Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại
  • Thứ ba, 05/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 784 Lượt xem

Khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại

Khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm khởi tố vụ án, áp dụng các biện pháp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội, pháp nhân phạm tội.

Khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại nhằm tạo điều kiện cho người phạm tội có cơ hội để khắc phục hậu quả do hành vi phạm tội của mình gây ra, hạn chế gây thêm những tổn thất, mất mát về tinh thần, danh dự không cần thiết đối với bị hại. Vậy pháp luật quy định như thế nào về việc khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại. Kính mời Qúy độc giả cùng tìm hiểu vấn đề này thông qua bài viết dưới đây.

Khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại là gì?

khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại là những trường hợp cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được khởi tố vụ án khi có yêu cầu của người bị hại hoặc người đại diện của bị hại.

Khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tội phạm, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng có trách nhiệm khởi tố vụ án, áp dụng các biện pháp do Bộ luật tố tụng hình sự quy định để xác định tội phạm và xử lý người phạm tội, pháp nhân phạm tội.

Tuy nhiên,có những trường hợp khi khởi tố vụ án có thể gây thêm những tốn thất, mất mát về tinh thần, danh dự cho bị hại. Vì vậy, pháp luật Việt Nam có quy định về một số trường hợp, cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được khởi tố vụ án khi có yêu cầu của bị hại. 

Quy định của pháp luật về khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại

Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định một số tội phạm chỉ được khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hại. Theo đó, Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015 quy định cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết đối với các tội phạm quy định tại Khoản 1 các điều 134, 135, 136, 138, 139, 141, 143, 155, 156 và 226 của Bộ luật hình sự.

Theo đó, cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi nhận được yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại nếu thuộc các trường hợp sau đây:

Trường hợp thứ nhất: Tội phạm thuộc khoản 1 Điều 114 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

Cụ thể, cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tồn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp dưới đây:

– Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;

– Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;

– Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;

– Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;

– Có tổ chức;

– Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

– Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;

– Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;

– Có tính chất côn đồ;

– Đối với người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân.

Trường hợp thứ hai: Tội phạm thuộc Khoản 1 Điều 135 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

Cụ thể, đó là trường hợp cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh do hành vi trái pháp luật nghiêm trọng của nạn nhân đối với người đó hoặc đối với người thân thích của người đó.

Trường hợp thứ ba: Tội phạm thuộc Khoản 1 Điều 136 Bộ luật hình sự 2015 (sửa dổi, bổ sung 2017)

Cụ thể, cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại đối với hành vi cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60% do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội.

Trường hợp thứ tư: Tội phạm thuộc Khoản 1 Điều 138 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

Nếu tội phạm thuộc trường hợp sau đây thì cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được khởi tố vụ án khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại. Đó là trường hợp người phạm tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.

Trường hợp năm: Khoản 1 Điều 141 Bộ luật hình sự quy định: Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc lợi dụng tình trạng không thể tự vệ được của nạn nhân hoặc thủ đoạn khác giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác trái với ý muốn của nạn nhân, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.

Trường hợp thứ sáu: Tội phạm thuộc Khoản 1 Điều 143 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

Cụ thể, đó là hành vi thuộc trường hợp sau người phạm tội dùng mọi thủ đoạn khiến người lệ thuộc mình hoặc người đang ở trong tình trạng quẫn bách phải miễn cưỡng giao cấu hoặc miễn cưỡng thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác.

Trường hợp thứ bảy: Tội phạm thuộc Khoản 1 Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

Theo đó, cơ quan tiến hành tố tụng sẽ tiến hành khởi tố vụ án hình sự nếu có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại nếu người phạm tội có hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác.

Trường hợp thứ tám: Tội phạm thuộc Khoản 1 Điều 156 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

Theo đó, người phạm tội có hành vi: (i) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác; (ii) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền thì cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được tiến hành khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người dại diện của bị hại.

Trường hợp thứ chín: Tội phạm thuộc Khoản 1 Điều 226 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung 2017)

Theo đó, cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được khởi tố vụ án hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại đối với người hành vi phạm tội sau đây: Cố ý xâm phạm quyền Sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam mà đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ Sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.

Hậu quả khi người yêu cầu khởi tố vụ án rút yêu cầu

Như đã đề cập ở trên, trong một số trường hợp, cơ quan tiến hành tố tụng chỉ được khởi tố vụ án khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết. Do đó, khi đã yêu cầu khởi tố nhưng lại rút yêu cầu thì vụ án phải bị đình chỉ. Tuy nhiên, nếu có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.

Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.

Trên đây là nội dung bài viết Khởi tố vụ án theo yêu cầu của bị hạiCông ty Luật Hoàng Phi gửi đến quý độc giả. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số điện thoại: 19006557.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (8 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi