Trang chủ Biểu Mẫu Mẫu giấy ủy quyền ký thay giám đốc mới nhất 2024
  • Thứ ba, 02/01/2024 |
  • Biểu Mẫu |
  • 8305 Lượt xem

Mẫu giấy ủy quyền ký thay giám đốc mới nhất 2024

Ký thay là việc người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký văn bản giao cho cấp phó ký thay trong một số văn bản nhất định.

Trong một doanh nghiệp, giám đốc hay tổng giám đốc là người điều hành hay đại diện cho một công ty khi tham gia vào các quan hệ pháp luật. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà trong một số trường hợp giám đốc hoặc tổng giám đốc lại không thể tự mình thực hiện được các giao dịch hay các hợp đồng mà cần phải ủy quyền cho một cá nhân hay đơn vị khác thực hiện thay. Do vậy, trong bài viết Mẫu giấy ủy quyền ký thay giám đốc dưới đây, chúng tôi xin cung cấp tới Quý độc giả những thông tin:

Khái niêm ủy quyền

Ủy quyền được nhắc đến trong các quy định về đại diện. Điều 135 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định như sau:

“Quyền đại diện được xác lập theo ủy quyền giữa người được đại diện và người đại diện (sau đây gọi là đại diện theo ủy quyền); theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, theo điều lệ của pháp nhân hoặc theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là đại diện theo pháp luật)”.

Theo đó, uỷ quyền được hiểu là việc cá nhân hay tổ chức cho phép một cá nhân hay tổ chức khác có quyền đại diện, thay mình thực hiện hay quyết định một vấn đề pháp lý nào đó và người được ủy quyền phải chịu trách nhiệm trong phạm vi đại diện theo ủy quyền của mình.

Ký thay là gì?

Ký thay là việc người đứng đầu cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ký văn bản giao cho cấp phó ký thay trong một số văn bản nhất định.

Các trường hợp ký thay:

– Người đứng đầu có thẩm quyền ký giao cho cấp phó ký thay các văn bản của cơ quan, tổ chức thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách và một số văn bản thuộc thẩm quyền của người đứng đầu.

– Đối với trường hợp những công việc mà cấp phó được phân công phụ trách thì việc thực hiện ký như cấp phó ký thay cấp trưởng.

 Chú ý: Khi ký thay người đứng đầu cơ quan, tổ chức thì phải ghi chữ viết tắt “KT.” vào trước chức vụ của người đứng đầu.

Phạm vi đại diện của người đại diện theo ủy quyền

Theo Khoản 2 Điều 141 Bộ luật dân sự 2015, ta có thể hiểu về phạm vi ủy quyền như sau:

– Thẩm quyền của người đại diện theo ủy quyền bị giới hạn bởi nội dung được ghi trong hợp đồng ủy quyền hoặc giấy ủy quyền.

– Thẩm quyền đại diện theo quỷ quyền còn phục thuộc vào từng loại ủy quyền như: ủy quyền một lần, ủy quyền riêng biệt hay ủy quyền chung. Ủy quyền một lần chỉ cho phép người đại diện thực hiện một lần duy nhất và sau đó việc ủy quyền chấm dứt luôn.

Ngoài ra, người đại diện có thể ủy quyền cho người khác nếu được sự đồng ý của người được đại diện.

Các quy định của pháp luật về giấy ủy quyền

Theo quy định tại Điều 14 Luật Doanh nghiệp năm 2019 thì người đại diện theo ủy quyền phải đáp ứng được điều kiện cụ thể như sau:

“Điều 14. Người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức

1.Người đại diện theo ủy quyền của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức phải là cá nhân được ủy quyền bằng văn bản nhân danh chủ sở hữu, thành viên, cổ đông đó thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật này.

2.Trường hợp Điều lệ công ty không có quy định khác thì việc cử người đại diện theo ủy quyền thực hiện theo quy định sau đây:

a) Tổ chức là thành viên công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên có sở hữu ít nhất 35% vốn điều lệ có thể ủy quyền tối đa 03 người đại diện theo ủy quyền;

b) Tổ chức là cổ đông công ty cổ phần có sở hữu ít nhất 10% tổng số cổ phần phổ thông có thể ủy quyền tối đa 03 người đại diện theo ủy quyền.

3.Trường hợp chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty là tổ chức cử nhiều người đại diện theo ủy quyền thì phải xác định cụ thể phần vốn góp, số cổ phần cho mỗi người đại diện theo ủy quyền. Trường hợp chủ sở hữu, thành viên, cổ đông công ty không xác định phần vốn góp, số cổ phần tương ứng cho mỗi người đại diện theo ủy quyền thì phần vốn góp, số cổ phần sẽ được chia đều cho tất cả người đại diện theo ủy quyền.

4.Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền phải được thông báo cho công ty và chỉ có hiệu lực đối với công ty kể từ ngày công ty nhận được văn bản. Văn bản cử người đại diện theo ủy quyền phải bao gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

a) Tên, mã số doanh nghiệp, địa chỉ trụ sở chính của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông;

b) Số lượng người đại diện theo ủy quyền và tỷ lệ sở hữu cổ phần, phần vốn góp tương ứng của mỗi người đại diện theo ủy quyền;

c) Họ, tên, địa chỉ liên lạc, quốc tịch, số giấy tờ pháp lý của cá nhân từng người đại diện theo ủy quyền;

d) Thời hạn ủy quyền tương ứng của từng người đại diện theo ủy quyền; trong đó ghi rõ ngày bắt đầu được đại diện;

đ) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của chủ sở hữu, thành viên, cổ đông và của người đại diện theo ủy quyền.

5.Người đại diện theo ủy quyền phải có các tiêu chuẩn và điều kiện sau đây:

a) Không thuộc đối tượng quy định tại khoản 2 Điều 17 của Luật này;

b) Thành viên, cổ đông là doanh nghiệp nhà nước theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 88 của Luật này không được cử người có quan hệ gia đình của người quản lý công ty và của người có thẩm quyền bổ nhiệm người quản lý công ty làm người đại diện tại công ty khác;

c) Tiêu chuẩn và điều kiện khác do Điều lệ công ty quy định.”

Hướng dẫn soạn thảo mẫu giấy ủy quyền ký thay giám đốc

– Quốc hiệu tiêu ngữ

– Tên loại giấy tờ: được viết in hoa chữ đậm gồm: Giấy ủy quyền + sự việc muốn ủy quyền.

Trong trường hợp này được viết là: Giấy ủy quyền ký thay giám đốc

– Thông tin cá nhân các bên ủy quyền bao gồm các nội dung: Họ và tên, năm sinh, số CMND/CCCD và ngày cấp, nơi cấp, Hộ khẩu thường trú, quốc tịch

– Nội dung ủy quyền: Trình bày toàn bộ nội dung ủy quyền, và phải ghi rõ có giá trị từ ngày …đến ngày… của giấy ủy quyền.

– Nơi nhận và Chữ ký của người ủy quyền.

Tải (download) Mẫu giấy ủy quyền ký thay giám đốc

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến Mẫu giấy ủy quyền ký thay giám đốc. Nếu có bất kỳ ý kiến, thắc mắc về các vấn đề pháp lý liên quan đến nội dung này, rất mong quý độc giả đặt câu hỏi để được chúng tôi hỗ trợ giải đáp.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (3 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH là gì? Quý độc giả hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Mẫu văn bản cho phép sử dụng nhãn hiệu

Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty hợp danh

Tại thời điểm cá nhân, tổ chức góp đủ phần vốn góp sẽ được cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp tương ứng với giá trị phần vốn đã...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn hợp tác xã

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải thông báo với cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty cổ phần

Việc góp vốn vào công ty cổ phần sẽ được lữu giữ và giám sát bởi sổ đăng ký cổ đông quy định tại Điều 122 Luật Doanh nghiệp...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi