Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư Vấn Luật Thuế – Lệ Phí – Hóa đơn Lương 11 triệu có phải đóng thuế thu nhập cá nhân?
  • Thứ hai, 28/11/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 3881 Lượt xem

Lương 11 triệu có phải đóng thuế thu nhập cá nhân?

Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 đã nâng mức giảm trừ gia cảnh lên 11 triệu/tháng…

Cá nhân có thu nhập từ tiền lương, tiền công và các khoản thu nhập khác sẽ phải đóng thuế thu nhập cá nhân (TNCN). Vậy Lương 11 triệu có phải đóng thuế thu nhập cá nhân? Khách hàng quan tâm theo dõi bài viết sau để có thêm thông tin hữu ích.

Thuế thu nhập cá nhân là gì?

Mặc dù thuế thu nhập cá nhân là một loại thuế rất phổ biến và có rất nhiều văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh loại thuế này. Tuy nhiên, các văn bản này không giải thích thế nào là thuế thu nhập cá nhân.

Căn cứ theo Luật Quản lý thuế 2019 và căn cứ tính thuế thu nhập cá nhân có thể hiểu như sau:

Thuế thu nhập cá nhân là một khoản nộp ngân sách nhà nước bắt buộc cá nhân khi có thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân theo quy định Luật Thuế thu nhập cá nhân.

Bên cạnh đó, thuế thu nhập cá nhân còn áp dụng đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch trên 100 triệu đồng.

Ai phải nộp thuế thu nhập cá nhân?

Về đối tượng phải nộp thuế thu nhập cá nhân, theo quy định tại Điều 2, Luật thuế thu nhập cá nhân năm 2007, sửa đổi bổ sung năm 2012, bao gồm cá nhân cư trú có thu nhập chịu thuế và cá nhân không cư trú có thu nhập chịu thuế.

Cụ thể Cá nhân cư trú là người đáp ứng  một trong các điều kiện sau đây:

– Có mặt tại Việt Nam từ 183 ngày trở lên tính trong một năm dương lịch hoặc tính theo 12 tháng liên tục kể từ ngày đầu tiên có mặt tại Việt Nam;

– Có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, bao gồm có nơi ở đăng ký thường trú hoặc có nhà thuê để ở tại Việt Nam theo hợp đồng thuê có thời hạn.

Trong khi đó, cá nhân không cư trú phải nộp thuế thu nhập cá nhân sẽ gồm những đối tượng có thu nhập chịu thuế phát sinh trong lãnh thổ Việt Nam.

Lưu ý, các cá nhân cư trú có thu nhập từ tiền lương, tiền công có thể tự thực hiện nộp, quyết toán thuế TNCN với cơ quan quản lý thuế trực tiếp hoặc được phép ủy quyền cho tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện quyết toán.

Cách tính thuế thu nhập cá nhân?

Căn cứ theo từng loại đối tượng phải nộp thuế TNCN sẽ có cách tính thuế TNCN tương ứng. Theo quy định, 2 đối tượng phải nộp thuế thu nhập gồm cá nhân cư trú và cá nhân không cư trú.

Với cá nhân cư trú, sẽ có 2 trường hợp: Cá nhân ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên và Cá nhân không ký hợp đồng lao động/ ký hợp đồng lao động dưới 3 tháng.

– Với cá nhân cư trú có nơi ở thường xuyên tại Việt Nam, ký hợp đồng lao động từ 3 tháng trở lên:

Thuế thu nhập cá nhân = Thu nhập tính thuế x Thuế suất.

Lưu ý, Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ.

Trong đó, các khoản giảm trừ gồm:

Giảm trừ gia cảnh 11 triệu đồng/tháng đối với bản thân người nộp thuế;

Giảm trừ gia cảnh đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

Các khoản đóng bảo hiểm, quỹ hưu trí tự nguyện, từ thiện, khuyến học, nhân đạo.

Các khoản thu nhập miễn thuế từ tiền lương, tiền công sẽ gồm:

Phần tiền lương làm việc ban đêm, làm thêm giờ;

Thu nhập từ tiền lương, tiền công của thuyền viên là người Việt Nam làm việc cho hãng tàu nước ngoài hoặc hãng tàu Việt Nam vận tải quốc tế.

– Đối với trường hợp cá nhân không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động thời hạn dưới 3 tháng, căn cứ theo quy định tại Điều 25, Thông tư 111/2013/TT-BTC, NLĐ sẽ bị khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập.

Thuế thu nhập cá nhân = 10% x Tổng thu nhập trước khi trả

Trong khi đó, với cá nhân không cư trú, công thức tính thuế thu nhập cá nhân theo Khoản 1, Điều 18, Thông tư 111/2013/TT-BTC như sau:

 Thuế thu nhập cá nhân = 20% x Thu nhập chịu thuế

Thu nhập chịu thuế bằng tổng tiền lương, tiền thù lao, tiền công, các khoản thu nhập khác có tính chất tiền công, tiền lương NLĐ nhận được trong kỳ tính thuế.

Cùng với đó, nếu lao động ký hợp đồng thử việc và có tổng mức thu nhập từ 2 triệu đồng/lần trở lên thì sẽ phải khấu trừ thuế 10%.

Ví dụ về cách tính Thuế thu nhập cá nhân

Ví dụ 1: Tháng 8/2021, chị A ký hợp đồng không xác định thời hạn với công ty X với lương thỏa thuận là 12,5 triệu đồng/tháng. Chị A đóng bảo hiểm (BHXH 8%, BHYT 1,5%, BHTN 1%) trên mức lương 12,5 triệu. Chị A không có người phụ thuộc.

Thuế TNCN của chị A trong tháng 8/2021 xác định như sau:

– Thu nhập chịu thuế: 12,5 triệu (không có các khoản thu nhập được miễn thuế)

– Các khoản giảm trừ:

+ Giảm trừ đối với các khoản đóng bảo hiểm :  10,5 triệu * (8% + 1,5% + 1%) = 1,102 triệu

+ Chị A được giảm trừ gia cảnh cho bản thân: 11 triệu

+ Chị A không có người phụ thuộc

Tổng các khoản giảm trừ : 11 triệu + 1,102 triệu = 12,102 triệu

Thu nhập tính thuế của Chị A : 12,5 triệu – 12,102 triệu = 398 ngàn

Số thuế TNCN Chị A phải nộp : 398 ngàn* 5% = 19,9 ngàn

Ví dụ 2: Ngày 31/08/2022, ông A được thanh toán tiền lương tháng 8 như sau:

Lương theo ngày công: 15.000.000 đồng;

Thưởng doanh thu tháng 3: 6.000.000 đồng;

Làm thêm giờ ngày thường: 1.500.000 đồng;

Phụ cấp ăn trưa: 750.000 đồng;

Phụ cấp điện thoại: 500.000 đồng (quy chế công ty quy định mức 500.000 đồng);

BHXH đã đóng: 945.000 đồng;

Hiện tại Ông A có đăng ký giảm trừ 2 người phụ thuộc là: con trai và mẹ đẻ. Vậy Thuế TNCN ông A phải nộp trong tháng 8 là bao nhiêu?

Thu nhập chịu thuế ông A= 15.000.000 + 6.000.000 + 1.000.000+ 20.000 = 22.020.000 đồng

Thu nhập tính thuế ông A = 22.020.000 – 945.000 – 11.000.000 – 8.800.000 =1.275.000 đồng

Thuế TNCN Ông A phải nộp = 1.275.000 * 5% = 63.750 đồng

Tháng 8 ông A phải nộp 63.750 đồng thuế TNCN.

Lương 11 triệu có phải đóng thuế thu nhập cá nhân?

Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 đã nâng mức giảm trừ gia cảnh lên 11 triệu/tháng

Dựa trên những quy định pháp luật hiện hành thì Chỉ những mức lương cao hơn mức 11 triệu/tháng mới phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Do vậy Lương 11 triệu không phải đóng thuế thu nhập cá nhân.

Nếu không có người phụ thuộc thì phải trên ít nhất 11 triệu thì người lao động mới phải đóng thuế, nếu người lao động có người phụ thuộc thì cộng thêm số tiền giảm trừ người phụ thuộc (4,4 triệu/người/tháng)

Bên cạnh đó, người lao động vẫn phải đóng các khoản bảo hiểm 10,5% lương / tháng, khoản tiền này người lao động được trừ vào thu nhập chịu thuế (trừ quân nhân phục vụ trong lực lượng vũ trang thì không phải đóng các khoản này)

=>  Vì vậy người lao động phải đóng thuế khi: Lương của người lao động > 11 triệu + 4,4 triệu x số người phụ thuộc (nếu có) + 10,5% lương (nếu phải đóng các khoản bảo hiểm).

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Lương 11 triệu có phải đóng thuế thu nhập cá nhân? Khách hàng quan tâm theo dõi bài viết, có vướng mắc khác vui lòng phản ánh trực tiếp để chúng tôi hỗ trợ được nhanh chóng, tận tình.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Tăng vốn điều lệ có phải nộp thêm thuế môn bài?

Doanh nghiệp có thay đổi vốn điều lệ thì căn cứ để xác định mức thu thuế môn bài là vốn điều lệ của năm trước liền kề năm tính thuế môn...

Chuyển nhượng cổ phần có phải xuất hóa đơn không?

Từ quy định trên thấy được rằng khi doanh nghiệp thực hiện việc chuyển nhượng vốn của doanh nghiệp thì doanh nghiệp vẫn phải thực hiện việc xuất hóa đơn GTGT. Do đó chuyển nhượng cổ phấn vẫn phải xuất hóa đơn theo quy...

Bài viết được tạo ra bởi trí tuệ nhân tạo tại Việt Nam có được bảo hộ quyền tác giả không?

Tác phẩm trí tuệ nhân tạo là sản phẩm của các thuật toán có khả năng tạo ra các tác phẩm hình ảnh, âm thanh hoặc văn học… một cách tự...

Nộp tờ khai thuế TNCN chuyển nhượng cổ phần ở đâu?

Cá nhân có thu nhập từ chuyển nhượng cổ phần sẽ thực hiện khai thuế tại cơ quan quản lý công ty phát hành cổ phần, tùy từng trường hợp cụ thể việc chậm nộp tờ khai thuế TNCN từ việc chuyển nhượng vốn sẽ bị xử phạt theo quy...

Bố chuyển nhượng cổ phần cho con thì có phải chịu thuế thu nhập cá nhân không?

Cổ phần được tự do chuyển nhượng, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 120 của Luật Doanh nghiệp và Điều lệ công ty có quy định hạn chế chuyển nhượng cổ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi