Không tuân thủ quy định cách ly phạt như thế nào?
Theo quy định của Bộ Y tế thì có hai hình thức cách ly là cách ly tập trung và cách ly tại nhà.Với mỗi trường hợp cách ly và đối tượng phải thực hiện cách ly thì thời gian cách ly sẽ khác nhau.
Hiện nay có một số người có hành vi trốn khỏi nơi cách ly, khai báo y tế gian dối, không tuân thủ các quy định về cách ly. Vậy với trường hợp Không tuân thủ quy định cách ly phạt như thế nào? sẽ bị phạt như thế nào? Liệu có phải đi tù hay không? Cùng chúng tôi làm rõ vấn đề trên trong nội dung bài viết dưới đây.
Quy định về cách ly
Muốn biết Không tuân thủ quy định cách ly phạt như thế nào? Chúng ta sẽ cùng làm rõ quy thời gian cách ly đối với từng hình thức cách ly.
Theo quy định của Bộ Y tế thì có hai hình thức cách ly là cách ly tập trung và cách ly tại nhà.Với mỗi trường hợp cách ly và đối tượng phải thực hiện cách ly thì thời gian cách ly sẽ khác nhau.
Thứ nhất: Cách ly tập trung
Theo hướng dẫn cách ly y tế tại cơ sở cách ly tập trung phòng chống dịch COVID-19 ban hành kèm Quyết định số 878/QĐ-BYT ngày 12/3/ 2020, những đối tượng phải cách ly tập trung để để ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh ra cộng đồng bao gồm:
– Người đi về hoặc từng qua vùng có dịch của quốc gia, vùng lãnh thổ có dịch COVID-19 (theo thông tin của Bộ Y tế);
– Người tiếp xúc gần với trường hợp xác định mắc COVID-19. Cụ thể, theo hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19 ban hành kèm Quyết định số 2008/QĐ-BYT ngày 26/4/2021, người tiếp xúc gần bao gồm:
+ Người tiếp xúc tại các cơ sở y tế, bao gồm: trực tiếp chăm sóc người bệnh COVID-19; làm việc cùng với nhân viên y tế mắc COVID-19; tới thăm người bệnh hoặc ở cùng phòng bệnh có người bệnh mắc COVID-19.
+ Tiếp xúc trực tiếp trong khoảng cách ≤ 2 mét với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định mắc COVID-19 trong thời kỳ mắc bệnh.
+ Sống cùng nhà với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định mắc COVID- 19 trong thời kỳ mắc bệnh.
+ Cùng nhóm làm việc, cùng nhóm du lịch, công tác, vui chơi, buổi liên hoan, cuộc họp … với ca bệnh xác định hoặc ca bệnh nghi ngờ trong thời kỳ mắc bệnh.
+ Di chuyển trên cùng phương tiện (ngồi cùng hàng, trước hoặc sau hai hàng ghế) với trường hợp bệnh nghi ngờ hoặc xác định mắc COVID-19 trong thời kỳ mắc bệnh.
– Các đối tượng khác theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hoặc Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 và tùy theo diễn biến cụ thể của dịch bệnh thì Bộ Y tế tiếp tục có hướng dẫn tiếp theo.
Ngày 05/5/2021 Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19 đã có Công điện hỏa tốc số 600/CĐ-BCĐ, về việc điều chỉnh thời gian cách ly tập trung, thời gian quản lý sau khi kết thúc cách ly tập trung và xét nghiệm phòng, chống dịch nêu rõ:
– Điều chỉnh thời gian cách ly tập trung đối với các trường hợp phải cách ly tập trung theo quy định từ ít nhất 14 ngày lên ít nhất 21 ngày liên tục tại khu cách ly tập trung kể từ ngày vào khu cách ly hoặc tiếp xúc lần cuối với người nhiễm SARS- CoV-2; tiến hành lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 ít nhất 3 lần vào ngày đầu, ngày thứ 14 và ngày thứ 20 trong thời gian cách ly tập trung.
Thứ hai: Cách ly tại nhà
Căn cứ theo hướng dẫn tại Quyết định 879/QĐ-BYT ban hành ngày 12/03/2020 của Bộ Y tế thì trường hợp nào phải cách ly tại nhàsẽ bao gồm các trường hợp sau đây:
– Người tiếp xúc với người tiếp xúc gần với trường hợp bệnh xác định;
– Người thuộc đối tượng cách ly tập trung có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 theo hướng dẫn của Bộ Y tế;
– Các đối tượng khác theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ hoặc Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19 và tùy theo diễn biến cụ thể của dịch bệnh Bộ Y tế tiếp tục hướng dẫn.
Khác với cách ly tập trung hiện nay là 21 ngày thì theo Điều 4 phần hướng dẫn của Quyết định 879/QĐ-BYT thời gian cách ly tại nhà được quy định là 14 ngày kể từ ngày tiếp xúc lần cuối với nguồn nghi ngờ truyền nhiễm.
Không tuân thủ quy định cách ly phạt như thế nào?
Không tuân thủ quy định cách ly phạt như thế nào?sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính và thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự nếu có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định pháp luật Hình sự.
Thứ nhất: Xử phạt vi phạm hành chính
Theo Quyết định 219/QĐ-BYT, Covid-19 được liệt kê vào danh mục các bệnh truyền nhiễm nhóm A.
Theo Điều 11 Nghị định 117/2020/NĐ-CP về việc không tuân thủ cách ly y tế như sau:
“ 2. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tổ chức cách ly y tế đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A;
b) Từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với người mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A đối tượng kiểm dịch y tế biên giới mắc bệnh truyền nhiễm thuộc nhóm A hoặc khi cơ quan nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.”
Như vậy, nếu cá nhân không tuân thủ cách ly Covid-19 theo các quy định trên thì có thể bị phạt hành chính đến 20 triệu đồng.
Thứ hai: Chịu trách nhiệm hình sự
Tại Điều 1 Công văn 45/TANDTC-PC nêu rõ:
“ Người đã được thông báo mắc bệnh; người nghi ngờ mắc bệnh hoặc trở về từ vùng có dịch bệnh Covid-19 đã được thông báo cách ly thực hiện một trong các hành vi sau đây gây lây truyền dịch bệnh Covid-19 cho người khác thì bị coi là trường hợp thực hiện “hành vi khác làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người” quy định tại điểm c khoản 1 Điều 240 và xử lý về tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người:
a) Trốn khỏi nơi cách ly;
b) Không tuân thủ quy định về cách ly;
c) Từ chối, trốn tránh việc áp dụng biện pháp cách ly, cưỡng chế cách ly;
d) Không khai báo y tế, khai báo không đầy đủ hoặc khai báo gian dối.”
Như vậy, việc không tuân thủ quy định cách ly là một trong những hành vi làm lây lan dịch bệnh nguy hiểm cho người và sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội làm lây lan dịch bệnh truyền nhiễm cho người theo Điều 240 Bộ luật Hình sự ă 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017.
Cụ thể, mức phạt áp dụng cho người không tuân thủ cách ly theo quy định của Điều 240 là phạt tiền từ 50 – 200 triệu đồng hoặc bị phạt tù từ 01 – 05 năm.
Tuy nhiên, người phạm tội còn có thể bị áp dụng các khung hình phạt tăng nặng khác tại Điều 240 như:
– Phạt tù từ 05 – 10 năm khi dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc Bộ trưởng Bộ Y tế hoặc làm chết 01 người.
– Phạt tù từ 10 – 12 năm khi dẫn đến phải công bố dịch thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ hoặc làm chết 02 người trở lên.
Như vậy, người không tuân thủ quy định cách ly Covid-19 có thể bị phạt tiền từ 50 – 200 triệu đồng, phạt tù đến 12 năm.
Ngoài ra, tại khoản 4 Điều 240 quy định, người phạm tội còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 20 – 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 – 05 năm.
Như vậy, việc Không tuân thủ quy định cách ly phạt như thế nào? sẽ bị xử phạt hành chính và có thể đi tù.
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi Không tuân thủ quy định cách ly phạt như thế nào? dựa trên những nguồn thông tin mà chúng tôi tổng hợp được.Mong rằng đây sẽ là nguồn tài liệu bổ ích có thể giúp Quý bạn đọc trong thực tế cũng như là trong việc nghiên cứu. Chúc Quý bạn đọc có một sức khỏe tốt để chống chọi với Covid, đồng thời hạn chế ra đường, thực hiện tốt các phương pháp phòng chống Covid theo đúng quy định của Bộ Y tế.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Tìm hiểu chung về văn bản hành chính
Văn bản hành chính là loại văn bản thường dùng để truyền đạt những nội dung và yêu cầu nào đó từ cấp trên xuống hay bày tỏ những ý kiến, nguyện vọng của các nhân hay tập thể tới các cơ quan và người có quyền...
Tang vật là gì? Tịch thu tang vật là gì?
Có thể hiểu, tài sản được cá nhân vi phạm sử dụng trực tiếp, có liên quan đến hành vi bị xử phạt vi phạm hành chính được coi là tang...
Đ.óng d.ấu giáp lai bên trái hay bên phải?
Dấu giáp lai thường được sử dụng tại các văn bản, hợp đồng, các loại giấy tờ, ... có từ hai trang trở lên đối với văn bản in một mặt và từ ba trang trở lên đối với văn bản in hai...
Không chấp hành hiệu lệnh dừng xe phạt bao nhiêu?
Hệ thống báo hiệu đường bộ gồm hiệu lệnh của người điều khiển giao thông; tín hiệu đèn giao thông, biển báo hiệu, vạch kẻ đường, cọc tiêu hoặc tường bảo vệ, rào...
Bản sao là gì? Bản sao hợp lệ là gì?
Bản sao hợp lệ là bản sao đã đối chiếu với bản chính hoặc bản in khai thác từ Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp có xác nhận của cán bộ tiếp nhận hồ sơ; bản sao được cấp từ bản gốc hoặc bản sao được chứng thực từ bản chính của cơ quan, tổ chức có thẩm...
Xem thêm