xã nhưng các chủ xung quanh vẫn không đồng...
Chồng nợ xấu, vợ có vay tiền ngân hàng được không?
Cá nhân có thông tin nợ xấu sẽ không thể vay tiền ở các ngân hàng hay tổ chức tín dụng. Vậy chồng nợ xấu, vợ có vay tiền ngân hàng được...
Có bắt buộc đăng ký tài khoản định danh điện tử không?
Nghị định 59/2022/NĐ-CP quy định về định danh và xác thực điện tử không có quy định nào bắt buộc công dân phải đăng ký tài khoản định danh điện...
Người bị bệnh tâm thần có hành vi trái pháp luật có được xem là vi phạm pháp luật không?
Năng lực trách nhiệm pháp lí hay còn gọi là năng lực hành vi dân sự nghĩa là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân...
Xem thêm