Trang chủ Biểu Mẫu Mẫu biên bản xác định ranh giới mốc giới thửa đất?
  • Thứ ba, 25/04/2023 |
  • Biểu Mẫu |
  • 10189 Lượt xem

Mẫu biên bản xác định ranh giới mốc giới thửa đất?

Hồ sơ địa chính làm cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác định quyền và nghĩa vụ của người được Nhà nước giao quản lý đất theo quy định của pháp luật đất đai.

Trong thực tiễn, không hiếm trường hợp các mảnh đất khác chủ sở hữu nằm cạnh nhau và khó phân chia ranh giới giữa các mảnh đất, dẫn tới những tranh chấp phát sinh không đáng có. Để phân chia ranh giới đất và ngăn chặn việc lấn chiếm, chủ sở hữu bất động sản cần thực hiện thủ tục xin đo đạc lại đất theo quy định tại Nghị định 43/2014/NĐ-CP. Trong bài viết này, chúng tôi xin gửi tới Quý bạn đọc mẫu biên bản xác định ranh giới mốc giới thửa đất.

Mốc giới thửa đất là gì?

Mốc giới thửa đất là các điểm đánh dấu trên mặt đất hoặc trên bản đồ để xác định ranh giới của một thửa đất. Các mốc giới thửa đất thường được đặt theo các vị trí quan trọng trên mặt đất như gốc cây, đá, bia đá, cột điện hay các công trình công cộng khác.

Mốc giới thửa đất được đặt ra để xác định ranh giới của một thửa đất, đảm bảo quyền sở hữu đất đai của chủ sở hữu và tránh tranh chấp về quyền sử dụng đất. Các mốc giới thửa đất phải được thiết lập và đánh dấu chính xác theo các quy định pháp luật và kỹ thuật, bảo đảm tính đồng nhất, liên tục và đảm bảo tính chính xác trong thời gian dài.

Thường thì mốc giới thửa đất được thiết lập và đánh dấu bởi các cơ quan chức năng như đơn vị đo đạc, cơ quan quản lý đất đai hoặc các tổ chức, cá nhân được cấp phép thực hiện việc này. Việc đánh dấu mốc giới thửa đất được quy định theo pháp luật và là một trong những điều kiện để xác nhận quyền sở hữu đất đai của chủ sở hữu thửa đất.

Vì sao phải lập biên bản xác định ranh giới mốc giới thửa đất?

Trước khi tìm hiểu về mẫu biên bản xác định ranh giới mốc giới thửa đất thì cần xác định  nguyên nhân phải lập biên bản xác định ranh giới mốc giới thửa đất.

Theo Khoản 1, Điều 7 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT quy định cụ thể vè tính pháp lý của hồ sơ địa chỉnh: “1. Hồ sơ địa chính làm cơ sở để xác định quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, chủ sở hữu tài sản gắn liền với đất, xác định quyền và nghĩa vụ của người được Nhà nước giao quản lý đất theo quy định của pháp luật đất đai.

Thông tin về ranh giới thửa đất được quy định như sau: “Dữ liệu ranh giới thửa đất được thể hiện trên bản đồ địa chính gồm: Hình dạng, kích thước các cạnh thửa và tọa độ đỉnh thửa; đối với bản trích đo địa chính thì tối thiểu phải thể hiện hình dạng và kích thước các cạnh thửa đất.” Việc xác định và thể hiện ranh giới thửa đất thực hiện theo quy định về thành lập bản đồ địa chính của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Biên bản xác định ranh giới mốc giới thửa đất được lập khi có phát sinh yêu cầu đo đạc lại diện tích, ranh giới thửa đất trên thực tế.

Lập biên bản xác định ranh giới mốc giới thửa đất như thế nào?

Để xác định diện tích đất có bị chồng lấn sang diện tích đất của người khác không, Quý Bạn đọc có thể liên hệ với đơn vị trung gian đứng ra đo đạc và xác định mốc giới để kết quả khách quan với sự chứng kiến và kiểm tra của cán bộ địa chính cấp xã.

Trong thực tiễn thực hiện, không hiếm trường hợp trong quá trình đo đạc, diện tích đất đo đúng với số liệu trong giấy chứng nhận nhưng tọa độ không chính xác, sau khi tiến hành đo vẽ bằng phương tiện kỹ thuật chuyên môn, phát hiện hai mảnh đất sai vị trí.

Ngoài ra, có trường hợp diện tích đất trong giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và trên thực tế bị sai lệch, thậm chí hình thể thửa đất giữa giấy tờ và thực tế cũng sai lệch. Do vậy, phương án khả thi nhất là các bên liên quan thỏa thuận với nhau để xác định mốc giới và diện tích đất để tránh phát sinh tranh chấp trong thực tế sử dụng.

Mẫu biên bản xác định ranh giới mốc giới thửa đất

Trong từng trường hợp cụ thể, biên bản xác định ranh giới mốc giới thửa đất có thể khác nhau tùy thuộc vào thực trạng mảnh đất, yêu cầu đo đạc của các bên liên quan và của đơn vị trung gian tiến hành thực hiện đo đạc. Tuy nhiên, biên bản xác định ranh giới mốc giới thửa đất vẫn phải có những nội dung chính về chủ thể, số liệu đo đạc, vị trí mảnh đất.

Sau đây là mẫu biên bản xác định ranh giới mốc giới thửa đất của chúng tôi:

Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BIÊN BẢN XÁC ĐỊNH RANH GIỚI MỐC GIỚI THỬA ĐẤT

(theo hiện trạng sử dụng)

Hôm nay, ngày….. tháng …..năm….., tại [địa chỉ mảnh đất], [đơn vị đo đạc] đã tiến hành đo đạc xác định ranh giới thửa đất tại thựa địa của Ông/Bà:…………………………., Giấy tờ pháp lý số:……………………..cấp ngày:…../……/năm, tại………………., địa chỉ thường trú tại: ………..

Ông/Bà là chủ sở hữu của mảnh đất thuộc thửa đất số……….., giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số:………….cấp tại………………, tờ bản đồ địa chính số: …………………., có vị trí tại: thôn/xóm/ấp…..……., xã/phường/thị trấn……., quận/huyện/thị xã………….., tỉnh/thành phố………, mục đích sử dụng đất:

I. THÀNH PHẦN THAM DỰ

1. Đại diện UBND xã, cán bộ địa chỉnh và [đơn vị đo đạc]

1.1……………………………: chủ tịch/ phó chủ tịch UBND xã…………..

1.2……………………………: cán bộ địa chính xã……………….

1.3……………………………: đại diện đơn vị đo đạc

2. Chủ sở hữu thửa đất

Ông/Bà: ………………………

Đồng chủ sở hữu (nếu có) Ông/Bà:………………………..

3. Các chủ sở hữu đất liền kề

3.1. Ông/Bà:……………………………

Chủ sở hữu mảnh đất tại thửa đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số:……………., tại bản đồ địa chính số:……………………

3.2. Ông/Bà: …………………………..

Chủ sở hữu mảnh đất tại thửa đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số:……………., tại bản đồ địa chính số:……………………

3.3. Ông/Bà: …………………………..

Chủ sở hữu mảnh đất tại thửa đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số:……………., tại bản đồ địa chính số:……………………

3.4. Ông/Bà: …………………………..

Chủ sở hữu mảnh đất tại thửa đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất số:……………., tại bản đồ địa chính số:……………………

II. NỘI DUNG ĐO ĐẠC

1. Sơ đồ thừa đất và các thửa đất xung quanh

[ Kết quả đo đạc do đơn vị đo đạc cung cấp]

2. Tọa độ đo đạc tương ứng với diện tích theo thực tế

[ Kết quả đo đạc do đơn vị đo đạc cung cấp]

[ Lưu ý thông số kỹ thuật theo hệ tọa độ VN – 2000 hoặc tùy theo thực trạng mảnh đất]

3. Mô tả chi tiết mốc giới ranh giới thửa đất

Đại diện UBND xã

(Ghi rõ ý kiến, Đóng dấu, Ký và ghi rõ họ tên)

Đại diện cán bộ địa chính xã

(Ghi rõ ý kiến, Ký và ghi rõ họ tên)

Đơn vị đo đạc

(Ghi rõ ý kiến, Đóng dấu, ký và ghi rõ họ tên)

Chủ sở hữu thửa đất

(Ghi rõ ý kiến, Ký và ghi rõ họ tên)

Chủ sở hữu/ Người quản lý thửa đất liền kề

(Ghi rõ ý kiến, Ký và ghi rõ họ tên)

Chủ sở hữu/ Người quản lý thửa đất liền kề

(Ghi rõ ý kiến, Ký và ghi rõ họ tên)

Chủ sở hữu/ Người quản lý thửa đất liền kề

(Ghi rõ ý kiến, Ký và ghi rõ họ tên)

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Hoàng Phi về mẫu biên bản xác định ranh giới mốc giới thửa đất. Quý Bạn đọc có thể tham khảo trong quá trình tiến hành đo đạc thừa đất. Nếu có bất kỳ thắc mắc và khó khăn trong quá trình áp dụng và thực hiện, Quý Bạn đọc có thể trực tiếp liên hệ với chuyên viên pháp lý của Luật Hoàng Phi để được giải đáp và hỗ trợ kịp thời nhất.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (15 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH là gì? Quý độc giả hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Mẫu văn bản cho phép sử dụng nhãn hiệu

Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty hợp danh

Tại thời điểm cá nhân, tổ chức góp đủ phần vốn góp sẽ được cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp tương ứng với giá trị phần vốn đã...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn hợp tác xã

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải thông báo với cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty cổ phần

Việc góp vốn vào công ty cổ phần sẽ được lữu giữ và giám sát bởi sổ đăng ký cổ đông quy định tại Điều 122 Luật Doanh nghiệp...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi