Luật Hoàng Phi Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Loại hình doanh nghiệp nào được phát hành trái phiếu?
  • Thứ sáu, 22/07/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1282 Lượt xem

Loại hình doanh nghiệp nào được phát hành trái phiếu?

Trái phiếu là một loại tài sản, là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành.

Nghị định số 163/2018/NĐ-CP quy định về việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Nghị định này có hiệu lực từ ngày 01/02/2019 đã tạo điều kiện cho doanh nghiệp phát triển nguồn vốn của mình.

Vậy trái phiếu là gì? Loại hình doanh nghiệp nào được phát hành trái phiếu? Khách hàng quan tâm vui lòng theo dõi nội dung bài viết để có thêm thông tin chi tiết.

Trái phiếu là gì?

– Trái phiếu là một loại tài sản, là loại chứng khoán xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của tổ chức phát hành.

– “Trái phiếu doanh nghiệp” là loại chứng khoán có kỳ hạn từ 01 năm trở lên do doanh nghiệp phát hành, xác nhận quyền và lợi ích hợp pháp của người sở hữu đối với một phần nợ của doanh nghiệp phát hành.

– Một số loại trái phiếu doanh nghiệp bao gồm:

+ “Trái phiếu doanh nghiệp xanh” là trái phiếu doanh nghiệp được phát hành để đầu tư cho dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường, dự án mang lại lợi ích về môi trường theo quy định của pháp luật bảo vệ môi trường.

+ “Trái phiếu chuyển đổi” là loại hình trái phiếu do công ty cổ phần phát hành, có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông của chính doanh nghiệp phát hành theo điều kiện, điều khoản đã được xác định tại phương án phát hành trái phiếu.

+ “Trái phiếu có bảo đảm” là loại hình trái phiếu được bảo đảm thanh toán toàn bộ hoặc một phần lãi, gốc khi đến hạn bằng tài sản của doanh nghiệp phát hành hoặc tài sản của bên thứ ba theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm; hoặc được bảo lãnh thanh toán theo quy định của pháp luật.

+ “Trái phiếu kèm chứng quyền” là loại hình trái phiếu được công ty cổ phần phát hành kèm theo chứng quyền, cho phép người sở hữu chứng quyền được quyền mua một số cổ phiếu phổ thông của doanh nghiệp phát hành theo điều kiện, điều khoản đã được xác định tại phương án phát hành trái phiếu.

Đặc điểm của trái phiếu doanh nghiệp

– Người phát hành là các doanh nghiệp; Trái phiếu được phát hành dưới hình thức chứng chỉ, bút toán ghi sổ hoặc dữ liệu điện tử.

– Người mua trái phiếu là người cho các doanh nghiệp tiến hành vay tiền và là chủ nợ của doanh nghiệp phát hành trái phiếu.

– Người mua trái phiếu khác hoàn toàn với người sở hữu cổ phiếu của một doanh nghiệp.

– Thu nhập từ trái phiếu là tiền lãi, khoản thu cố định không phụ thuộc vào kết quả kinh doanh sản xuất của doanh nghiệp. Lãi suất danh nghĩa trái phiếu có thể xác định theo một trong các phương thức: lãi suất cố định cho cả kỳ hạn trái phiếu; lãi suất thả nổi; hoặc kết hợp giữa lãi suất cố định và thả nổi.

– Trái phiếu là khoản nợ bắt buộc phải thanh toán, do đó các doanh nghiệp muốn giải thể hoặc tuyên bố phá sản phải hoàn tất các khoản nợ này theo quy định của pháp luật.

– Trái phiếu mang tính ổn định và độ rủi ro không quá lớn nhưng lại không có quyền điều hành và kiểm soát công ty như cổ phiếu.

Vậy Loại hình doanh nghiệp nào được phát hành trái phiếu? Khách hàng theo dõi nội dung tiếp theo của bài viết để có thêm thông tin.

Đối tượng được phát hành trái phiếu

– Doanh nghiệp phát hành trái phiếu là công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn được thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam.

– Tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động phát hành trái phiếu DN.

Cần lưu ý doanh nghiệp hoạt động trong các ngành, lĩnh vực chứng khoán, ngân hàng và xổ số; doanh nghiệp nhà nước thì ngoài việc tuân thủ quy định về phát hành trái phiếu; phải thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành. Trường hợp có sự khác nhau giữa các quy định thì thực hiện theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

Nguyên tắc phát hành và sử dụng vốn trái phiếu theo quy định pháp luật như thế nào?

Căn cứ Điều 5 Nghị định 153/2020/NĐ-CP quy định nguyên tắc phát hành và sử dụng vốn trái phiếu

– Doanh nghiệp phát hành trái phiếu theo nguyên tắc tự vay, tự trả, tự chịu trách nhiệm về hiệu quả sử dụng vốn và đảm bảo khả năng trả nợ.

– Mục đích phát hành trái phiếu bao gồm: để thực hiện các chương trình, dự án đầu tư; tăng quy mô vốn hoạt động; cơ cấu lại nguồn vốn của chính doanh nghiệp hoặc mục đích phát hành trái phiếu theo quy định của pháp luật chuyên ngành.

 Doanh nghiệp phải nêu cụ thể mục đích phát hành tại phương án phát hành theo quy định tại Điều 13 Nghị định này và công bố thông tin cho nhà đầu tư đăng ký mua trái phiếu. Việc sử dụng vốn huy động từ phát hành trái phiếu của doanh nghiệp phải đảm bảo đúng mục đích theo phương án phát hành và nội dung công bố thông tin cho nhà đầu tư.

– Đối với phát hành trái phiếu xanh, ngoài các quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, nguồn vốn từ phát hành trái phiếu phải được hạch toán, quản lý theo dõi riêng và giải ngân cho các dự án thuộc lĩnh vực bảo vệ môi trường, dự án mang lại lợi ích về môi trường theo phương án phát hành đã được phê duyệt.

Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Loại hình doanh nghiệp nào được phát hành trái phiếu? Khách hàng quan tâm, theo dõi bài viết có vướng mắc khác vui lòng phản hồi trực tiếp để chúng tôi giải đáp.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Dịch vụ Luật sư tư vấn thừa kế

Lĩnh vực luật sư tư vấn thừa kế liên quan đến quá trình chuyển nhượng tài sản của một người qua đời cho những người còn sống, được quy định bởi pháp luật và di chúc (nếu...

Dịch vụ luật sư tranh tụng

Dịch vụ luật sư tranh tụng ở Luật Hoàng Phi như thế nào? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Dịch vụ soạn đơn khởi kiện lừa đảo chiếm đoạt tài sản

Dịch vụ soạn đơn khởi kiện lừa đảo chiếm đoạt tài sản của Luật Hoàng Phi như thế nào? Quý vị hãy cùng chúng tôi tham khảo qua bài viết...

Dịch vụ luật sư cho người nước ngoài tại Việt Nam

Với trên 10 năm kinh nghiệm và đội ngũ luật sư nghiên cứu và tư vấn chuyên sâu về nhu cầu pháp lý của người nước ngoài tại Việt Nam, Luật Hoàng Phi đã cung cấp dịch vụ tư vấn pháp luật thường xuyên người nước ngoài đến từ nhiều quốc gia trên thế...

Năng lực chủ thể bao gồm nội dung gì?

Năng lực chủ thể là khả năng và quyền lực của một cá nhân hoặc nhóm người để tác động và thay đổi hoàn cảnh xung quanh mình, nó được coi là một khía cạnh quan trọng của định hướng tích cực và thành công trong cuộc...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi