Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hôn nhân gia đình Luật hôn nhân và gia đình tiếng Anh là gì?
  • Thứ năm, 08/09/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2564 Lượt xem

Luật hôn nhân và gia đình tiếng Anh là gì?

Luật Hôn nhân và Gia đình là tập hợp những quy định về chế độ hôn nhân và gia đình, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử giữa các thành viên gia đình, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình

Luật hôn nhân và gia đình là một trong những ngành luật luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của tất cả mọi người. Vậy luật hôn nhân và gia đình là gì? Hay luật hôn nhân và gia đình tiếng Anh là gì?

Trong bài viết lần này, chúng tôi sẽ cung cấp tới quý bạn đọc một số nội dung liên quan tới vấn đề: Luật hôn nhân và gia đình tiếng Anh là gì?

Khái niệm hôn nhân, gia đình và Luật Hôn nhân và Gia đình

– Hôn nhân

Hôn nhân là một hiện tượng xã hội mang tính giai cấp. Theo quy định của pháp luật, hôn nhân là sự liên kết giữa một người đàn ông và một người đàn bà (Nhà nước không thừa nhận hôn nhân đồng giới) trên nguyên tắc hoàn toàn bình đẳng và tự nguyện, đảm bảo điều kiện theo quy định của pháp luật, nhằm chung số với nhau suốt đời và xây dựng gia đình ấm no, tiến bộ và hạnh phúc.

Hôn nhân là quan hệ giữa vợ và chồng sau khi đã kết hôn.

– Gia đình

Gia đình là tế bào của xã hội, là sản phẩm của xã hội, phát sinh và phát triển cùng sự phát triển của xã hội. Quan hệ bình đẳng của vợ và chồng trong gia dình thể hiện quan hệ bình đẳng nam và nữ người xã hội. Hôn nhân là một quan hệ giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng là tiền đề xây dựng gia đình.

Căn cứ khoản 2 – Điều 3 – Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014:

“Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy định của Luật này.”

– Luật Hôn nhân và Gia đình

Là tập hợp những quy định về chế độ hôn nhân và gia đình, chuẩn mực pháp lý cho cách ứng xử giữa các thành viên gia đình, trách nhiệm của cá nhân, tổ chức, Nhà nước và xã hội trong việc xây dựng, củng cố chế độ hôn nhân và gia đình.

Đặc điểm của quan hệ Luật Hôn nhân và Gia đình

– Quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình thông thường chỉ phát sinh giữa các thành viên gia đình với nhau và tồn tại trong một phạm vi hẹp là gia đình. Do đó, các chủ thể của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình thông thường là thành viên của một gia đình.

– Quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình mang tồn tại lâu dài và bền vững, không thể xác định được thời hạn trước. Trong một số trường hợp, quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đinh tồn tại ngay cả khi hôn nhân hoặc gia đình không tồn tại.

– Nội dung chính của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình là các quyền và nghĩa vụ nhân thân. Các quyền và nghĩa vụ tài sản luôn gắn liền với các quyền và nghĩa vụ nhân thân của các chủ thể mà không thể chuyển giao cho người khác. Các quyền và nghĩa vụ tài sản phát sinh, tồn tại hay chấm dứt phụ thuộc vào các quyền và nghĩa vụ tài sản phát sinh, tồn tại hay chấm dứt phụ thuộc vào các quyền và nghĩa vụ nhân thân.

– Các chủ thể trong quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình gắn bó với nhau bởi yếu tố tình cảm hoặc huyết thống. Trong phần lớn các trường hợp, yếu tố tình cảm hoặc huyết thống quyết định việc phát sinh, thay đổi hay chấm dứt quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình.

– Các chủ thế của quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình thông thường tự nguyện thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình. Thông thường, các quy phạm pháp luật hôn nhân và gia đình không quy định biện pháp chế tài.

– Quan hệ tài sản trong quan hệ pháp luật hôn nhân và gia đình không mang tính chất đền bù và ngang giá. Nghĩa vụ của các chủ thể đối với nhau không thể tính cân bằng. Khi một chủ thể thực hiện nghĩa vụ tài sản thì không phụ thuộc vào việc trước đây họ có được hưởng quyền hay không hoặc được hưởng quyền như thế nào.

Luật Hôn nhân và Gia đình tiếng Anh là gì?

Luật Hôn nhân và Gia đình tiếng Anh là law on marriage and family in Viet Nam

Law on marriage and family is the law branch in Vietnam law system, including all legal systems by the government with the purpose of regulating social relationships in marriage and family.

Một số từ tiếng anh liên quan tới Luật Hôn nhân và Gia đình

District Court/County court: Tòa án quận.

The People’s Tribunal: Tòa án nhân dân.

People’s Council: Hội đồng nhân dân.

Solicitor/advising lawyer: Luật sư tư vấn.

Trial panel: Hội đồng xét xử.

Judge: Quan tòa.

Tribunal president: Chánh án.

Jury: Bồi thẩm đoàn.

Client: Thân chủ.

Mediate: Hòa giải.

Civil law: Luật Dân sự.

Như vậy, luật Hôn nhân và Gia đình tiếng Anh là gì? Đã được chúng tôi phân tích rõ ràng trong bài viết phía trên. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đưa ra một số đặc điểm của Luật Hôn nhân và Gia đình.

->>>> Tham khảo thêm: Số điện thoại luật sư tư vấn ly hôn

Đánh giá bài viết:
5/5 - (3 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thuận tình ly hôn có cần phải hòa giải tại Tòa án không?

Việc hoà giải trước khi nộp đơn yêu cầu giải quyết ly hôn thì theo quy định tại Điều 54 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về hòa giải tại Tòa án Thì sau khi đã thụ lý đơn yêu cầu ly hôn, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải một lần nữa trước khi tiến hành giải quyết ly hôn theo đúng quy định của Bộ luật Tố tụng dân...

Vợ chồng đã thuận tình ly hôn được ủy quyền cho luật sư thay mặt ra tòa không?

Ly hôn là một trong các quyền nhân thân nên không thể uỷ quyền cho người khác thay mặt mình để tham gia tố tụng. Vì vậy dù vợ chồng thuận tình ly hôn, thì quá trình giải quyết yêu cầu ly hôn hai vợ chồng cũng phải cùng có mặt tại Tòa án để tham gia phiên hòa giải mà không được ủy quyền cho luật sư của...

Giao kết hợp đồng hôn nhân trái pháp luật sẽ bị xử phạt như thế nào?

Hợp đồng hôn nhân là các thỏa thuận liên quan đến mối quan hệ hôn nhân, bao gồm việc kết hôn, ly hôn, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng, cha mẹ và con cái, cũng như việc đảm bảo cấp dưỡng và trách nhiệm trong việc nuôi dạy con...

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không?

Mẹ chồng bắt con dâu phá thai có vi phạm pháp luật không? Quý vị hãy cùng Luật Hoàng Phi tìm hiểu qua bài viết sau...

Chồng gửi tiết kiệm vợ có rút được không?

Sổ tiết kiệm có thể đứng tên một người hoặc nhiều người (nếu gửi tiết kiệm chung). Khi thực hiện chi trả số tiền tiết kiệm (rút sổ tiết kiệm), người có tên trên sổ tiết kiệm phải tự mình thực hiện thủ tục rút tiền hoặc qua người đại diện, thông qua uỷ quyền hoặc phân chia di sản thừa...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi