Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Mức xử phạt hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ mới nhất
  • Thứ tư, 24/05/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1167 Lượt xem

Mức xử phạt hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ mới nhất

Với mỗi hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ sẽ có thể xử lý bằng biện pháp khác nhau như biện pháp xử lý dân sự, hành chính hoặc hình sự, cơ quan nhà nước sẽ căn cứ vào tính chất, mức độ xâm phạm để lựa chọn biện pháp.

Các hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ cứ tái diễn, xuất hiện ngày càng nhiều. Một trong những nguyên nhân là do không biết Mức xử phạt hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ. Vì vậy, họ không ý thức được hậu quả khi thực hiện hành vi này. Cùng Luật Hoàng Phi tìm hiểu Mức xử phạt hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ qua bài viết dưới đây nhé.

Các hình thức xử phạt hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ

Trước khi tìm hiểu Mức xử phạt hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ, cùng tìm hiểu các hình thức xử phạt. Với mỗi hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ sẽ có thể xử lý bằng biện pháp khác nhau. Cụ thể: Biện pháp xử lý dân sự, hành chính hoặc hình sự. Cơ quan nhà nước sẽ căn cứ vào tính chất, mức độ xâm phạm để lựa chọn biện pháp:

– Biện pháp dân sự:

+ Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm;

+ Buộc xin lỗi, cải chính công khai;

+ Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự;

+ Buộc bồi thường thiệt hại;

+ Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại

– Biện pháp hành chính:

Cơ quan có thẩm quyền có thể áp dụng các hình thức xử phạt hành chính và biện pháp khắc phục hậu quả. Cụ thể là khi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ tại khoản 1 Điều 211 Luật sở hữu trí tuệ hiện hành.

– Biện pháp hình sự:

Trường hợp cá nhân, pháp nhân thương mại còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Khi cá nhân, pháp nhân thương mại hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đủ yếu tố cấu thành tội phạm.

Mức xử phạt hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ mới nhất năm 2023

– Biện pháp dân sự:

Bên cạnh các biện pháp dân sự đã nêu, cá nhân, tổ chức vi phạm còn phải bồi thường thiệt hại. Các thiệt hại bao gồm thiệt hại vật chất và thiệt chất tinh thần. Cách tính mức bồi thường tuân theo Điều 205 Luật sở hữu trí tuệ: Cụ thể như sau:

+ Tổng thiệt hại vật chất tính bằng tiền cộng với khoản lợi nhuận mà bị đơn đã thu được do thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nếu khoản lợi nhuận bị giảm sút của nguyên đơn chưa được tính vào tổng thiệt hại vật chất

+ Giá chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ với giả định bị đơn được nguyên đơn chuyển giao quyền sử dụng đối tượng đó theo hợp đồng sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ trong phạm vi tương ứng với hành vi xâm phạm đã thực hiện

+ Thiệt hại vật chất theo các cách tính khác do chủ thể quyền sở hữu trí tuệ đưa ra phù hợp với quy định của pháp luật

+ Trong trường hợp không thể xác định được mức bồi thường thiệt hại về vật chất theo các căn cứ quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì mức bồi thường thiệt hại về vật chất do Tòa án ấn định, tùy thuộc vào mức độ thiệt hại, nhưng không quá năm trăm triệu đồng

+ Trong trường hợp nguyên đơn chứng minh được hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đã gây thiệt hại về tinh thần cho mình thì có quyền yêu cầu Tòa án quyết định mức bồi thường trong giới hạn từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tùy thuộc vào mức độ thiệt hại

>>>>>> Tham khảo: Đăng ký bản quyền tác giả

– Biện pháp hành chính:

Căn cứ vào hành vi vi phạm và mức độ vi phạm mà mức xử phạt cũng khác nhau (cảnh cáo, phạt tiền,…). Đối với phạt tiền, mức phạt đối với hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ không cố định. Tuy vậy, tuy từng lĩnh vực mà pháp luật có mức phạt tiền tối đa, cụ thể một số lĩnh vực:

+ Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan đối với cá nhân là 250.000.000 đồng, đối với tổ chức là 500.000.000 đồng

+ Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch là 50.000.000 đồng, trong lĩnh vực quảng cáo là 100.000.000 đồng.

+ Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp là 250.000.000 đồng. Mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức là 500.000.000 đồng.

+ Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực giống cây trồng, bảo vệ và kiểm dịch thực vật đối với cá nhân là 50.000.000 đồng, đối với tổ chức là 100.000.000 đồng

– Biện pháp hình sự:

Cá nhân, pháp nhân thương mại có hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:

+ Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan (Điều 225 BLHS)

Tùy vào đối tượng và mức độ thì có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng – 1.000.000.000 đồng. Ngoài ra có thể bị phạt cải tạo không giam giữ. Trường hợp phạt tù lên đến 3 năm khi tái phạm hoặc mức độ vi phạm lớn

+ Tội xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp (Điều 226 BLHS)

Tùy vào đối tượng và mức độ thì có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng – 2.000.000.000 đồng. Ngoài ra có thể bị phạt cải tạo không giam giữ. Trường hợp phạt tù lên đến 3 năm khi tái phạm hoặc mức độ vi phạm lớn.

Cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ

Các cơ quan có thẩm quyền xử phạt các hành vi vi phạm quyền sở hữu trí tuệ gồm:

+ Tòa án;

+ Thanh tra;

+ Quản lý thị trường;

+ Hải quan;

+ Công an;

+ Ủy ban nhân dân các cấp.

Trên đây là bài viết về Mức xử phạt hành vi vi phạm sở hữu trí tuệ. Khách hàng của Luật Hoàng Phi có thể tham khảo để bảo vệ quyền và lợi ích khi xảy ra vi phạm. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan hoặc có vấn đề pháp lý cần tư vấn đăng ký sở hữu trí tuệ, hãy liên hệ qua số điện thoại: 0981378999 hoặc gọi tới Hotline: 19006557 – 02462852839 – 02873090686 nhé.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi