Trang chủ Biểu Mẫu Mẫu thông báo cho nhân viên nghỉ việc
  • Thứ hai, 24/04/2023 |
  • Biểu Mẫu |
  • 7187 Lượt xem

Mẫu thông báo cho nhân viên nghỉ việc

Trong nội dung bài viết này chúng tôi sẽ hỗ trợ tư vấn thông tin và cung cấp Mẫu thông báo cho nhân viên nghỉ việc

Khi muốn cho nhân viên nghỉ việc, doanh nghiệp phải đảm bảo các quy định của pháp luật như về lý do chấm dứt hợp đồng, thời gian báo trước, đảm bảo được 2 yếu tố này doanh nghiệp mới có thể ra quyết định nghỉ việc cho nhân viên. Và ở nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ cung cấp đến Quý vị mẫu thông báo cho nhân viên nghỉ việc.

Thông báo cho nhân viên nghỉ việc là gì?

Thông báo cho nhân viên nghỉ việc là việc thông báo chính thức về việc nhân viên đã quyết định nghỉ việc với công ty. Thông báo này cần được viết bằng văn bản và gửi cho nhân viên và bộ phận liên quan trong công ty.

Thông thường, thông báo cho nhân viên nghỉ việc sẽ bao gồm các thông tin sau:

– Ngày nghỉ việc: Thông báo nên cho biết ngày nhân viên sẽ chính thức nghỉ việc.

– Lý do nghỉ việc: Nhân viên có thể cung cấp lý do nghỉ việc, nhưng không bắt buộc phải làm vậy.

– Lương còn lại và các khoản đền bù: Thông báo nên cho biết số tiền lương còn lại và các khoản đền bù (nếu có) mà công ty sẽ trả cho nhân viên.

– Thông tin về chế độ bảo hiểm: Nếu công ty có chế độ bảo hiểm cho nhân viên, thông báo nên cung cấp thông tin về chế độ này và hướng dẫn nhân viên về cách yêu cầu các khoản bảo hiểm.

– Hướng dẫn trả lại tài sản công ty: Thông báo nên yêu cầu nhân viên trả lại tài sản công ty mà họ đang sở hữu.

– Lời cảm ơn: Cuối cùng, thông báo nên bao gồm lời cảm ơn đến nhân viên vì đã đóng góp cho công ty trong thời gian làm việc tại đó.

Các trường hợp nhân viên nghỉ việc

Nhân viên nghỉ việc tức là chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trong các trường hợp theo quy định của Bộ luật Lao động, cụ thể như sau:

+ Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 – Điều 177 của Bộ luật Lao động.

+ Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động.

+ Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động.

+ Người lao động bị kết án phạt tù nhưng không được hưởng án treo hoặc không thuộc trường hợp được trả tự do theo quy định tại khoản 5 – Điều 328 của Bộ luật Tố tụng hình sự hoặc bị cấm làm công việc ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

+ Người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam bị trục xuất theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

+ Người lao động chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết.

+ Người sử dụng lao động là cá nhân chết; bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc đã chết. Người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hoạt động hoặc bị cơ quan chuyên môn và đăng ký kinh doanh thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ra thông báo không có người đại diện theo pháp luật, người được ủy quyền thực hiện quyền và nghĩa vụ của người đại diện theo pháp luật.

+ Người lao động bị xử lý kỷ luật sa thải.

+ Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 35 của Bộ luật Lao động.

+ Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại Điều 36 của Bộ luật Lao động.

+ Người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc theo quy định tại Điều 42 và Điều 43 của Bộ luật Lao động.

+ Giấy phép lao động hết hiệu lực đối với người lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam theo quy định tại Điều 156 của Bộ luật Lao động.

+ Trường hợp thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động mà thử việc không đạt yêu cầu hoặc một bên hủy bỏ thỏa thuận thử việc.

Thời hạn báo trước khi nghỉ việc

Đối với hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải báo trước cho người lao động ít nhất:

– 45 ngày với hợp đồng lao động không xác định thời hạn.

– 30 ngày với hợp đồng lao động xác định thời hạn.

 – 03 ngày làm việc với trường hợp người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị và với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.

Mẫu thông báo cho nhân viên nghỉ việc

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

THÔNG BÁO
Về việc nhân viên nghỉ việc

Căn cứ đơn xin nghỉ việc của Anh/chị: Nguyễn Văn A. MSNV: 1234567
đề ngày: 22/4/2019 đã được Công ty chấp thuận.

Phòng Nhân sự xin thông báo đến Ông/bà và các Phòng ban liên quan như sau:

1. Ông/bà: Nguyễn Văn A. Chức danh: …….
Phòng ban: …………………….được giải quyết nghỉ việc kể từ ngày: 1/5/2019.

2. Ông/bà có trách nhiệm bàn giao công việc, máy móc thiết bị, công nợ còn tồn đọng lại cho các cá nhân có liên quan trước thời gian nghỉ việc.

3. Các Phòng ban, cá nhân liên quan có trách nhiệm thực hiện việc bàn giao công việc, giải quyết công nợ còn tồn đọng, xác nhận và thu hồi các khoản chi phí chưa thu được của người lao động.

Đề nghị Ông/bà và các Phòng ban có liên quan triển khai thực hiện thông báo theo quy trình nghỉ việc của Công ty và chuyển gia hồ sơ bàn giao đến Phòng Nhân sự để giải quyết chế độ nghỉ việc cho người lao động theo quy định trước ngày: …/…/…

…………., ngày….. tháng….năm

TỔNG GIÁM ĐỐC

Giám đốc Nhân sự

Mẫu quyết định nghỉ việc của cho nhân viên

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

QUYẾT ĐỊNH

V/v cho nghỉ việc……………….

GIÁM ĐỐC CÔNG TY TNHH/CỔ PHẦN …..

– Căn cứ Bộ Luật Lao động;

– Hợp đồng lao động đã ký ngày ……………………………………………………………..

– Xét Đơn xin nghỉ việc của Ông (Bà) ……………………………………………………….

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1: Nay cho Ông (Bà)………. giữ chức vụ…………..được nghỉ việc kể từ ngày………………………………..

Điều 2: Ông (Bà)…………………………………. và các Ông (Bà) phó giám đốc hành chính, và các bộ phận có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Nơi nhận:

– Lưu Văn phòng

– ….

Giám đốc
(Ký và ghi rõ họ tên)

Trên đây là nội dung bài viết mẫu thông báo cho nhân viên nghỉ việc, cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH là gì? Quý độc giả hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Mẫu văn bản cho phép sử dụng nhãn hiệu

Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty hợp danh

Tại thời điểm cá nhân, tổ chức góp đủ phần vốn góp sẽ được cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp tương ứng với giá trị phần vốn đã...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn hợp tác xã

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải thông báo với cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty cổ phần

Việc góp vốn vào công ty cổ phần sẽ được lữu giữ và giám sát bởi sổ đăng ký cổ đông quy định tại Điều 122 Luật Doanh nghiệp...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi