Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Lao động đặc thù được hiểu như thế nào?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 8045 Lượt xem

Lao động đặc thù được hiểu như thế nào?

Luật sư có thể giải thích giúp cháu lao động đặc thù là gì? Lao động đặc thù bao gồm những nhóm nào?

Câu hỏi:

Xin chào luật sư, luật sư có thể tư vấn giúp cháu vấn đề này:

Cháu là Nguyễn Thu Hằng, hiện đang là học sinh cấp 3 ở Thái Nguyên. Cháu rất hay đọc báo lao động. Cháu đọc báo thấy có khái niệm lao động đặc thù. Cháu chưa hiểu rõ khái niệm này lắm. Luật sư có thể giải thích giúp cháu lao động đặc thù là gì? Lao động đặc thù bao gồm những nhóm nào?

Trả lời:

Với câu hỏi của bạn chúng tôi xin trả lời như sau:

Lao động đặc thù là gì?

Hiện nay, có rất nhiều quan điểm về lao động đặc thù. Có quan điểm cho rằng lao động đặc thù là những người lao động chưa đủ năng lực hành vi lao động hoặc bị khuyết tật về thể chất tinh thần.

Quan điểm khác cho rằng lao động đặc thù là những người lao động có đặc điểm riêng về thể lực, trí lực, tâm sinh lí và độ tuổi.

Nhưng hiểu một cách đơn giản nhất thì lao động đặc thù là lao động có đặc điểm riêng về thể chất, tinh thần, tâm sinh lý.

Đặc điểm của lao động đặc thù?

–  Thể chất: lao động đặc thù có sức khỏe kém, không đủ hoặc chưa đủ để tham gia vào quan hệ lao động. Một số khác thì bị khiếm khuyết bôj phận, chức năng nào đó khiến cho họ bị suy giảm khả năng lao động.

–  Tinh thần, trí tuệ: Đây là nhóm đối tượng có khả năng nhận thức và điều khiển hành vi bị hạn chế . Họ thường bị ảnh hưởng của phong tục, tập quán, truyền thống trong lao động.

–  Tâm sinh lý: thường biểu hiện về mặt giới tính. Ví dụ như lao động nữ còn có thiên chức làm mẹ, làm vợ, nuôi dưỡng và chăm sóc con cái. Nhóm khac cần có điều kiện để phát triển năng lực pháp luật, năng lực hành vi.

Phân loại lao động đặc thù?

Lao động đặc thù bao gồm các nhóm sau:

–  Lao động nữ là người lao động có giới tính là nữ, đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động có giao kết hợp đồng lao động.

–  Lao động chưa thành niên (là người lao động dưới 18 tuổi có khả năng lao động, giao kết hợp đồng lao động),

–  Lao động cao tuổi: là người lao động đã hết tuổi lao động theo quy định của pháp luật, có khả năng lao động.

–  Lao động khuyết tật: là người lao động khiếm khuyết một phần hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc suy giảm chức năng, biểu hiện dưới dạng tật khiến cho sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn.

Đối với mỗi nhóm trong lao động đặc thù pháp có quy định và sự điều chỉnh riêng được thể hiện trong Chương XI – Bộ Luật lao động 2019.  Đặc biệt đối với nhóm lao động khuyết tật trước đây thường quy định rải rác tại các điều khác nhau nhưng từ khi có Bộ Luật lao động 2012, nhóm lao động khuyết tật có sự điều chỉnh riêng thành một mục trong bộ luật và còn được quy định tại Luật người khuyết tật năm 2010.

Để có thể hiểu rõ hơn quy đình đối với từng nhóm đối tượng trong lao động đặc thù bạn có thể tìm đọc thêm trong Bộ Luật lao động 2019 để biết rõ hơn.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, anh/chị có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN 19006557 để được tư vấn.


Quý độc giả có thể tham khảo mục Hỏi đáp luật lao động để được hỗ trợ về các nội dung liên quan đến bài viết trên như:

Câu hỏi:

Em là Mai Thanh Phương, năm nay 17 tuổi. Quê ở Đồng Nai. Luật sư có thể cho em biết những công việc mà pháp luật cấm sử dụng người chưa thành niên là những công việc nào? Nếu như những nơi sử dụng người chưa thành niên làm công việc cấm thì xử lí như thế nào?

Trả lời:

Cảm ơn em đã gửi câu hỏi đề nghị tư vấn đến công ty Luật Hoàng Phi. Với câu hỏi của em chúng tôi xin trả lời như sau:

Người lao động chưa thành niên là người lao động dưới 18 tuổi. Pháp luật có quy định người sử dụng lao động được sử dụng người chưa thành niên vào làm việc. Tuy nhiên, không phải công việc nào cũng được sử dụng lao động chưa thành niên mà chỉ trong những công việc nhất định, phù hợp với sức khỏe của người chưa thành niên.

Thứ nhất: Công việc cấm sử dụng lao động là người chưa thành niên:

Trong quá trình sử dụng người lao động chưa thành niên Doanh nghiệp cần chú ý về các công việc cấm Doanh nghiệp không được làm như sau:

Điều 147. Công việc và nơi làm việc cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi

1. Cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm các công việc sau đây:

a) Mang, vác, nâng các vật nặng vượt quá thể trạng của người chưa thành niên;

b) Sản xuất, kinh doanh cồn, rượu, bia, thuốc lá, chất tác động đến tinh thần hoặc chất gây nghiện khác;

c) Sản xuất, sử dụng hoặc vận chuyển hóa chất, khí gas, chất nổ;

d) Bảo trì, bảo dưỡng thiết bị, máy móc;

đ) Phá dỡ các công trình xây dựng;

e) Nấu, thổi, đúc, cán, dập, hàn kim loại;

g) Lặn biển, đánh bắt thủy, hải sản xa bờ;

h) Công việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên.

2. Cấm sử dụng người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi làm việc ở các nơi sau đây:

a) Dưới nước, dưới lòng đất, trong hang động, trong đường hầm;

b) Công trường xây dựng;

c) Cơ sở giết mổ gia súc;

d) Sòng bạc, quán bar, vũ trường, phòng hát karaoke, khách sạn, nhà nghỉ, cơ sở tắm hơi, cơ sở xoa bóp; điểm kinh doanh xổ số, dịch vụ trò chơi điện tử;

đ) Nơi làm việc khác gây tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người chưa thành niên.

Thứ hai: Hình thức xử lí khi sử dụng lao động chưa thành niên làm công việc cấm sử dụng:

Những trường hợp vi phạm quy định khi sử dụng lao động chưa thành niên làm công việc cấm sử dụng thì bị xử phạt vi phạ hành chính theo quy định Điều 28 Nghị định 28/2020/NĐ-CP:

Điều 28. Vi phạm quy định về lao động chưa thành niên

1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi không lập sổ theo dõi riêng hoặc có lập sổ theo dõi riêng nhưng không ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại khoản 2 Điều 162 Bộ luật Lao động khi sử dụng lao động chưa thành niên hoặc không xuất trình sổ theo dõi khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.

2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi mà không ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản với người đại diện theo pháp luật của người đó hoặc không được sự đồng ý của người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi;

b) Sử dụng lao động chưa thành niên làm việc quá thời giờ làm việc quy định tại khoản 2 Điều 163 của Bộ luật Lao động;

c) Sử dụng người dưới 15 tuổi làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm;

d) Sử dụng người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi làm thêm giờ hoặc làm việc vào ban đêm, trừ một số nghề, công việc được pháp luật cho phép.

3. Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 75.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Sử dụng lao động chưa thành niên làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc chỗ làm việc, công việc, ảnh hưởng xấu đến nhân cách của họ theo danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc sử dụng lao động là người chưa thành niên làm công việc, nơi làm việc bị cấm sử dụng theo quy định tại Điều 165 của Bộ luật Lao động mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;

b) Sử dụng người từ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép theo quy định tại khoản 1 Điều 164 của Bộ luật Lao động;

c) Sử dụng người dưới 13 tuổi làm công việc ngoài danh mục được pháp luật cho phép theo quy định tại khoản 3 Điều 164 của Bộ luật Lao động.

Như vậy khi sử dụng người chưa thành niên làm công việc bị cấm sử dụng thì người sử dụng lao động bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 75 triệu đồng.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, em có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Khi thực hiện quyền khiếu nại và tố cáo công dân cần lưu ý điều gì?

Tố cáo và khiếu nại là quyền của công dân được quy định trong Hiến pháp; Là công cụ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân; Là phương tiện công dân tham gia quản lý nhà nước và xã...

Nhà nước ta quy định như thế nào về bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình?

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan khác có thẩm quyền có biện pháp kịp thời ngăn chặn và xử lý nghiêm minh đối với người có hành vi vi phạm pháp luật về hôn nhân và gia...

Việc công chứng, chứng thực hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất

Việc công chứng, chứng thực các loại hợp đồng chuyển quyền sử dụng đất (chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất,…) được thực hiện như thế nào? Quy định tại...

Quan hệ giữa thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành

Trường hợp thỏa ước lao động tập thể doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể có nhiều doanh nghiệp, thỏa ước lao động tập thể ngành quy định về quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động khác nhau thì thực hiện theo nội dung có lợi nhất cho người lao động....

Đã chia tài sản chung có được hưởng thừa kế không?

Kính gửi Luật Hoàng Phi, do có mâu thuẫn chuyện vợ chồng nên em và chồng đã thực hiện chia tài sản chung của vợ chồng nhưng chúng em chưa ly hôn. Đột nhiên chồng em ốm nặng rồi qua đời mà không để lại di chúc. Như vậy thì em có được hưởng di sản của chồng em nữa...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi