Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Mở quán cà phê có cần đăng ký kinh doanh không?
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2045 Lượt xem

Mở quán cà phê có cần đăng ký kinh doanh không?

Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng theo Nghị định số 98/2020/NĐ-CP.

Kinh doanh quán cà phê đang là một trong những nhu cầu kinh doanh hút giới trẻ nhất hiện nay. Với những quán cà phê mọc lên nhanh chóng, độc đáo và thu hút được khách hàng… Tuy nhiên, không phải ai cũng biết được những quy định của pháp luật hiện hành liên quan đến vấn đề này.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ gửi tới quý bạn đọc một số nội dung có liên quan và đi sâu vào trả lời câu hỏi: Mở quán cà phê có cần đăng ký kinh doanh không?

Mở quán cà phê có cần đăng ký kinh doanh không?

Căn cứ quy định tại Điều 3 – Nghị định số 39/2007/NĐ-CP quy định về các trường hợp hoạt động thương mại một cách độc lập thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh, cụ thể:

“ 1. Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại. Cụ thể bao gồm những cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau đây:

a) Buôn bán rong (buôn bán dạo) là các hoạt động mua, bán không có địa điểm cố định (mua rong, bán rong hoặc vừa mua rong vừa bán rong), bao gồm cả việc nhận sách báo, tạp chí, văn hóa phẩm của các thương nhân được phép kinh doanh các sản phẩm này theo quy định của pháp luật để bán rong;

b) Buôn bán vặt là hoạt động mua bán những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định;

c) Bán quà vặt là hoạt động bán quà bánh, đồ ăn, nước uống (hàng nước) có hoặc không có địa điểm cố định;

d) Buôn chuyến là hoạt động mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ;

đ) Thực hiện các dịch vụ: Đánh giàu, bán vé số, chữa khóa, sửa chữa xe, trông giữ xe, rửa xe, cắt tóc, vẽ tranh, chụp ảnh và các dịch vụ khác có hoặc không có địa điểm cố định;

e) Các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác.

2. Kinh doanh lưu động là các hoạt động thương mại không có địa điểm cố định.”

Do đó, nếu kinh doanh thuộc phạm vi nêu trên thì không phải tiến hành đăng ký kinh doanh. Nhưng cá nhân hoạt động thương mại phải tuân thủ pháp luật về thuế, giá, phí và lệ phí liên quan đến hàng hóa, dịch vụ kinh doanh.

Chính vì thế, đối với câu hỏi: Mở quán cà phê có cần đăng ký kinh doanh không? Chúng tôi xin trả lời là mở quán cà phê phải đăng ký kinh doanh. Kinh doanh quán cà phê là hình thức kinh doanh có xây dựng cơ sở kinh doanh cố định để đặt biển hiệu, tên quán cà phê và người bán trực tiếp trao đổi mua bán, thực hiện các hoạt động thương mại, dịch vụ ngay tại đó một cách thường xuyên, ổn định thì bắt buộc phải đăng ký kinh doanh tại phòng đăng ký kinh doanh cấp quận/huyện nơi đặt địa điểm kinh doanh để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký họ kinh doanh.

Thủ tục đăng ký xin Giấy phép kinh doanh quán cà phê

Thứ nhất: Thủ tục đăng ký xin Giấy phép kinh doanh

– Đơn đăng ký theo mẫu;

– Bản sao chứng thực chứng minh thứ nhân dân/Căn cước công dân của các thành viên;

– Các giấy tờ, tài liên khác có liên quan tùy vào loại hình hộ kinh doanh/ doanh nghiệp đăng ký.

Sau khi chuẩn bị xong giấy tờ thì bạn đến nộp hồ sơ tại Phòng Tài chính – Kế hoạch thuộc UBND huyện (nếu đăng ký hộ kinh doanh) hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư Tỉnh/thành phố (nếu đăng ký doanh nghiệp) nơi đặt trụ sở và chờ nhận kết quả.

Thứ hai: Xin giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Hồ sơ xin Giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm, hồ sơ bao gồm:

– Giấy khám sức khỏe và Chứng minh thư nhân dân cho những nhân viên đang làm việc tại quán cà phê: Giấy khám sức khỏe phải còn hiệu lực trong vòng 12 tháng.

– Tờ khai “Đề nghị sát hạch kiến thức Vệ sinh an toàn thực phẩm” theo mẫu.

– Giấy phép Đăng ký kinh doanh có đăng ký ngành nghề kinh doanh thực phẩm (bản sao có chứng thực), bản công bố chất lượng cà phê (bản photo có chứng thực), hóa đơn mua bán cà phê, Giấy chứng nhận cơ sở sản xuất cà phê.

– Bản vẽ sơ đồ thiết kế mặt bằng cơ sở mặt bằng xung quanh.

– Sơ đồ quy trình sản xuất thực phẩm hoặc quy trình phân phối (bỏ qua nếu là đăng ký kinh doanh cá thể).

– Bản thuyết minh trang thiết bị, cơ sở vật chất, dụng cụ của cơ sở.

– Giấy xác nhận của chủ cơ sở và người quản lý trực tiếp của cơ sở.

– Giấy xác nhận kiến thức an toàn thực phẩm của chủ thể cơ sở.

– Các nguyên vật liệu tại quán cà phê phải có đầy đủ hợp đồng cung cấp, hóa đơn bán hàng …

Chi phí thực hiện các thủ tục đăng ký kinh doanh mở quán cà phê

– Phí thẩm định điều kiện thuộc lĩnh vực an ninh:

Căn cứ theo quy định tại Nghị định số 96/2016/NĐ-CP thì để cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện an ninh trật tự thì phải thực hiện thủ tục thẩm định điều kiện an ninh trật tự. Trường hợp này thì căn cứ theo quy định tại Danh mục biểu mức thu phí, lệ phí ban hành kèm theo Thông tư số 218/2016/TT-BTC, được sửa đổi bởi Thông tư 23/2019/TT-BTC thì mức thu phí thẩm định điều kiện thuộc lĩnh vực an ninh được xác định là 300.000 đồng/lần.

– Lệ phí đăng ký kinh doanh:

Trường hợp đăng ký hộ kinh doanh, Quý vị nộp lệ phí đăng ký theo Quyết định của UBND tỉnh, thành phố nơi đặt hộ kinh doanh. VD: Tại TP. Hồ Chí Minh khi thành lập hộ kinh doanh, mức thu đăng ký kinh doanh là 100.000 đồng/ lần đăng ký theo Quyết định số 52/2016/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh.

Trường hợp Quý vị lựa chọn đăng ký doanh nghiệp, các khoản phí, lệ phí theo Thông tư số 47/2019/TT-BTC Quy định mức thu, chế độ thu, nộp, quản lý và sử dụng phí cung cấp thông tin doanh nghiệp, lệ phí đăng ký doanh nghiệp, cụ thể biểu phí, lệ phí như sau:

BIỂU PHÍ, LỆ PHÍ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP

(Ban hành kèm theo Thông tư số 47/2019/TT-BTC ngày 05 tháng 8 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Tài chính)

SttNội dungĐơn vị tínhMức thu
1Lệ phí đăng ký doanh nghiệp (bao gồm: Cấp mới, cấp lại, thay đổi nội dung Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp)Đồng/lần50.000
2Phí cung cấp thông tin doanh nghiệp
aCung cấp thông tin Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; Giấy chứng nhận hoạt động chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanhĐồng/bản20.000
bCung cấp thông tin trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp; Cung cấp báo cáo tài chính các loại doanh nghiệpĐồng/bản40.000
cCung cấp báo cáo tổng hợp về doanh nghiệpĐồng/báo cáo150.000
dCông bố nội dung đăng ký doanh nghiệpĐồng/lần100.000
đCung cấp thông tin doanh nghiệp theo tài khoản từ 125 bản/tháng trở lênĐồng/tháng4.500.000

– Lệ phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm: Quý vị vui lòng tham khảo tại biểu phí ban hành kèm theo Thông tư số 75/2020/TT-BTC ngày 12 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ Tài chính) với từng trường hợp cụ thể.

>>>>> Tham khảo: Thành lập hộ kinh doanh cá thể

Kinh doanh khi không có Giấy phép đăng ký kinh doanh bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ quy định tại điểm a khoản 3 – Điều 6 – Nghị định số 98/2020/NĐ-CP, cụ thể:

“ 3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:

a) Kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện mà không có giấy phép kinh doanh theo quy định;”

Theo đó, khi cơ quan chức năng tiến hành kiểm tra phát hiện hành vi kinh doanh quán cà phê không có giấy phép đăng ký kinh doanh bạn có thể bị xử phạt hành chính với số tiền lên tới 15.000.000 đồng.

Như vậy, mở quán cà phê có cần đăng ký kinh doanh không? Đã được chúng tôi trả lời cụ thể trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi đã hướng dẫn chi tiết thủ tục tiến hành đăng ký kinh doanh đối với kinh doanh quán cà phê.

>>>>> Tham khảo: Giấy phép kinh doanh là gì?

Đánh giá bài viết:
5/5 - (166 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không?

Trong bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp giải đáp: Có được gia hạn thời gian góp vốn điều lệ công ty không? Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mức phạt chậm góp vốn điều lệ mới nhất

Chậm góp vốn điều lệ sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, đồng thời phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng số vốn đã...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi