Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Mẫu quyết định giao nhiệm vụ mới nhất năm 2024
  • Thứ ba, 02/01/2024 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 6432 Lượt xem

Mẫu quyết định giao nhiệm vụ mới nhất năm 2024

Mẫu quyết định giao nhiệm vụ cho nhân viên là một biểu mẫu thường xuyên được sử dụng trong các tổ chức, doanh nghiệp nhằm xác định các nội dung chính về nhiệm vụ, công việc, thời gian và công việc được giao để chứng minh quyền và trách nhiệm đối với công việc ấy của nhân viên.

Để cơ quan, tổ chức hoạt động theo một quy củ, trật tự thì cần phải có sự phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng cho từng bộ phận, từng nhân viên với những vị trí hợp lý. Theo đó mỗi cá nhân, bộ phận sẽ được phân công một nhiệm vụ và chịu trách nhiệm về công việc đó.

Và để có căn cứ xác định ai là người thực hiện, chịu trách nhiệm công việc nào đó cần phải dựa vào Quyết định phân công, giao nhiệm vụ. Vậy soạn thảo Mẫu quyết định giao nhiệm vụ như thế nào? Luật Hoàng Phi mời Khách hàng tham khảo nội dung bài viết dưới đây.

Quyết định giao nhiệm vụ là gì?

Quyết định giao nhiệm vụ là văn bản, biểu mẫu do cấp có thẩm quyền trong một cơ quan, đơn vị, tổ chức hay một công ty, doanh nghiệp lập, ban hành, nhằm mục đích phân công nhiệm vụ, giao việc cho một hoặc một số cá nhân, bộ phận thuộc sự quản lý của mình chịu trách nhiệm thực hiện, quản lý, giám sát,… một công việc nào đó trong một thời gian nhất định.

Ví dụ: Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ra quyết định phân công nhiệm vụ trong lãnh đạo cho Sở giao thông vận tải tỉnh Quảng Bình, Quyết định giao nhiệm vụ của giám đốc công ty với nhân viên…

Mẫu quyết định giao nhiệm vụ thường được sử dụng trong các trường hợp sau:

– Phân công nhiệm vụ cho người mới vào làm tại cơ quan, tổ chức;

– Giao nhiệm vụ quan trọng cho người trong tổ chức, cơ quan thực hiện;

– Điều chuyển tạm thời người lao động sang làm một công việc khác, thay đổi, phân công nhiệm vụ mới cho người lao động,…;

– Các hoạt động giao nhiệm vụ khác mang tính chất quan trọng đối với tổ chức hoặc theo Luật định phải ra Quyết định phân công nhiệm vụ.

Lưu ý: Quyết định giao nhiệm vụ đóng vai trò quan trọng đối với quá trình hoạt động của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp. Bởi đây chính là cơ sở để người được giao nhiệm vụ thực hiện công việc của mình một cách đúng pháp luật.

Đồng thời sự phân công này là để hợp lý, phù hợp, chính là cơ sở giải quyết chế độ quyền lợi cũng như giải quyết khi có tranh chấp xảy ra đối với hoạt động của cơ quan, doanh nghiệp. Vậy nên khi phân công nhiệm vụ người sử dụng, quản lý lao động cần hết sức chú ý rõ ràng trong cách giao nhiệm vụ.

Cách soạn mẫu quyết định giao việc cho nhân viên

Khi soạn Mẫu quyết định giao nhiệm vụ cho nhân viên cần chú ý những điểm sau đây:

– Luôn có quốc hiệu và tiêu ngữ cùng ngày tháng năm thực hiện trong quyết định giao việc;

– Xác định người có thẩm quyền ra quyết định giao việc đúng thẩm quyền. Thường người có thẩm quyền ra quyết định giao việc đó là:

+ Người đứng đầu trong đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp như Tổng giám đốc/Giám đốc của các công ty, doanh nghiệp. Đây là người quản lý có vị trí cũng như quyền lực cao nhất, và quyết định có hiệu lực tối cao nhất trọng đơn vị, doanh nghiệp đó.

+ Người đứng đầu trong một bộ phận, một văn phòng, một nhóm như các trưởng phòng, trưởng bộ phận, trưởng nhóm…Với sự phân công nhiệm vụ của người đứng đầu, đây là những người có nhiệm vụ phân công nhiệm vụ cho những người thuộc sự quản lý của mình trong một nhóm, trong một văn phòng, một bộ phận,…

+ Người được ủy quyền ra Quyết định phân công làm việc. Đối tượng này có thể là người không có quyền ra Quyết định nhưng được người có quyền phân công nhiệm vụ cho những người khác ủy quyền để ký Quyết định phân công làm việc.

– Căn cứ để ra quyết định giao việc cho nhân viên;

– Ghi rõ ngày, tháng, năm bắt đầu thực hiện công việc;

– Ghi rõ những người có trách nhiệm thi hành quyết định giao việc;

– Ghi rõ công việc được giao, nhiệm vụ được giao cùng chế độ quyền lợi;

– Đại diện của công ty giao việc phải ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu theo đúng quy định của pháp luật

Lưu ý: Để đảm bảo xác nhận tính pháp lý, tốt nhất trong mẫu quyết định phải có chữ ký xác nhận của nhân sự được giao việc thể hiện: Đã nhận được quyết định, đã nhận công việc và nhiệm vụ được giao.

>>>>> Tham khảo thêm bài viết: Quyết định là gì?

Hướng dẫn hoàn thành mẫu quyết định giao nhiệm vụ

Để hoàn thành mẫu quyết định giao nhiệm vụ thì chúng tôi đã cung cấp đến Khách hàng một biểu mẫu sẵn. Dưới đây chúng tôi sẽ hướng dẫn Khách hàng hoàn thành các nội dung trong biểu mẫu:

– Mục số hiệu cần ghi chính xác số hợp đồng lao động hoặc quyết định tuyển dụng người lao động đó.

– Ghi đầy đủ thông tin về phòng, ban, bộ phận người lao động được phân công nhiệm vụ hiện tại đang làm việc;

– Chức danh, chức vụ của người lao động được phân công nhiệm vụ đang giữ trong công ty;

– Công việc, nhiệm vụ mới người lao động đó phải thực hiện sau khi nhận quyết định này;

– Đơn vị, bộ phận, nơi làm việc mới của người lao động;

– Hệ số lương, phụ cấp mới của người lao động khi làm nhiệm vụ. Trường hợp không thay đổi thì ghi giữ nguyên, có thể ghi lại hệ số lương và phụ cấp (nếu có) trước đó của người lao động;

– Quyết định này có thể có hiệu lực từ ngày ký hoặc từ một ngày cụ thể khác thì cần ghi rõ ngày tháng năm có hiệu lực;

– Ghi cụ thể các cá nhân, phòng, ban,… có liên quan đến việc thực hiện nhiệm vụ mới của người lao động;

– Nơi nhận sẽ bao gồm người có tên trong quyết định, các phòng, ban, bộ phận có liên quan và văn thư lưu trữ.

Quý vị có thể tham khảo mẫu sau:

Mẫu quyết định giao nhiệm vụ

Trên đây là những chia sẻ của Luật Hoàng Phi về Mẫu quyết định giao nhiệm vụ cùng một số nội dung liên quan. Khách hàng tham khảo nội dung bài viết, có gì thắc mắc vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6557 để nhận được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi