Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Lợi dụng sự khan hiếm để mua vét hàng hóa và bán lại để thu lợi bất chính phạt tù mấy năm?
  • Thứ năm, 31/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 979 Lượt xem

Lợi dụng sự khan hiếm để mua vét hàng hóa và bán lại để thu lợi bất chính phạt tù mấy năm?

Các chủ thể lợi dụng sự khan hiếm để mua vét hàng hóa sau đó sẽ bán lại cho các chủ thể khác với giá cao nhằm trục lợi, đây là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm và có quy định xử phạt.

Trước tình hình căng thẳng của dịch Covid19 với tâm lý lo ngại dịch bệnh mà người dân đổ xô đi mua hàng hóa rất nhiều để tích trữ. Một số cá nhân lợi dụng sự khan hiếm để mua vét hàng hóa và bán lại để thu lợi bất chính vi phạm quy định của pháp luật. Hành vi trên là hành vi trái pháp luật và có thể bị phạt tù. Cụ thể nhiều chủ thể chưa nắm rõ được nội dung Lợi dụng sự khan hiếm để mua vét hàng hóa và bán lại để thu lợi bất chính phạt tù mấy năm? Bài viết của chúng tôi xin giải đáp thắc mắc trên đến độc giả.

Lợi dụng sự khan hiếm để mua vét hàng hóa và bán lại để thu lợi bất chính là gì?

Trước khi giải đáp câu hỏi Lợi dụng sự khan hiếm để mua vét hàng hóa và bán lại để thu lợi bất chính phạt tù mấy năm thì cần hiểu về hành vi lợi dụng sự khan hiếm để mua vét hàng hóa và bán lại để thu lợi bất chính là gì. Có thể thấy lợi dụng sự khan hiếm để mua vét hàng hóa và bán lại để thu lợi bất chính là hành vi của việc đầu cơ và vi phạm quy định của pháp luật. Theo đó, có thể hiểu đầu cơ là lợi dụng tình hình khan hiếm  hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh mua vét hàng hoá  nhằm bán lại thu lợi.

Các chủ thể lợi dụng sự khan hiếm để mua vét hàng hóa sau đó sẽ bán lại cho các chủ thể khác với giá cao nhằm trục lợi, đây là hành vi bị pháp luật nghiêm cấm và có quy định xử phạt.

Lợi dụng sự khan hiếm để mua vét hàng hóa và bán lại để thu lợi bất chính là tội gì?

Hành vi lợi dụng sự khan hiếm để mua vét hàng hóa và bán lại để thu lợi bất chính là hành vi khách quan của tội đầu cơ, do đó sẽ bị xử về tội đầu cơ tại điều 196 Bộ luật Hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017. Bài viết xin phân tích một số vấn đề xoay quanh tội đầu cơ tại Điều 196.

Chủ thể của tội đầu cơ không có gì đặc biệt, chỉ cần người có năng lực trách nhiệm hình sự và đến độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật là có thể trở thành chủ thể của tội phạm này.

Khách thể của tội đầu cơ là trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là trật tự quản lý việc lưu thông hàng hoá, chống đầu cơ trục lợi.  Đối tượng tác động của tội phạm này là hàng hoá nói chung, trừ những hàng hoá vật phẩm là đối tượng tác động của các tội phạm khác đã được quy định thành tội phạm riêng.

Hành vi khách quan của tội đầu cơ là chủ thể có hành vi dùng tiền, tài sản hoặc lợi ích vất chất khác để trao đổi lấy hàng hoá và vơ vét, thấy ở đâu có là mua, mua bằng hết, gom số lượng lớn. Hành vi mua vét trong tội đầu cơ không đòi hỏi phải mua bằng hết hàng hoá ở một địa bàn, một vùng nhất định mà chỉ cần mua với số lượng lớn để bán lại trục lợi là bị coi là đầu cơ rồi. Tuy nhiên, việc mua vét hàng hoá phải xảy ra trong một tình hình khan hiếm loại hàng hoá đó ở địa bàn mà người phạm tội mua vét.

Nếu mua vét nhưng mặt hàng đó không khan hiếm thì cũng chưa phải là đầu cơ. Hậu quả của hành vi đầu cơ là những thiệt hại vật chất và phi vật chất cho xã hội như: tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người, những thiệt hại về tài sản cho xã hội  và những thiệt hại khác về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội … Hậu quả trực tiếp của hành vi đầu cơ là làm cho giá cả về một hoặc một số mặt hàng nào đó tăng vọt, gây thiệt hại trực tiếp cho người tiêu dùng.

Trên đây là những phân tích về dấu hiệu của tội đầu cơ. Cụ thể Lợi dụng sự khan hiếm để mua vét hàng hóa và bán lại để thu lợi bất chính phạt tù mấy năm sẽ được chúng tôi giải đáp ở phần tiếp theo của bài viết.

Lợi dụng sự khan hiếm để mua vét hàng hóa và bán lại để thu lợi bất chính phạt tù mấy năm?

Để giải đáp câu hỏi  Lợi dụng sự khan hiếm để mua vét hàng hóa và bán lại để thu lợi bất chính phạt tù mấy năm cần căn cứ theo quy định tại điều 196 Luật Hình sự 201. Cụ thể pháp luật có quy định chi tiết về tội đầu cơ như sau:

Điều 196. Tội đầu cơ

1. Người nào lợi dụng tình hình khan hiếm hoặc tạo ra sự khan hiếm giả tạo trong tình hình thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh hoặc tình hình khó khăn về kinh tế mua vét hàng hóa thuộc danh mục mặt hàng bình ổn giá hoặc thuộc danh mục hàng hóa được Nhà nước định giá nhằm bán lại để thu lợi bất chính thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:

a) Hàng hóa trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.500.000.000 đồng;

b) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

d) Hàng hóa trị giá từ 1.500.000.000 đồng đến dưới 3.000.000.000 đồng;

đ) Thu lợi bất chính từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng;

e) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:

a) Hàng hóa trị giá 3.000.000.000 đồng trở lên;

b) Thu lợi bất chính 1.000.000.000 đồng trở lên;

c) Tái phạm nguy hiểm.

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

5. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị xử phạt như sau:

a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;

b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 4.000.000.000 đồng;

c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 4.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng;

d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Căn cứ theo quy định tại điều 196 thì chủ thể có hành vi lợi dụng sự khan hiếm để mua vét hàng hóa và bán lại để thu lợi bất chính có thể bị phạt tù đến 15 năm. Cụ thể:

+ Khung một quy định phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm đối với người thực hiện các hành vi quy định tại Khoản 1 của Điều luật.

+ Khung hai quy định phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 1.500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 năm đến 07 năm đối với người thực hiện các hành vi quy định tại Khoản 2 của Điều luật.

+ Khung ba quy định phạt tiền từ 1.500.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 07 năm đến 15 năm đối với người thực hiện các hành vi quy định tại Khoản 3 của Điều luật.

+ Hình phạt bổ sung; Ngoài việc phải chịu một trong các hình phạt chính nêu trên, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

+ Hình phạt đối với pháp nhân: Pháp nhân thương mại phạm tội thì bị phạt tiền từ 300.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng. Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 300.000.000 đồng, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.

Trên đây là những phân tích của chúng tôi xoay quanh câu hỏi Lợi dụng sự khan hiếm để mua vét hàng hóa và bán lại để thu lợi bất chính phạt tù mấy năm? Nếu quý độc giả cần hỗ trợ vui lòng liên hệ chúng tôi để được giải đáp.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi