Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Làm thế nào để đòi bồi thường khi bị người khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm?
  • Thứ hai, 23/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 877 Lượt xem

Làm thế nào để đòi bồi thường khi bị người khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm?

Bố tôi mất đã lâu, tôi và các anh chị lại làm ăn xa nên mẹ tôi ở một mình ở quê. Gần đây, bà hàng xóm liên tục bịa đặt việc mẹ tôi lăng nhăng với chồng bà ấy, thậm chí bà ấy còn cố gắng tuyên truyền việc này cho càng nhiều người càng tốt nhằm xúc phạm danh dự của mẹ tôi. Pháp luật quy định như thế nào về trường hợp của mẹ tôi?

Trả lời:

Chào bạn, câu hỏi về việc đòi bồi thường khi bị người khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm của bạn Luật Hoàng Phi xin được tư vấn như sau:

Theo thông tin bạn cung cấp thì bà hàng xóm cố tình bịa đặt nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của mẹ bạn. Theo Điều 604 Bộ luật dân sự 2005: 1. Người nào do lỗi cố ý hoặc lỗi vô ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của cá nhân, xâm phạm danh dự, uy tín, tài sản của pháp nhân hoặc chủ thể khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.

2.Trong trường hợp pháp luật quy định người gây thiệt hại phải bồi thường cả trong trường hợp không có lỗi thì áp dụng quy định đó.”

Như vậy, gia đình bạn có quyền yêu cầu bà hàng xóm chấm dứt việc xúc phạm và bồi thường cho mẹ bạn theo quy định tại Điều 611 Bộ luật dân sự  2005: “1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân bị xâm phạm, thiệt hại do danh dự, uy tín của pháp nhân, chủ thể khác bị xâm phạm bao gồm:

a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;

b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút.

2.Người xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá mười tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.”

Làm thế nào để đòi bồi thường khi bị người khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm ?

Bồi thường khi bị xúc phạm danh dự, nhân phẩm

Nếu như bà hàng xóm vẫn tiếp tục tuyên truyền, bịa đặt thì gia đình bạn có thể tố cáo bà hàng xóm để cơ quan có thẩm quyền truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 121 Bộ luật hình sự 1999 sửa đổi 2009: “1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai  năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.

2.Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến ba năm:

a) Phạm tội nhiều lần;

b) Đối với nhiều người;

c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

d) Đối với người thi hành công vụ;

đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình.

3.Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.”

Như vậy, bà hàng xóm còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm về việc đòi bồi thường khi bị người khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi