Trang chủ Biểu Mẫu Mẫu biên bản điều tra tai nạn lao động mới nhất 2024
  • Thứ năm, 28/12/2023 |
  • Biểu Mẫu |
  • 6508 Lượt xem

Mẫu biên bản điều tra tai nạn lao động mới nhất 2024

Tai nạn lao động là một điều không mong muốn đối với chính người lao động và doanh nghiệp. Khi tại doanh nghiệp, xảy ra vụ tai nạn thuộc các trường hợp như: Tai nạn lao động nhẹ, tai nạn lao động làm bị thương nặng 01 người lao động thuộc thẩm quyền quản lý doanh nghiệp.

Những vụ tai nạn nếu chưa được tiến hành điều tra bởi bất cứ Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp tỉnh, trung ương hay chuyên ngành nào thì doanh nghiệp có nghĩa vụ lập Đoàn điều tra tai nạn lao động tại cơ sở của mình. Sau khi tiến hành điều tra thì phải có biên bản điều tra tai nạn lao động. Vậy mẫu biên bản này được quy định thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây để nắm được thông tin cơ bản nhất về vấn đề này.

Tai nạn lao động là gì?

Tai nạn lao động là việc gây ra tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.

Một tai nạn được xác định là tai nạn lao động khi thuộc một trong các trường hợp: Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc; Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động; hoặc Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

Biên bản điều tra tai nạn lao động là gì?

Biên bản điều tra tai nạn lao động là văn bản được xác lập bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm xác thực một số thông tin liên quan đến vụ việc tai nạn lao động, qua đó đưa ra các bằng chứng, chứng cứ chính xác nhất để hỗ trợ người lao động khi xảy ra tai nạn lao động.

Tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phần, chức năng nào của cơ thể hoặc có thể gây tử vong cho người lao động trong quá trình làm việc, thực hiện nhiệm vụ. Qua đó có thể hiểu điều tra tai nạn lao động là hoạt động thu thập chứng cứ, tư liệu, thông tin liên quan tới vụ tai nạn lao động từ đó đưa ra được những giải pháp phòng ngừa, kiến nghị và hỗ trợ người lao động không may bị tai nạn trong quá trình làm việc.

Quy định pháp luật về lập biên bản điều tra tai nạn lao động

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 35 Luật An toàn vệ sinh lao động năm 2015 như sau:

Điều 35. Điều tra vụ tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng

1.Người sử dụng lao động có trách nhiệm thành lập Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở để tiến hành điều tra tai nạn lao động làm bị thương nhẹ, tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động thuộc thẩm quyền quản lý của mình, trừ trường hợp đã được điều tra theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này hoặc tai nạn lao động được cơ quan nhà nước có thẩm quyền điều tra theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Thành phần Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở gồm có người sử dụng lao động hoặc người đại diện được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản làm Trưởng đoàn và các thành viên là đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể người lao động khi chưa thành lập tổ chức công đoàn cơ sở, người làm công tác an toàn lao động, người làm công tác y tế và một số thành viên khác.

Trường hợp tai nạn lao động làm bị thương nặng một người lao động làm việc không theo hợp đồng lao động thì Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra tai nạn lao động phải lập biên bản ghi nhận sự việc và báo cáo Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi xảy ra tai nạn.”

Mặt khác, tại Điều 13 Nghị định 39/2016/NĐ-CP quy định về trình tự, thủ tục điều tra tai nạn lao động của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở như sau:

Điều 13. Quy định về quy trình, thủ tục Điều tra tai nạn lao động của Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở:

Đoàn Điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở Điều tra theo quy trình, thủ tục sau đây:

5.Lập Biên bản Điều tra tai nạn lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Nghị định này.”

Hướng dẫn viết mẫu biên bản điều tra tai nạn lao động

Biên bản điều tra tai nạn lao động được viết như sau:

– Về cơ sở xảy ra tai nạn lao động: Căn cứ vào danh mục yếu tố ảnh hưởng gây ra chấn thương

– Thành phần đoàn điều tra: Ghi tên ngành, mã ngành theo như Hệ thống ngành nghề kinh tế do Thủ tướng chính phủ ban hành dựa trên quy định của Luật Thống kê

– Những người tham dự điều tra: Ghi tên, mã ngành theo như danh mục và mã số đơn vị kinh tế, hành chính sự nghiệp theo quy định của pháp luật hiện hành

– Thành phần Đoàn điều tra tai nạn lao động cấp cơ sở bao gồm người sử dụng lao động hoặc người đại diện theo pháp luật ủy quyền bằng văn bản làm trưởng đoàn cùng các thành viên là đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc đại diện tập thể người lao động, người làm công tác y tế và một số thành viên khác.

– Người tham dự điều tra: là người trực tiếp có mặt khi xảy ra tai nạn lao động

– Ghi tên và mã số nghề nghiệp theo Mục nghề nghiệp do Thủ tướng chính phủ ban hành theo quy định của Luật Thống kê

– Cần ghi rõ: không xác định thời hạn; xác định thời hạn theo đúng như hợp đồng lao động đã giao kết

Lưu ý khi điền thông tin tại mẫu biên bản điều tra tai nạn lao động

– Tại biên bản điều tra tai nạn lao động cần lưu ý trường hợp và hoàn cảnh xảy ra tai nạn; nguyên nhân của vụ tai nạn cũng là một tiêu trí quan trọng, cùng với kết luận về trách nhiệm để xảy ra tai nạn cũng cần phải được nêu một cách rõ ràng, chi tiết, khách quan và cụ thể.

– Tại biên bản điều tra lao động cần có đề nghị về hướng xử lý nếu cần thiết, để từ đó đề ra được những giải pháp phòng ngừa tai nạn tương tự xảy ra trong tương lai (cần ghi rõ biện pháp. Thời gian phải hoàn thành và người chịu trách nhiệm thực hiện).

Mẫu biên bản điều tra tai nạn lao động

TÊN CƠ SỞ …………….

SỐ ………………………….
————-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
————

……….., ngày…..tháng…..năm……

BIÊN BẢN ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG

—–(Nhẹ hoặc nặng)—-

1/ Cơ sở và người sử dụng lao động:

– Tên, địa chỉ cơ sở xảy ra tai nạn lao động: …………………………………………………………

– Số điện thoại, Fax, Email: ………………………………………………………………………………….

– Tên, địa chỉ người sử dụng lao động: ………………………………………………………………….

    ………………………………………………………………………………………………………………………

– Lĩnh vực hoạt động kinh tế của cơ sở: ………………………………………………………………..

– Tổng số lao động (quy mô sản xuất của cơ sở): …………………………………………………..

– Loại hình cơ sở: ………………………………………………………………………………………………

– Tên, địa chỉ của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp (nếu có): …………………………………

2/ Địa phương: …………………………………………………………………………………………………

3/ Thành phần đoàn điều tra (họ tên, chức vụ của từng người):

    ………………………………………………………………………………………………………………………

4/ Những người tham dự điều tra (họ tên, chức vụ, đơn vị công tác của từng người):

5/ Sơ lược lý lịch những người bị nạn:

– Họ tên: ……………………………………………………………………………………………………………

– Giới tính: ………….. Nam/Nữ: ………………….Năm sinh: …………………………………………..

– Nghề nghiệp: ………………………………………………………………………………………………….

– Thời gian làm việc cho người sử dụng lao động: ……………………….năm………………….

– Tuổi nghề:….năm…..mức lương:…..đồng; bậc thợ (nếu có): ………………………………….

– Loại lao động: ………………………………………………………………………………………………….

– Nơi làm việc: …………………………………………………………………………………………………..

– Nơi thường trú: ……………………………………………………………………………………………….

– Quê quán: ………………………………………………………………………………………………………

– Hoàn cảnh gia đình (bố, mẹ đẻ, vợ hoặc chồng, con): …………………………………………

– Huấn luyện ATVSLĐ (có hay không): ………………………………………………………………..

6/ Thông tin về vụ tai nạn: ………………………………………………………………………………

– Ngày, giờ xảy ra tai nạn: ngày……./……/………, ….. giờ …… phút

– Giờ bắt đầu làm việc: ……………………………………………………………………………………..

– Số giờ đã làm việc cho đến khi tai nạn xảy ra: …………………………………………………..

– Nơi xảy ra tai nạn lao động: …………………………………………………………………………….

7/ Tình trạng thương tích: ………………………………………………………………………………

– Vị trí vết thương: ……………………………………………………………………………………………

8/ Nơi điều trị và biện pháp xử lý ban đầu:……………………………………………………….

9/ Diễn biến của vụ tai nạn lao động: ……………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………………………………….

10/ Nguyên nhân gây ra tai nạn lao động: ………………………………………………………..

11/ Biện pháp ngăn ngừa tai nạn lao động tương tự hoặc tái diễn: …………………..

– Nội dung công việc: ………………………………………………………………………………………..

– Người có trách nhiệm thi hành: …………………………………………………………………………

– Thời gian hoàn thành: …………………………………………………………………………………….

12/ Kết luận về những người có lỗi, đề nghị hình thức xử lý:

 …………………………………………………………………………………………………………………………

13/ Thiệt hại do tai nạn lao động và chi phí đã thực hiện:

– Chi phí do người sử dụng lao động trả: Tổng số…………đồng,

Trong đó:

+ Chi phí y tế:……………………………………………… đồng;

+ Trả lương trong thời gian điều trị:…………………đồng;

+ Bồi thường hoặc trợ cấp:……………………………..đồng;

– Thiệt hại tài sản:………………………………………………..đồng.

CÁC THÀNH VIÊN KHÁC CỦA ĐOÀN ĐIỀU TRA
(Ký, ghi rõ họ tên)
TRƯỞNG ĐOÀN ĐIỀU TRA TAI NẠN LAO ĐỘNG
(người sử dụng lao động hoặc người được ủy quyền bằng văn bản)
(Ký, ghi rõ họ tên và đóng dấu (nếu có))
NHỮNG NGƯỜI THAM DỰ ĐIỀU TRA
(Ký, ghi rõ họ tên)

Tải (download) mẫu biên bản điều tra tai nạn lao động

Trên đây là những thông tin với chủ đề mẫu biên bản điều tra tai nạn lao động mới nhất năm 2024. Để biết thêm thông tin chi tiết liên quan tới vấn đề này, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ một cách nhanh chóng nhất.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH là gì? Quý độc giả hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Mẫu văn bản cho phép sử dụng nhãn hiệu

Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty hợp danh

Tại thời điểm cá nhân, tổ chức góp đủ phần vốn góp sẽ được cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp tương ứng với giá trị phần vốn đã...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn hợp tác xã

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải thông báo với cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty cổ phần

Việc góp vốn vào công ty cổ phần sẽ được lữu giữ và giám sát bởi sổ đăng ký cổ đông quy định tại Điều 122 Luật Doanh nghiệp...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi