Trang chủ Biểu Mẫu Mẫu biên bản kỷ luật nhân viên mới nhất 2024
  • Thứ năm, 28/12/2023 |
  • Biểu Mẫu |
  • 8267 Lượt xem

Mẫu biên bản kỷ luật nhân viên mới nhất 2024

Kỷ luật là những quy tắc xử sự chung do một cơ quan, tổ chức đặt ra yêu cầu tất cả các thành viên thuộc cơ quan, tổ chức đó phải tuân theo. Kỷ luật mang tính pháp lý hoặc không mang tính pháp lý.

Kỷ luật nhân viên là một trong những hình phạt của cơ quan, tổ chức khi nhân sự trong tổ chức, cơ quan vi phạm những quy định của cơ quan, tổ chức đó. Tuy nhiên, không phải ai cũng có những hiểu biết về vấn đề này.

Trong bài viết hôm nay, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn những nội dung xoay quanh vấn đề: Mẫu biên bản kỷ luật nhân viên.

Kỷ luật là gì?

Kỷ luật là những quy tắc xử sự chung do một cơ quan, tổ chức đặt ra yêu cầu tất cả các thành viên thuộc cơ quan, tổ chức đó phải tuân theo. Kỷ luật mang tính pháp lý hoặc không mang tính pháp lý.

– Đối với các tổ chức không phải thuộc Cơ quan Nhà nước là những quy định cho các cá nhân trong tổ chức, bắt buộc họ phải thực hiện theo, trường hợp không tuân thủ, trường hợp không tuân thủ những kỷ luật đó sẽ phải chịu hình thức kỷ luật theo nội dung tổ chức đó quy định, không man tính pháp lý.

– Cơ quan Nhà nước kỷ luật là những quy định mang tính chất bắt buộc các cán bộ, công chức, viên chức phải tuân thủ nếu không thực hiện sẽ bị xử lý kỷ luật, việc xử lý kỷ luật này sẽ mang tính pháp lý.

Các trường hợp bị xử lý kỷ luật

Thứ nhất: Đối với Cơ quan Nhà nước

Căn cứ quy định tại Điều 6 Nghị định số 112/2020/NĐ-CP, quy định về các hành vi bị xử lý kỷ luật, cụ thể:

– Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm các quy định về nghĩa vụ của cán bộ, công chức, viên chức; những việc cán bộ, công chức, viên chức không được làm; nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị; vi phạm đạo đức, lối sông hoặc vi phạm pháp luật khác khi thi hành công vụ thì bị xem xét xử lý kỷ luật.

– Mức độ của hành vi vi phạm được xác định như sau:

+ Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

+ Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm giảm uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

+ Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân làm mất uy tín cơ quan, tổ chức, đơn vị.

+ Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân, làm mất uy tín của cơ quan, tổ chức, đơn vị công tác.

Thứ hai: Đối với các Cơ quan, tổ chức khác

Căn cứ quy định tại Điều 125 Bộ luật Lao động năm 2019, quy định về các hình thức kỷ luật đối với các trường hợp cụ thể:

– Hình thức khiển trách: Bằng miệng hoặc bằng văn bản được áp dụng đối với người lao động phạm lỗi lần đầu nhưng ở mức độ nhẹ.

– Hình thức kéo dài thời hạn nâng bậc lương không quá 06 tháng hoặc chuyển làm việc khác có mức lương thấp hơn trong thời hạn tối đa là 06 tháng hoặc cách chức được áp dụng: Đối với người lao động đó bị khiển trách bằng văn bản mà tái phạm trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày bị khiển trách hoặc những hành vi vi phạm đó được quy định trong nội quy lao động.

– Hình thức sa thải:

Trong đó, sa thải là hình thức xử lý kỷ luật lao động cao nhất và chỉ được áp dụng khi thuộc một trong 03 trường hợp quy định tại Điều 126 Bộ luật Lao động năm 2019, cụ thể:

 + Người lao động có hành vi trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma túy trong phạm vi nơi làm việc, tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động, có hành vi gây thiệt hại nghiêm trọng hoặc đe dọa gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng về tài sản, lọi ích của người sử dụng lao động.

+ Người lao động bị xử lý kỷ luật kéo dài thời hạn nâng lương mà tái phạm trong thời gian chưa xóa kỷ luật hoặc bị xử lý luật cách chức mà tái phạm. Tái phạm là trường hợp ngươi lao động lặp lại hành vi vi phạm đã bị xử lý kỷ luật theo quy định tại Điều 127 của Bộ luật này.

+ Người lao động tự ý bỏ việc 05 ngày cộng dồn trong 01 tháng hoặc 20 ngày cộng dồn trong 01 năm mà không có lý do chính đánh.

Các trường hợp được coi là có lý do chính đáng bao gồm: Thiên tai, hỏa hoạn, bản thân, thân nhân bị ốm có xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền và các trường hợp khác được quy định trong nội quy lao động.

Cách viết biên bản xử lý kỷ luật

Việc viết biên bản xử lý kỷ luật phải tuân theo một số quy định cụ thể của cơ quan, tổ chức. Tuy nhiên, bản chất của một biên bản xử lý kỷ luật thường bao gồm các thông tin sau đây:

– Thông tin về người bị xử lý kỷ luật: tên, chức vụ, phòng ban, ngày sinh, địa chỉ và các thông tin liên quan khác.

– Người xử lý kỷ luật: tên, chức vụ, phòng ban.

– Ngày, giờ, địa điểm xử lý kỷ luật.

– Nội dung vi phạm: ghi rõ tên vi phạm và các điều khoản pháp luật, nội quy, quy định đã vi phạm.

– Các chứng cứ, bằng chứng liên quan đến việc vi phạm.

– Quyết định xử lý kỷ luật: bao gồm hình thức kỷ luật và mức độ kỷ luật áp dụng (nếu có).

– Ký tên của người xử lý kỷ luật và người bị xử lý kỷ luật.

Ngoài ra, khi viết biên bản xử lý kỷ luật, cần chú ý một số điểm sau:

– Viết rõ ràng, đầy đủ và chính xác những thông tin liên quan đến vụ vi phạm.

– Sử dụng ngôn từ trang trọng, chính xác và tránh dùng các từ ngữ mang tính chất đánh giá.

– Biên bản phải được lưu trữ và bảo quản cẩn thận để sử dụng trong trường hợp cần thiết.

Mẫu biên bản kỷ luật nhân viên

Trong bài viết hôm nay chúng tôi sẽ trình bày mẫu biên bản kỷ luật nhân viên đối với cơ quan, tổ chức không thuộc cơ quan Nhà nước.

CÔNG TY ……                        CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

…………………….                                      Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: …./BB                                                        

…………, ngày … tháng … năm  ……

                                                       BIÊN BẢN

Về việc kỷ luật nhân viên

Hôm nay, vào lúc … giờ … phút, ngày …. tháng … năm ….., tại:………………………..

Chúng tôi bao gồm:

– Họ và tên, đơn vị, chức vụ người lập biên bản ……………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………….

– Họ và tên, đơn vị, chức vụ người bị lập biên bản ………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

Tiến hành lập biên bản với những nội dung như sau:

– Thời gian, địa điểm xảy ra vụ việc:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

– Diễn biến của vụ việc xảy ra:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

– Thiệt hại về mặt vật chất:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………..

– Tang vật: ………………………………………………………………………………………………….

– Ý kiến của người bị lập biên bản:

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Biên bản này được người bị lập biên bản (nếu có):

…………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

Người lập biên bản                          Người chứng kiến                          Người bị lập biên bản

Tải download Mẫu biên bản kỷ luật nhân viên

Như vậy, Mẫu biên bản kỷ luật nhân viên đã được chúng tôi nêu ra trong mục cuối cùng của bài viết hôm nay. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã cung cấp tới quý bạn đọc một số trường hợp bị kỷ luật đối với cá nhân thuộc một cơ quan hay tổ chức. Chúng tôi mong rằng nội dung của bài viết sẽ giúp ích được quý bạn đọc.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (142 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH là gì? Quý độc giả hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Mẫu văn bản cho phép sử dụng nhãn hiệu

Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty hợp danh

Tại thời điểm cá nhân, tổ chức góp đủ phần vốn góp sẽ được cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp tương ứng với giá trị phần vốn đã...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn hợp tác xã

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải thông báo với cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty cổ phần

Việc góp vốn vào công ty cổ phần sẽ được lữu giữ và giám sát bởi sổ đăng ký cổ đông quy định tại Điều 122 Luật Doanh nghiệp...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi