Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Lối thoát nào khi không còn khả năng trả nợ?
  • Thứ sáu, 14/04/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 6997 Lượt xem

Lối thoát nào khi không còn khả năng trả nợ?

Để mau chóng thoát khỏi những gánh nặng nợ nần thì điều đầu tiên người vay nợ cần phải nghĩ đến là ưu tiên sử dụng tiền vào việc trả nợ. Lúc này người vay nợ cần phải tính toán kỹ lưỡng về các khoản chi tiêu của bản thân, nên bỏ qua những khoản không cần thiết mà hãy tập trung vào việc thanh toán các khoản đang vay.

Hiện nay, nhu cầu vay mượn ngày càng nhiều đi kèm là những rủi ro ngày càng lớn. Có những trường hợp vay vốn để làm ăn nhưng lại thua lỗ, vỡ nợ dẫn đến tình trạng không còn đủ khả năng trả.

Vậy Lối thoát nào khi không còn khả năng trả nợ? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết dưới đây để có thêm thông tin hữu ích.

Vỡ nợ là gì?

Vỡ nợ hay chính là việc người vay không còn khả năng trả nợ, không trả được nợ bao gồm cả lãi hoặc gốc của một khoản vay hay chứng khoán.

Vỡ nợ có thể xảy ra khi người vay không thể thực hiện thanh toán kịp thời, bỏ lỡ thời gian thanh toán hoặc tránh hoặc ngừng thanh toán.

Các cá nhân, doanh nghiệp và thậm chí các quốc gia có thể rơi vào tình trạng vỡ nợ nếu họ không thể tiếp tục nghĩa vụ nợ của mình. Rủi ro vỡ nợ thường được tính toán trước bởi các chủ nợ.

Vì sao lại xảy ra tình trạng vỡ nợ?

– Bị tín dụng tổ chức cho vay lừa đảo

– Không vạch ra kế hoạch tài chính hợp lý để trả nợ

– Vay nợ nhiều nơi

– Sử dụng tiền hoang phí

– Sử dụng tiền với mục đích không xứng đáng

– Làm ăn đầu tư thua lỗ

– Rơi vào tình cảnh khó khăn, mất khả năng trả nợ

Lối thoát nào khi không còn khả năng trả nợ

Nợ nần là việc mà không một ai muốn dính đến, thế nhưng đôi khi vì những lý do khác nhau mà người vay phải rơi vào tình trạng này. Những lúc như vậy, thường người vay sẽ cảm thấy bế tắc, áp lực, mệt mỏi… Vậy Lối thoát nào khi không còn khả năng trả nợ? Cần làm gì khi rơi vào hoàn cảnh nợ nần?

Dưới đây chúng tôi sẽ liệt kê một số biện pháp để giúp người vay có cái nhìn thích cực hơn để vượt qua sự bế tắc vì nợ nần như:

– Ưu tiên cho việc trả nợ

Để mau chóng thoát khỏi những gánh nặng nợ nần thì điều đầu tiên người vay nợ cần phải nghĩ đến là ưu tiên sử dụng tiền vào việc trả nợ. Lúc này người vay nợ cần phải tính toán kỹ lưỡng về các khoản chi tiêu của bản thân, nên bỏ qua những khoản không cần thiết mà hãy tập trung vào việc thanh toán các khoản đang vay.

Người vay nợ cần phải đặt ra mục tiêu cụ thể cho từng khoản nợ. Nếu đang vay ở nhiều nơi thì phải cân nhắc xem khoản nào cần phải trả trước, đặt ra mục tiêu thời gian cụ thể. Việc này sẽ giúp cho người vay nợ có thêm động lực để phấn đấu, thôi thúc người vay nợ cần phải siêng năng và chăm chỉ hơn để giảm bớt những nỗi lo về mặt tài chính.

– Lên danh sách các khoản nợ của bản thân

Để biết được khoản vay nào cần phải ưu tiên trả trước thì người vay nợ cần phải lên danh sách cụ thể và chi tiết về các khoản vay hiện tại của mình. Người vay nợ cần phải sắp xếp theo thứ tự ưu tiên về lãi suất, kỳ hạn và giá trị của khoản vay. Đừng nên gộp chung các khoản vay lại với nhau mà hãy tách chúng ra thành từng cụm nhỏ và xếp theo thứ tự ưu tiên.

– Lên kế hoạch chi tiêu thật hợp lý

Lên kế hoạch thật chi tiết về những khoản mà bản thân cần phải chi tiêu. Điều này không chỉ giúp người vay nợ có thể giải quyết tốt khoản nợ của mình mà còn xây dựng được một thói quen chi tiêu hợp lý, từ đó có nhiều khả năng tiết kiệm thêm một khoản để đầu tư, kinh doanh.

Để có thể sử dụng tiền một cách hợp lý bạn cần phải chú ý đến các khoản thu chi của mình. Hãy đưa ra danh sách các khoản cần chi tiêu và xếp chúng theo thứ tự quan trọng giảm dần.

– Ngừng vay thêm nợ

Đây chính là cách tốt nhất để người nợ giảm bớt sự bế tắc vì nợ nần. Khi khoản nợ cũ vẫn chưa thể thanh toán thì việc vay thêm nợ mới chỉ khiến cho người vay nợ trở nên mệt mỏi, cứ mãi luẩn quẩn trong vòng quay ấy và không thể nào thoát ra được. Do đó, hãy tìm cách để thanh toán dứt điểm khoản nợ cũ để không phải vay thêm bất kì số tiền nào khác. Những đối tượng đang có thói quen sử dụng thẻ tín dụng thì cần phải biết cách kiểm soát chi tiêu, hạn chế mua sắm hoặc tốt nhất là nên ngừng sử dụng cho đến khi thanh toán hết số âm.

Từ bỏ thói quen chi tiêu đắt tiền

Những ai đang có thói quen chi tiêu những món đồ đắt tiền hoặc vì thói quen này mà rơi vào trạng thái bế tắc vì nợ nần thì cần phải nhanh chóng từ bỏ ngay. Người vay nợ cần biết những khoản tiền mình kiếm ra được nên chi tiêu vào mục đích gì, hãy dồn các khoản chi tiêu xa hoa ấy vào việc trả nợ để giảm bớt các gánh nặng tài chính.

Và ngay cả khi các khoản nợ đã được thanh toán thì người vay nợ cũng nên duy trì việc làm này để tránh tình trạng nợ thêm nhiều lần nữa. Nếu người vay nợ muốn mua sắm một món đồ đắt tiền nào đó, hãy chọn cách tiết kiệm. Mỗi tháng người vay nợ hãy chi ra một khoản trong khả năng để “bỏ ống”. Sau vài tháng người vay nợ cũng có thể mua được món đồ đó nhưng không phải vay mượn bất kì ai.

– Tìm thêm nguồn thu nhập

Tìm thêm cho bản thân một nguồn thu nhập cũng chính là giải pháp hữu hiệu giúp bạn thoát khỏi sự băn khoăn và bế tắc vì nợ nần. Tùy vào tính chất công việc và sở trường của người vay nợ mà bạn có thể tìm thêm những công việc ngoài giờ để có thể gia tăng thu nhập của bản thân.

Hơn thế, khi bản thân bận rộn và thu được thành quả tốt sẽ giúp cho tâm trạng của bạn được thoải mái và nhẹ nhõm hơn. Một số trường hợp nợ nần vì thất bại trong công việc sẽ khiến cho nhiều người mất dần sự tự tin, họ không còn đủ niềm tin vào khả năng của chính mình. Tuy nhiên, việc cần làm lúc này không phải là tự trách bản thân mà hãy mạnh mẽ đứng lên để giải quyết được các khoản nợ của mình.

– Tự thưởng cho bản thân

Nghe có vẻ hơi vô lý trong giai đoạn đang nợ nần chồng chất. Tuy nhiên, đây cũng được xem là một trong các cách giúp người vay nợ thoát khỏi sự bế tắc vì các khoản nợ nần của mình. Chuyện gì cũng thế, thưởng phạt phải thật rõ ràng. Việc bạn phải khắt khe với bản thân để có thể thanh toán nhanh chóng các khoản nợ sẽ khiến cho bạn cảm thấy mệt mỏi và vô cùng áp lực.

– Trò chuyện với những người có tư duy tích cực

Khi cảm thấy bế tắc vì những khoản nợ nần quá lớn của bản thân thì cách tốt nhất để giải tỏa tâm trạng đó chính là trò chuyện và tâm sự cùng với những người có lối tư duy tích cực. Nhiều người khi mắc phải nợ nần thường cảm thấy xấu hổ, e ngại việc nói chuyện với người thân hoặc bạn bè của mình. Tuy nhiên, điều này chỉ khiến cho bạn càng thêm áp lực và bi quan hơn.

Do đó, mỗi khi cảm thấy tuyệt vọng, mệt mỏi thì hãy thử nói chuyện với những người có suy nghĩ lạc quan, yêu đời. Việc trò chuyện cùng họ sẽ giúp người vay nợ cảm thấy thoải mái, tự tin hơn về bản thân. Đồng thời những người có tư duy tích cực luôn sẽ có những lời khuyên hữu ích để giúp người vay nợ có được lối suy nghĩ đúng đắn hơn, tạo thêm sự quyết tâm để vượt qua được giai đoạn khó khăn tài chính.

Vỡ nợ không có khả năng chi trả thì xử lý như thế nào?

Khi bên vay tiền không còn khả năng trả nợ thì bên cho vay có quyền xử lý tài sản thế chấp… Hoặc bên vay có thể yêu cầu người bảo hộ thực hiện trả nợ thay. Trong trường hợp bên vay không có tài sản thế chấp thì bên cho vay có quyền lên đơn khởi kiện với cơ quan chức năng thẩm quyền về tội dân sự. Chủ tòa sẽ đưa ra quyết định phán xét xem nghĩa vụ trả nợ là bao nhiêu và bao giờ. Hai bên có thể tự nguyện thỏa thuận phương thức trả nợ dựa trên bản án của tòa. Nếu bên vay tiền còn cố chấp không thanh toán trả nợ thì bên cho vay có quyền yêu cầu thi hành tội danh hình sự.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Lối thoát nào khi không còn khả năng trả nợ? Khách hàng quan tâm các vấn đề khác có liên quan, vui lòng liên hệ tổng đài tư vấn pháp luật 1900.6557 để được hỗ trợ nhanh chóng, tận tình.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (8 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được công chứng, chứng thực. Việc mua nhà bằng cách lập vi bằng là không Đúng với quy định của pháp...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá trị sử dụng của vi bằng. Tuy nhiên, bản chất khi lập vi bằng được hiểu lập là để ghi nhận sự kiện, hành vi có thật bởi chủ thể có thẩm quyền do Nhà nước quy định và được đăng ký tại Sở Tư...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng sở hữu một chiếc xe mà không cần có sẵn quá nhiều...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn có quyền thực hiện các thủ tục đăng ký xe máy và pháp luật cũng không quy định bất kỳ độ tuổi cụ thể nào mới có thể được đứng tên xe. Do vậy, Ngay cả khi bạn chưa có bằng lái, bạn vẫn có thể thực hiện đăng ký xe bình...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà bắt buộc phải lập thành hợp đồng nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực trừ khi các bên có nhu...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi