Trang chủ Biểu Mẫu Mẫu giấy ra viện mới nhất 2024
  • Thứ năm, 28/12/2023 |
  • Biểu Mẫu |
  • 6739 Lượt xem

Mẫu giấy ra viện mới nhất 2024

Giấy ra viện là một văn bản được các bệnh viện dùng để xác nhận tình trạng bệnh nhân đã được điều trị xong và có đủ điều kiện để xuất viện, giấy ra viện được Giám đốc hoặc các trưởng khoa điều trị xác nhận cho bệnh nhân.

Giấy ra viện là một hồ sơ quan trọng của các bệnh viện để xác định tình trạng của một bệnh nhân có đã đủ điều kiện xuất viện hoặc có vai trò quan trọng trong việc tham gia Bảo hiểm xã hội để hưởng các chế độ ốm đau.

Tuy nhiên không phải ai cũng biết giấy ra viện là gì, dung để làm gì và mẫu giấy ra viện như thế nào.

Vậy trong bài viết này, chúng tôi xin chia sẻ đến bạn những nội dung kiến thức liên quan đến giấy ra viện và cung cấp cho bạn đọc mẫu giấy ra viện đang được sử dụng tại các bệnh viện hiện nay.

Giấy ra viện là gì?

Giấy ra viện là một văn bản được các bệnh viện dung để xác nhận tình trạng bệnh nhân đã được điều trị xong và có đủ điều kiện để xuất viện, giấy ra viện được Giám đốc hoặc các trưởng khoa điều trị xác nhận cho bệnh nhân.

Giấy ra viện là một tài liệu chứng nhận từ bệnh viện, cho biết người bệnh đã được chữa trị và xuất viện. Giấy ra viện bao gồm thông tin về người bệnh, ngày nhập viện, ngày xuất viện, bệnh lý, phương pháp điều trị, tình trạng sức khỏe của người bệnh khi ra viện và các hướng dẫn chăm sóc sức khỏe sau khi xuất viện. Nó là một tài liệu quan trọng để đảm bảo quyền lợi và sức khỏe của người bệnh và cần được bảo quản cẩn thận.

Khi nhận được giấy ra viện, người bệnh nên kiểm tra kỹ thông tin trên đó để đảm bảo tính chính xác và đầy đủ. Nếu phát hiện bất kỳ sai sót hay thiếu sót nào, người bệnh nên liên hệ với bệnh viện ngay lập tức để yêu cầu sửa chữa.

Giấy ra viện dùng để làm gì?

Giấy ra viện có rất nhiều tác dụng quan trọng, đặc biệt là sau khi người bệnh được điều trị và xuất viện khỏi bệnh viện. Dưới đây là một số tác dụng của giấy ra viện:

– Chứng nhận cho người bệnh rằng họ đã được chữa trị và xuất viện khỏi bệnh viện.

– Cung cấp thông tin về bệnh lý, phương pháp điều trị và tình trạng sức khỏe của người bệnh khi ra viện.

– Là một phần trong quá trình thanh toán chi phí điều trị cho người bệnh, đặc biệt là khi sử dụng bảo hiểm y tế hoặc các khoản bồi thường liên quan đến tai nạn hoặc thương tích.

– Có thể được sử dụng để làm thủ tục giấy tờ hoặc chứng minh cho các mục đích khác, ví dụ như xin việc làm hoặc xin thẻ tạm trú.

– Đảm bảo quyền lợi và sức khỏe của người bệnh, đồng thời giúp các cơ quan y tế có thể theo dõi và đánh giá hiệu quả điều trị.

Vì vậy, giấy ra viện là một tài liệu quan trọng và cần được bảo quản cẩn thận để tránh mất mát hoặc bị hỏng.

Mẫu giấy ra viện

Luật Hoàng Phi vừa giúp bạn đọc hiểu được khái niệm về giấy ra viện và vai trò của giấy ra viện.

Tiếp theo, Luật Hoàng Phi xin cung cấp cho bạn đọc Mẫu giấy ra viện đang được sử dụng tại các bệnh viện như sau:

……………..

BV:………….

Khoa:……….

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—————

MS: 01/BV-01

Số lưu trữ:……………….

Mã Y tế …/…/…/….

GIẤY RA VIỆN

– Họ tên người bệnh:

– Tuổi: ……….Nam/Nữ…….

– Dân tộc: …………………………………Nghề nghiệp:………………………

– Mã số BHXH/Thẻ BHYT số:………………………………………………

– Địa chỉ:………………………………………………………………………

– Vào viện lúc:………….giờ………phút, ngày……tháng……năm

– Vào viện lúc:………….giờ………phút, ngày……tháng……năm

– Chẩn đoán:………………………………………………………………………

– Phương pháp điều trị:……………………………………………………………

– Ghi chú:………………………………………………………………………

Ngày… tháng… năm…….

Thủ trưởng đơn vị

Ký tên, đóng dấu)

Ngày… tháng… năm…

Trưởng khoa

Họ tên……………………………….

Hướng dẫn ghi mẫu giấy ra viện

– Thông tin cá nhân: Tại phần này, cần ghi đầy đủ những thông tin liên tại các mục:

+ Họ tên người bệnh;

+ Tuổi;

+ Giới tính;

+ Dân tộc;

+ Dân tộc;

+ Nghề nghiệp;

+ Mã số BHXH/Thẻ BHYT số (nếu có)

Ghi số sổ BHXH hoặc mã số BHXH (áp dụng khi cơ quan BHXH chính thức thông báo về việc sử dụng mã số BHXH thay thế cho số sổ BHXH)

– Thời gian vào viện, ra viện

+ Ghi đầy đủ và chính xác thời gian vào viện và thời gian ra viện của bệnh nhận

+ Thời gian ra vào viện là căn cứ tính thời gian hưởng chế độ ốm đau

– Phần chẩn đoán

+ Đối với các bênh thông thường như Ho, sốt, viêm họng…: Mô tả chỉ tiết về tình trạng sức khỏe của bênh nhân và ghi tên bệnh theo hướng dẫn của Bộ Y Tế;

+ Đối với bệnh phải điều trị dài ngày: Ghi mã bệnh và tên bệnh theo Thông tư số 46/2016/TT-BYT ban hành ngày 30/12/2016 của Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh dài ngày;

– Phần phương pháp điều trị:

+ Ghi theo hướng dẫn của Bộ Y Tế;

– Phần ghi chú: Đây là phần mà bác sĩ sẽ ghi những lưu ý ngoài những mục trên để bệnh nhân thực hiện theo.

Ví dụ như Ghi chú bệnh nhân cần nghỉ ngời, theo dõi ngoài trú sau khi đã hết thời gian điều trị nội trú tại bệnh viện. Việc quyết định số ngày theo điều trị ngoại trú phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bênh nhân tại thời điểm được ra viện.

– Phần ngày, tháng, năm, chữ kỹ: Phần này dành cho Giám đốc bệnh viện hoặc trường khoa điều trị của bệnh nhân đủ điều kiện ra viện. Ngày, tháng năm ký phải trùng khớp với ngày ra viện của bệnh nhân

Tại phần ký tên của Trưởng khoa, Phó trường Khoa cũng có thẩm quyền được ký thay trưởng khoa và phải ghi chú: “Thay mặt trưởng khoa”

Tại phần “Thủ trường đơn vị”: Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền được ký và đóng dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh chỉ có 01 người có thẩm quyền khám và ký giấy ra viện thì người đó chỉ cần ký và đóng dấu vào phần người thủ trưởng đơn vị.

Giấy ra viện bị mất thì có được cấp lại không?

Căn cứ vào điểm a khoản 5 Điều 26 Thông tư 56/2017/TT-BYT có đề cập đến việc cấp lại giấy ra viên như sau:

Điều 26. Trách nhiệm của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

5. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi đã cấp giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội có trách nhiệm:

a) Cấp lại giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội trong các trường hợp sau đây:

– Bị mất, bị hỏng;

– Người ký các giấy chứng nhận không đúng thẩm quyền;

– Việc đóng dấu trên các giấy chứng nhận không đúng quy định;

– Có sai sót về thông tin được ghi trên giấy ra viện, giấy chứng sinh, giấy chứng nhận nghỉ dưỡng thai, giấy chứng nhận không đủ sức khỏe để chăm sóc con sau khi sinh, giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.

Từ quy định trên có thể thấy được rằng nếu giấy ra viện bị mất thì vẫn có thể cấp lại được.

Trên đây là toàn bộ chia sẻ của chúng tôi liên quan đến nội dung Mẫu giấy ra viện. Nếu có bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến Mẫu giấy ra viện, bạn đọc vui lòng liên hệ đến Tổng đài 1900 6557 để được chúng tôi tư vấn cụ thể. Xin cảm ơn!

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH là gì? Quý độc giả hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Mẫu văn bản cho phép sử dụng nhãn hiệu

Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty hợp danh

Tại thời điểm cá nhân, tổ chức góp đủ phần vốn góp sẽ được cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp tương ứng với giá trị phần vốn đã...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn hợp tác xã

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải thông báo với cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty cổ phần

Việc góp vốn vào công ty cổ phần sẽ được lữu giữ và giám sát bởi sổ đăng ký cổ đông quy định tại Điều 122 Luật Doanh nghiệp...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi