Mẫu đơn từ chối giám định thương tích
Cơ quan, tổ chức được yêu cầu giám định có trách nhiệm giám định thương tật trong thời gian không quá 09 ngày kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu hoặc yêu cầu giám định.
Mẫu đơn từ chối giám định thương tật là mẫu đơn khi xẩy ra tai nạn, hai bên đã thoả thuận với nhau về mức bồi thường về sức khoẻ, tài sản, thì bên bị tổn hại sức khoẻ có thể phục hồi, cần làm đơn từ chối giám định sức khoẻ. Vậy Mẫu đơn từ chối giám định thương tích gồm những nội dung gì? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết để có thêm thông tin hữu ích.
Thương tật trong vụ án hình sự là gì?
Thương tật là những dị tật đã được cơ quan có thẩm quyền xác định sau khi vết thương đã được điều trị.
Phần trăm thương tật có vai trò rất quan trọng trong một vụ án hình sự.
Tỷ lệ thương tật là căn cứ trực tiếp để truy cứu trách nhiệm hình sự.
Tỉ lệ này được cơ quan, tổ chức có thẩm quyền đưa ra kết luận giám định về bằng kiến thức chuyên môn, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật.
Đây cũng là cơ sở để yêu cầu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho người bị hại.
Lưu ý: Tránh việc nhầm lẫn giữa thương tật và thương tích khi thương tích là tình trạng vết thương trên cơ thể do bị tổn thương vì tai nạn, bom đạn hay do các hành vi phạm tội gây nên.
Yêu cầu giám định là gì?
Điều 207 Bộ luật hình sự năm 2015 quy định về yêu cầu giám định, cụ thể như sau:
“Điều 207. Yêu cầu giám định
1. Đương sự hoặc người đại diện của họ có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc giám định liên quan đến việc xác định trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.
Trong thời hạn 07 ngày kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị, cơ quan tiến hành tố tụng phải xem xét, ra quyết định trưng cầu giám định. Trường hợp không chấp nhận đề nghị thì thông báo cho người đã đề nghị giám định biết bằng văn bản và nêu rõ lý do. Hết thời hạn này hoặc kể từ ngày nhận được thông báo từ chối trưng cầu giám định của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thì người đề nghị giám định có quyền tự mình yêu cầu giám định.
2. Người yêu cầu giám định có các quyền và nghĩa vụ theo quy định của Luật giám định tư pháp”.
Thời điểm nào giám định thương tật?
Theo Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 quy định tại Điều 205 và Điều 207 thì thời điểm có thể trưng cầu giám định xác định tỷ lệ thương tật bao gồm:
– Khi đương sự hoặc người đại diện của họ có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng trưng cầu giám định những vấn đề liên quan đến quyền và lợi ích hợp pháp của họ, trừ trường hợp việc giám định liên quan đến trách nhiệm hình sự của người bị buộc tội.
– Khi cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xét thấy cần thiết việc phải tiến hành trưng cầu giám định.
Trong đó, Cơ quan tiến hành tố tụng theo quy định của Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015 bao gồm Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.
Trình tự và thủ tục giám định thương tật
– Bước 1: Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định trưng cầu giám địn
Theo quy định tại Điều 206 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015 thì cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải trưng cầu giám định khi thuộc các trường hợp sau:
Cần xác định tình trạng tâm thần của người bị buộc tội khi có sự nghi ngờ về năng lực trách nhiệm hình sự của họ; tình trạng tâm thần của người làm chứng hoặc bị hại khi có sự nghi ngờ về khả năng nhận thức, khả năng khai báo đúng đắn về những tình tiết của vụ án.
Giám định để xác định chính xác về tuổi trong trường hợp cần thiết.
Nguyên nhân chết người.
Tính chất thương tích, mức độ tổn hại sức khỏe hoặc khả năng lao động.
Cần xác định các chất là ma túy hoặc chất độc, chất cháy, phóng xạ,… xác định vũ khí quân dụng, tiền giả, vàng bạc, kim khí quý, đá quý, đồ cổ.
Xác định mức độ ô nhiễm môi trường.
– Bước 2: Tiếp nhận và thực hiện giám định theo yêu cầu
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc người có yêu cầu giám định gửi quyết định, yêu cầu của mình đến tổ chức thực hiện giám định. (gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện).
Cơ quan, tổ chức được yêu cầu giám định có trách nhiệm giám định thương tật trong thời gian không quá 09 ngày kể từ ngày nhận được quyết định trưng cầu hoặc yêu cầu giám định.
Nếu hết thời hạn trên mà không thể xác định được việc giám định thương tật thì phải kịp thời thông báo cho cơ quan ra quyết định trưng cầu hoặc người yêu cầu giám định bằng văn bản kèm theo lý do.
Sau khi tiến hành giám định thương tật, cơ quan, tổ chức giám định phải có kết luận giám định trong đó ghi rõ kết quả xác định về tình trạng thương tích, tổn thương sức khỏe.
– Bước 3: Thông báo kết quả giám định
Theo quy định tại Khoản 2 Điều 213 Bộ luật Tố tụng Hình sự năm 2015, kết luận giám định của cơ quan, tổ chức giám định phải được gửi đến cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng đã ra quyết định trưng cầu hoặc người yêu cầu giám định về tỷ lệ thương tật trong thời hạn 24 giờ kể từ khi ra kết luận.
Chi phí giám định thương tật sẽ được cơ quan trưng cầu giám định hoặc người yêu cầu giám định về thương tật trả cho cơ quan, tổ chức đã thực hiện giám định thương tật theo quy định tại Điều 36 Luật Giám định tư pháp năm 2012.
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Mẫu đơn từ chối giám định thương tích. Khách hàng theo dõi nội dung bài viết, có vướng mắc khác vui lòng phản ánh trực tiếp để nhân viên hỗ trợ.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Phân loại hợp đồng dân sự theo Bộ luật dân sự mới nhất
Theo Điều 402 Bộ luật Dân sự năm 2015 đã đưa ra định nghĩa một số hợp đồng cơ bản, tuy nhiên, trong thực tiễn có rất nhiều loại hợp đồng, ta có thể dựa vào các căn cứ khác nhau để phân biệt các loại hợp...
Nhập hộ khẩu cho con theo cha như thế nào?
Pháp luật quy định về vấn đề nhập khẩu cho con theo các nơi cư trú đã tạo điều kiện cho các bậc cha mẹ có thể nhập khẩu cho con theo mẹ hoặc theo cha miễn sao phù hợp, thuận tình thuận lý và có ích nhất cho con của mình....
Căn cứ vào sự phát triển tự nhiên của tài sản và việc khai thác, sử dụng tài sản để có được những lợi ích vật chất nhất định, pháp luật quy định nhằm phân biệt hoa lợi với lợi tức....
Khởi kiện là gì? Yêu cầu khởi kiện là gì?
Khởi kiện là hành vi của các tổ chức, cơ quan, cá nhân bằng cách tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp đưa sự việc có tranh chấp ra trước Tòa án theo thủ tục tố tụng nhằm yêu cầu được bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của...
Quy định chiều rộng vỉa hè như thế nào?
Theo quy định về pháp luật giao thông đường bộ, vỉa hè và lòng đường chỉ được sử dụng cho các mục đích giao thông, việc thực hiện các hoạt động khác trên đường phố phải theo quy định tại Khoản 1 Điều 35 Luật Giao thông đường bộ năm...
Xem thêm