Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Không đi bầu cử có bị xử phạt không?
  • Thứ năm, 31/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2676 Lượt xem

Không đi bầu cử có bị xử phạt không?

Trong bộ máy nhà nước của các nước trên thế giới có những cách khác nhau để lựa chọn một người vào một chức vụ nào đó trong bộ máy nhà nước, bao gồm: bầu cử, bầu và bổ nhiệm.

Chế độ Xã hội chủ nghĩa của Việt Nam là chế độ đề cao quyền của người dân với mục tiêu nhà nước là của dân, do dân và vì dân. Các quyền của người dân được quy định cụ thể trong Hiến Pháp và pháp luật, tất cả người dân đều có quyền bình đẳng như nhau. Trong quy định của pháp luật người dân có quyền bầu cử, vậy nếu Không đi bầu cử có bị xử phạt không?

Bầu cử là gì?  

Bầu cử là việc lựa chọn người nắm giữ chức vụ nào đó trong bộ máy nhà nước được thực hiện bởi người dân thông qua hình thức bỏ phiếu tập thể.

Trong bộ máy nhà nước của các nước trên thế giới có những cách khác nhau để lựa chọn một người vào một chức vụ nào đó trong bộ máy nhà nước, bao gồm: bầu cử, bầu và bổ nhiệm.

Chế độ bầu cử là gì?

Chế độ bầu cử là cuộc bầu cử thực hiện theo các nguyên tắc, quy trình, thủ tục mà pháp luật quy định.

Theo pháp luật Việt Nam, chế độ bầu cử gồm: phương thức bầu cử; phạm vi, giới hạn của quyền bầu cử và ứng cử của người dân; các nguyên tắc bầu cử; quy trình của một cuộc bầu cử cùng các vấn đề khác có liên quan.

Quyền bầu cử là gì?

Quyền bầu cử là quyền cơ bản của công dân được hiến pháp, pháp luật quy định nhằm bảo đảm cho mọi công dân có đủ điều kiện thực hiện việc lựa chọn người đại biểu cho tất cả người dân vào cơ quan quyền lực nhà nước. Vậy Không đi bầu cử có bị xử phạt không?

Không đi bầu cử có bị xử phạt không?

Quyền bầu cử được quy định tại Điều 27 Hiến Pháp năm 2013: Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.

Theo đó, bầu cử là quyền của mỗi công dân, họ có quyền đi bầu cử hoặc không đi bầu cử, không ai được quyền bắt ép ai bầu cử theo ý chí của họ. Cán bộ xã phường chỉ có nhiệm vụ nhắc nhở người dân đi bỏ phiếu không được xử phạt hay gây khó khăn.

Mọi hành vi gây khó khăn bằng biện pháp hành chính như không ký các loại giấy tờ, trừ điểm thi đua, hạ hạnh kiểm sinh viên…. đối với những cử tri không tham gia bầu cử đều là những hành vi xâm hại quyền tự do của công dân, không có quy định nào của pháp luật về vấn đề xử phạt này.

Vì vậy trả lời câu hỏi Không đi bầu cử có bị xử phạt không? là không. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên thực hiện quyền của mình để góp phần xây dựng đất nước.

Yêu cầu với chế độ bầu cử

– Chế độ bầu cử phải thực sự công bằng và dân chủ đối với người dân. Đây là vấn đề tạo được niềm tin của người dân có cơ sở để tin rằng bộ máy nhà nước phải phục vụ nhân dân.

Khi bầu cử thể sự công bằng, dân chủ sẽ làm cho người dân cảm thấy quyền bầu cử, ứng cử của mình được tôn trọng và bộ máy nhà nước được hình thành thông qua bầu cử thực sự là bộ máy do người dân lựa chọn.

– Chế độ bầu cử phải tạo lập được mối quan hệ chặt chẽ giữa người dân với các chức danh được hình thành bằng bầu cử, qua đó nâng cao trách nhiệm của các cán bộ và cơ quan nhà nước. Điều mà người dân cần ở cơ quan nhà nước chính là tinh thần trách nhiệm. Do vậy, các đại biểu cần hoạt động có trách nhiệm để bảo đảm sự tín nhiệm của người dân.

Nguyên tắc bỏ phiếu khi thực hiện bầu cử?

Căn cứ tại Điều 69 Luật bầu cử đại biểu quốc hội và đại biểu hội đồng nhân dân 2015 quy định về nguyên tắc bỏ phiếu như sau:

1. Mỗi cử tri có quyền bỏ một phiếu bầu đại biểu Quốc hội và bỏ một phiếu bầu đại biểu Hội đồng nhân dân tương ứng với mỗi cấp Hội đồng nhân dân.

2. Cử tri phải tự mình, đi bầu cử, không được nhờ người khác bầu cử thay, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này; khi bầu cử phải xuất trình thẻ cử tri.

3. Cử tri không thể tự viết được phiếu bầu thì nhờ người khác viết hộ, nhưng phải tự mình bỏ phiếu; người viết hộ phải bảo đảm bí mật phiếu bầu của cử tri. Trường hợp cử tri vì khuyết tật không tự bỏ phiếu được thì nhờ người khác bỏ phiếu vào hòm phiếu.

4. Trong trường hợp cử tri ốm đau, già yếu, khuyết tật không thể đến phòng bỏ phiếu được thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến chỗ ở, chỗ điều trị của cử tri để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử.

Đối với cử tri là người đang bị tạm giam, người đang chấp hành biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc mà trại tạm giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc không tổ chức khu vực bỏ phiếu riêng hoặc cử tri là người đang bị tạm giữ tại nhà tạm giữ thì Tổ bầu cử mang hòm phiếu phụ và phiếu bầu đến trại tạm giam, nhà tạm giữ, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc để cử tri nhận phiếu bầu và thực hiện việc bầu cử.

5. Khi cử tri viết phiếu bầu, không ai được xem, kể cả thành viên Tổ bầu cử.

6. Nếu viết hỏng, cử tri có quyền đổi phiếu bầu khác.

7. Khi cử tri bỏ phiếu xong, Tổ bầu cử có trách nhiệm đóng dấu “Đã bỏ phiếu” vào thẻ cử tri.

8. Mọi người phải tuân theo nội quy phòng bỏ phiếu.

Theo đó, mỗi cử tri phải tự mình đi bỏ phiếu, không được nhờ người khác đi bầu thay, trường hợp cử tri không thể có mặt để bỏ phiếu thì có thể làm giấy ủy quyền cho người khác để có thể bỏ phiếu hộ.

Quy định về xâm phạm quyền bầu cử, ứng cử của công dân?

Theo quy định tại Điều 160 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi năm 2017 về tội xâm phạm quyền của công dân về bầu cử, ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân như sau:

Điều 160. Tội xâm phạm quyền của công dân về bầu cử, ứng cử hoặc biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân

1. Người nào lừa gạt, mua chuộc, cưỡng ép hoặc dùng thủ đoạn khác cản trở công dân thực hiện quyền bầu cử, quyền ứng cử hoặc quyền biểu quyết khi Nhà nước trưng cầu ý dân, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 02 năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

c) Dần đến hoãn ngày bầu cử, bầu cử lại hoặc hoãn việc trưng cầu ý dân.

2. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Trên đây là bài viết của Công ty Luật Hoàng Phi về vấn đề Không đi bầu cử có bị xử phạt không? Hy vọng thông tin sẽ giúp ích cho quý bạn đọc trong tình hình sắp đến bầu cử niên khóa mới của nước Việt Nam.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi