• Thứ năm, 31/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 10514 Lượt xem

Lỗi là gì? Các loại lỗi?

Lỗi là dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm phản ánh chủ thể đã lựa chọn thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội khi có đủ điều kiện lựa chọn hành vi khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.

Việc xác định lỗi trong các hành vi phạm tội là rất quan trọng và cần thiết khi xác định tội phạm. Và để xác định được yếu tố lỗi thì trước hết chúng ta cần phải nắm rõ về lỗi là gì? Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ hỗ trợ, tư vấn, giải đáp nội về nội dung Lỗi là gì?

Lỗi là gì?

Lỗi là dấu hiệu thuộc mặt chủ quan của tội phạm phản ánh chủ thể đã lựa chọn thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội khi có đủ điều kiện lựa chọn hành vi khác phù hợp với đòi hỏi của xã hội.

Để xác định người thực hiện hành vi nguy hiểm và gây thiệt hại cho xã hội có lỗi trong khi thực hiện hành vi đó hay không, chúng ta cần phải xác định tính có lỗi của tội phạm.

Yếu tố lỗi được xác định theo pháp luật hình sự khi hội tụ đủ 02 điều kiện sau:

– Không mắc bệnh tâm thần, các bệnh làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi (tức là không bị mất năng lực hành vi)

– Đạt độ tuổi theo quy định hiện hành:

Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự với mọi tội phạm.

Người từ đủ 14 tuổi trở lên mà chưa đủ 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự vè tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng.

Các loại lỗi

Tiếp tục nội dung bài viết lỗi là gì? sẽ là về các loại lỗi. Theo quy định của pháp luật hình sự, cụ thể theo Điều 10, Điều 11 Bộ luật Hình sự năm 2015 lỗi được chia thành 04 loại: lỗi cố ý trực tiếp, lỗi cố ý gián tiếp, lỗi vô ý vì quá tự tin và lỗi vô ý do cẩu thả. Để tiện cho việc tìm hiểu và phân biệt các lỗi, chúng tôi sẽ so sánh các lỗi này:

Tiêu chí

Cố ý trực tiếp

Cố ý gián tiếp

Vô ý do cẩu thả

Vô ý vì quá tự tin

Căn cứ pháp lý

Khoản 1 Điều 10 Bộ Luật Hình sự 2015

Khoản 2 Điều 10 Bộ luật Hình sự năm 2015

Khoản 2 Điều 11 Bộ luật Hình sự 2015

Khoản 1 Điều 11 Bộ luật Hình sự 2015

Khái niệm

Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó và mong muốn hậu quả xảy raNgười phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội, thấy trước hậu quả của hành vi đó có thể xảy ra, tuy không mong muốn nhưng vẫn có ý thức để mặc cho hậu quả xảy raNgười phạm tội không thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội, mặc dù phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả đóNgười phạm tội tuy thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội nhưng cho rằng hậu quả đó sẽ không xảy ra hoặc có thể ngăn ngừa được

Về mặt lý trí

Nhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện, thấy trước hành vi đó có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hộiNhận thức rõ tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi mà mình thực hiện, thấy trước hành vi đó có thể gây hậu quả nghiêm trọng cho xã hộiPhải thấy trước hậu quả nhưng lại không thấy trước được hậu quả đóNhận thức được tính chất nguy hiểm cho xã hội của hành vi của mình, thể hiện ở việc họ thấy trước hậu quả nguy hại cho xã hội mà hành vi của mình có thể gây ra

Về mặt ý chí

Sự lựa chọn hành vi phạm tội là sự lựa chọn duy nhất, chủ thể lựa chọn hành vi phạm tội vì chủ thể mong muốn hành vi đóNgười phạm tội không mong muốn hậu quả xảy ra, tức hậu quả xảy ra không phù hợp với mục đích phạm tội. Tuy nhiên để thực hiện mục đích này, người phạm tội để mặc hậu quả nguy hiểm cho xã hội mà hành vi của mình có thể gây raNgười phạm tội khi thực hiện hành vi đáng ra phải thấy trước và có thể thấy trước hậu quả nguy hiểm cho xã hội sẽ xảy raNgười phạm tội không mong muốn hành vi của mình sẽ gây ra hậu quả nguy hại cho xã hội. Tuy nhiên hậu quả nguy hại cho xã hội đã xảy ra và nằm ngoài dự tính của họ

Nguyên nhân

Có sự cố ýCó sự cố ýDo sự cẩu thảDo quá tự tin vào khả năng của mình

Ví dụ

C và D xảy ra mâu thuẫn, C dùng dao đâm D với ý muốn giết D. Rõ ràng C ý thức được việc mình làm là nguy hiểm và mong muốn hậu quả chết người người xảy ra.B giăng lưới điện để chống trộm đột nhập nhưng không có cảnh báo an toàn dẫn đến chết người. Dù B không mong muốn hậu quả chết người xảy ra nhưng có ý thức bỏ mặc hậu quả xảy ra nên đây là lỗi cố ý gián tiếpA là kế toán doanh nghiệp, khi nhập dữ liệu, A đã sơ ý bỏ sót một số 0 trong số tiền cần chuyển cho đối tác, hành vi này của A đã khiến công ty thiệt hại, trong trường hợp này, A là kế toán và phải biết được chỉ một hành vi sơ xuất cũng sẽ gây ra những hậu quả không mong muốn. A là bác sĩ muốn áp dụng pháp đồ điều trị mới cho B. Mặc dù biết rằng việc thử nghiệm việc điều trị với B có thể gây ra hậu quả chết người những A cho rằng mình kiểm soát được toàn bộ quá trình điều trị. Tuy nhiên,do phản ứng thuốc, B chết. Trường hợp này, A có lỗi vô ý vì quá tự tin.

Không thấy trước hành vi của mình là nguy hiểm cho xã hội thì không bị xem là có lỗi?

Như đã nêu ở trên trong phần phân biệt các loại lỗi trong lĩnh vực pháp luật hình sự, Quý vị có thể thấy lỗi vô ý do cầu thả được xác định là khi người phạm tội không thấy trước hành vi của mình là gây nguy hiểm cho xã hội và gây ra hậu quả. Chính vì thế, với câu hỏi này, hành vi mà người vi phạm không thấy trước hậu quả vẫn là có lỗi và sẽ được xếp vào lỗi vô ý do cẩu thả.

Tại sao lỗi là dấu hiệu bắt buộc của tội phạm?

Lỗi là dấu hiệu bắt buộc phải có ở mọi tội phạm vì tội phạm nào cũng được thực hiến do cố ý hoặc vô ý. Lỗi là thái độ tâm lý của một người đối với hành vi nguy hiểm cho xã hội của mình và hậu quả do hành vi đó gây ra được biểu hiện dưới hình thức cố ý hoặc vô ý.

Trên đây là nội dung bài viết của Công ty Luật Hoàng Phi về vấn đề lỗi là gì? Cảm ơn Quý khách độc giả đã quan tâm theo dõi bài viết này của chúng tôi.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (7 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi