Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động 2024 mới nhất
Báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động là bản tổng kết, đánh giá, tổng hợp các thông tin về công tác an toàn, vệ sinh lao động của doanh nghiệp.
Báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động là một trong những hoạt động được thực hiện hằng năm của các doanh nghiệp, nộp cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Y tế nhằm phục vụ mục đích quản lý và giám sát các công tác an toàn vệ sinh lao động. Để phục vụ cho hoạt động này, pháp luật đã ban hành quy định chi tiết và kèm theo Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động.
Để tìm hiểu rõ hơn về Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động kính mời quý khách hàng cùng theo dõi bài viết.
Tìm hiểu về báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động
Báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động là bản tổng kết, đánh giá, tổng hợp các thông tin về công tác an toàn, vệ sinh lao động của doanh nghiệp.
Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH Quy định một số nội dung tổ chức thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh đã có quy định cụ thể về hoạt động báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động như sau:
– Người sử dụng lao động phải mở sổ thống kê các nội dung cần phải báo cáo về công tác vệ sinh, an toàn lao động. Các số liệu thống kê phải được lưu trữ theo quy định của pháp luật, làm căn cứ theo dõi và phân tích, đưa ra các chính sách, giải pháp đối với công tác an toàn, vệ sinh lao động.
– Người sử dụng lao động phải báo cáo về công tác an toàn, vệ sinh lao động định kỳ hằng năm với Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Y tế, có thể gửi trực tiếp hoặc bằng fax, bưu điện, thư điện tử theo mẫu. Báo cáo phải gửi trước 10/01 của năm sau.
– Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tổng hợp tình hình thực hiện công tác an toàn, vệ sinh lao động của các cơ sở sản xuất, kinh doanh đóng trên địa bàn, gửi Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội theo mẫu quy định trước ngày 25 tháng 01 hằng năm.
Theo đó, doanh nghiệp hằng năm phải thực hiện và gửi báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tưsố 07/2016/TT-BLĐTBXH, gửi đến Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Y tế trước ngày 10/01 của năm sau.
Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động
Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư số 07/2016/TT-BLĐTBXH ngày 15 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội:
ĐỊA PHƯƠNG: ……………
DOANH NGHIỆP, CƠ SỞ: ………………..
Kính gửi: Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh, thành phố
………………..
BÁO CÁO CÔNG TÁC AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG
Năm…………….
Tên1: ……………………………………………………………………………
Ngành nghề sản xuất kinh doanh2:
…………………………………………………………
Loại hình3: ………………………………………………………………………
Cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý4: ………………………………………
Địa chỉ: (Số nhà, đường phố, quận, huyện, thị xã)
……………………………………………..
Điện thoại: ………………………………………………………………………
TT | Các chỉ tiêu trong kỳ báo cáo | ĐVT | Số liệu |
A | Báo cáo chung | ||
1 | Lao động | ||
1.1. Tổng số lao động | Người | ||
– Trong đó: + Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động | Người | ||
+ Người làm công tác y tế | Người | ||
+ Lao động nữ | Người | ||
+ Lao động làm việc trong Điều kiện nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm (Điều kiện lao động loại IV, V, VI) | Người | ||
+ Lao động là người chưa thành niên | Người | ||
+ Người dưới 15 tuổi | Người | ||
+ Người khuyết tật | Người | ||
+ Lao động là người cao tuổi | Người | ||
2 | Tai nạn lao động | ||
– Tổng số vụ tai nạn lao động | Vụ | ||
+ Trong đó, số vụ có người chết | Vụ | ||
– Tổng số người bị tai nạn lao động | Người | ||
+ Trong đó, số người chết vì tai nạn lao động | Người | ||
– Tổng chi phí cho tai nạn lao động (cấp cứu, Điều trị, trả tiền lương trong ngày nghỉ, bồi thường, trợ cấp …) | Triệu đồng | ||
– Thiệt hại về tài sản (tính bằng tiền) | Triệu đồng | ||
– Số ngày công nghỉ vì tai nạn lao động | Ngày | ||
3 | Bệnh nghề nghiệp | ||
– Tổng số người bị bệnh nghề nghiệp cộng dồn tại thời Điểm báo cáo | Người | ||
Trong đó, số người mắc mới bệnh nghề nghiệp | Người | ||
– Số ngày công nghỉ vì bệnh nghề nghiệp | Ngày | ||
– Số người phải nghỉ trước tuổi hưu vì bệnh nghề nghiệp | Người | ||
– Tổng chi phí cho người bị bệnh nghề nghiệp phát sinh trong năm (Các Khoản chi không tính trong kế hoạch an toàn – vệ sinh lao động như: Điều trị, trả tiền lương trong ngày nghỉ, bồi thường, trợ cấp …) | Triệu đồng | ||
4 | Kết quả phân loại sức khỏe của người lao động | ||
+ Loại I | Người | ||
+ Loại II | Người | ||
+ Loại III | Người | ||
+ Loại IV | Người | ||
+ Loại V | Người | ||
5 | Huấn luyện về an toàn – vệ sinh lao động | ||
a) Tổng số người nhóm 1 được huấn luyện/ tổng số người nhóm 1 hiện có | Người/ người | ||
b) Tổng số người nhóm 2 được huấn luyện/ tổng số người nhóm 2 hiện có | Người/ người | ||
c) Tổng số người nhóm 3 được huấn luyện/ tổng số người nhóm 3 hiện có | Người/ người | ||
Trong đó: – Tự huấn luyện | Người | ||
– Thuê tổ chức cung cấp dịch vụ huấn luyện | Người | ||
d) Tổng số người nhóm 4 được huấn luyện/ tổng số người nhóm 4 hiện có | Người/ người | ||
đ) Tổng số người nhóm 5 được huấn luyện/ tổng số người nhóm 5 hiện có | Người/ người | ||
e) Tổng số người nhóm 6 được huấn luyện/tổng số người nhóm 6 hiện có | Người/ người | ||
g) Tổng chi phí huấn luyện | Triệu đồng | ||
6 | Máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động | ||
– Tổng số | Cái | ||
– Trong đó: + Máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về AT-VSLĐ đang được sử dụng | Cái | ||
+ Số đã được kiểm định | Cái | ||
+ Số chưa được kiểm định | Cái | ||
+ Số đã được khai báo | Cái | ||
+ Số chưa được khai báo | Cái | ||
7 | Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi | ||
– Tổng số người làm thêm trong năm | Người | ||
– Tổng số giờ làm thêm trong năm | Giờ | ||
– Số giờ làm thêm cao nhất trong 01 tháng | Giờ | ||
8 | Bồi dưỡng chống độc hại bằng hiện vật | ||
– Tổng số người | Người | ||
– Tổng chi phí (Chi phí này nằm trong Chi phí chăm sóc sức khỏe nêu tại Điểm 10) | Triệu đồng | ||
9 | Tình hình quan trắc môi trường lao động | ||
– Số mẫu quan trắc môi trường lao động | Mẫu | ||
– Số mẫu không đạt tiêu chuẩn | Mẫu | ||
– Số mẫu không đạt tiêu chuẩn cho phép/Tổng số mẫu đo + Nhiệt độ + Bụi + Ồn + Rung + Hơi khí độc + … | Mẫu/mẫu | ||
10 | Chi phí thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động | ||
– Các biện pháp kỹ thuật an toàn | Triệu đồng | ||
– Các biện pháp kỹ thuật vệ sinh | Triệu đồng | ||
– Trang bị phương tiện bảo vệ cá nhân | Triệu đồng | ||
– Chăm sóc sức khỏe người lao động | Triệu đồng | ||
– Tuyên truyền, huấn luyện | Triệu đồng | ||
– Đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động | Triệu đồng | ||
– Chi khác | Triệu đồng | ||
11 | Tổ chức cung cấp dịch vụ: a) Dịch vụ về an toàn, vệ sinh lao động được thuê theo quy định tại Khoản 5 Điều 72 Luật an toàn, vệ sinh lao động (nếu thuê) | Tên tổ chức | |
b) Dịch vụ về y tế được thuê theo quy định tại Khoản 5 Điều 73 Luật an toàn, vệ sinh lao động (nếu thuê) | Tên tổ chức | ||
12 | Thời Điểm tổ chức tiến hành đánh giá định kỳ nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động | Tháng, năm | |
13 | Đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại theo quy định tại Điều 7 Nghị định 39/2016/NĐ-CP | Có/Không | |
Nếu có đánh giá thì: a) Số lượng các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đã được nhận diện trong kỳ đánh giá | Yếu tố | ||
b) Số lượng các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đã được cải thiện trong năm | Yếu tố |
B | Kết quả đánh giá lần đầu nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh5 (nếu có) | ||||
TT | Các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đã được nhận diện | Mức độ nghiêm trọng | Biện pháp phòng,chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại | Người/ bộ phận thực hiện các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại | Thời gian thực hiện các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại |
1 | |||||
2 | |||||
Nơi nhận: – Như trên; – Lưu: VT | ….., ngày … tháng … năm |
Hướng dẫn cách ghi Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động
– Tên (1) và ngành nghề kinh doanh (2): Ghi theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh
– Loại hình (3): Ghi theo đối tượng áp dụng của Thông tư này, cụ thể:
o Doanh nghiệp nhà nước
o Công ty Trách nhiệm hữu hạn
o Công ty cổ phần/Công ty cổ phần trên 51 % vốn thuộc sở hữu Nhà nước
o Doanh nghiệp tư nhân
o Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài/Công ty 100% vốn nước ngoài
o Công ty hợp danh
o Hợp tác xã …
o Khác
– Cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý (4):
o Ghi tên Công ty mẹ hoặc tập đoàn kinh tế, nếu là doanh nghiệp thành viên trong nhóm công ty;
o Ghi tên Tổng Công ty, nếu là đơn vị trực thuộc Tổng Công ty;
o Ghi tên Sở, Ban, ngành, nếu trực thuộc Sở, Ban, ngành tại địa phương;
o Ghi tên Bộ, cơ quan ngang Bộ chủ quản, nếu trực thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ;
o Không ghi gì nếu không thuộc các loại hình trên.
– Báo cáo kết quả đánh giá nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động trước khi cơ sở sản xuất, kinh doanh đi vào hoạt động (5): Cơ sở sản xuất, kinh doanh ghi các tiêu chí tại Phần B này nếu tiến hành đánh giá toàn diện nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động.
Một số lưu ý khi viết báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động
Thứ nhất: Báo cáo phải viết đúng theo mẫu quy định.
Thứ hai: Phải ghi thông tin đầy đủ, rõ ràng, rành mạch, chính xác.
Thứ ba: Báo cáo phải được tiến hành và nộp đúng thời hạn, nơi nhận theo quy định của pháp luật.
Mức xử phạt khi vi phạm quy định về báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động
Căn cứ theo Điều 19 Nghị định số: 28/2020/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng có quy định:
– Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người lao động có hành vi không báo cáo kịp thời với người có trách nhiệm khi phát hiện nguy cơ xảy ra sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động, tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không báo cáo hoặc báo cáo không đầy đủ, không chính xác, không đúng thời hạn về công tác an toàn, vệ sinh lao động theo quy định của pháp luật.
– Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không thống kê, báo cáo định kỳ về tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng, bệnh nghề nghiệp theo quy định của pháp luật.
Trên đây, chúng tôi mang tới cho Quý khách hàng những thông tin cần thiết liên quan tới Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động. Để biết thêm thông tin chi tiết, Quý khách hàng đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi qua Tổng đài tư vấn trực tuyến 1900 6557 để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Mẫu đơn xin xác nhận hai tên là một người
Đơn xin xác nhận hai tên là một người là một văn bản được lập ra bởi những cá nhân, được sử dụng để đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhân việc hai tên khác nhau nhưng cùng là một người....
Kịch bản chương trình họp phụ huynh đầu năm 2024-2025
Buổi họp phụ huynh đầu năm là dịp quan trọng để giáo viên triển khai những kế hoạch hoạt động trong cả năm học của học sinh tới phụ huynh. Đây cũng là dịp để giáo viên lắng nghe những chia sẻ từ các bậc phụ huynh về việc học của các con tại...
Mẫu đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề dược
Đơn đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề dược là thành phần không thể thiếu trong hồ sơ đề nghị cấp chứng chỉ hành nghề dược, bên cạnh những giấy...
Mẫu hợp đồng góp vốn thành lập công ty mới nhất
Góp vốn thành lập công ty là hoạt động không thể trong quá trình thành lập công ty. Để ghi nhận lại hoạt động này một cách rõ ràng, hạn chế tranh chấp, các chủ thể có thể lập hợp đồng góp vốn thành lập công...
Biên bản bàn giao công việc khi chuyển công tác
Biên bản bàn giao công việc là loại giấy tờ mà người lao động bắt buộc phải viết và giao nộp trước khi nghỉ thai sản, nghỉ việc hay thuyên chuyển công tác sang bộ phận khác, việc thực hiện biên bản sẽ giúp quá trình nghỉ việc/chuyển việc của người lao động trở nên dễ dàng và nhanh chóng...
Xem thêm