Luật Hoàng Phi Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Hình sự Bị cáo là gì? Khi nào được gọi là bị cáo?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tư vấn Luật Hình sự |
  • 5630 Lượt xem

Bị cáo là gì? Khi nào được gọi là bị cáo?

Bị cáo là người tham gia tố tụng. Bộ luật tố tụng hình sự năm 2015 quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ của bị cáo trong tố tụng hình sự.

Bị cáo là gì?

Bị cáo là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử, quyền và nghĩa vụ của bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này.

Để hiểu rõ hơn về khái niệm Bị cáo là gì? thì tiếp theo chúng tôi sẽ cung cấp các thông tin liên quan đến các quyền của bị cáo. Cụ thể khoản 2 Điều 61 BLTTHS năm 2015, bị cáo có những quyền sau đây:

a) Nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; quyết định đình chỉ vụ án; bản án, quyết định của Tòa án và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;

b) Tham gia phiên tòa;

c) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;

d) Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật; đề nghị triệu tập người làm chứng, bị hại, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đến vụ án, người giám định, người định giá tài sản, người tham gia tố tụng khác và người có thẩm quyền tiến hành tố tụng tham gia phiên tòa;

đ) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

e) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;

g) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;

h) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;

i) Đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi hoặc tự mình hỏi người tham gia phiên tòa nếu được chủ tọa đồng ý; tranh luận tại phiên tòa;

k) Nói lời sau cùng trước khi nghị án;

l) Xem biên bản phiên tòa, yêu cầu ghi những sửa đổi, bổ sung vào biên bản phiên tòa;

m) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án;

n) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;

o) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Bên cạnh việc có quyền thì bị cáo có nghĩa vụ như sau:

– Có mặt theo giấy triệu tập của Tòa án. Trường hợp vắng mặt không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì có thể bị áp giải; nếu bỏ trốn thì bị truy nã;

– Chấp hành quyết định, yêu cầu của Tòa án;

Tư vấn quy định về bị cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự

–  Dựa theo thông tin tìm hiểu về Bị cáo là gì? thì chúng ta hiểu bị cáo là người đã bị Toà án quyết định đưa ra xét xử. Từ khi có quyết định của Toà án đưa bị can ra xét xử thì người đó được gọi là bị cáo. Nếu chưa có quyết định của Toà án đưa ra xét xử thì bị can vẫn chưa được gọi là bị cáo, mặc dù hồ sơ vụ án cùng bản cáo trạng quyết định truy tố người đó đã được gửi cho Toà án.

–  Bị cáo là người tham gia tố tụng. Bộ luật tố tụng hình sự quy định cụ thể các quyền và nghĩa vụ của họ trong tố tụng hình sự.

–  Theo khoản 2 Điều luật đang bình luận, bị cáo có các quyền sau:

+ Quyền được nhận quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định áp dụng, thay đổi hoặc huỷ bỏ biện pháp ngăn chặn; quyết định đinh chỉ vụ án; bản án, quyết định của Toà án; các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;

+ Quyền tham gia phiên toà;

+ Quyền được giải thích về quyển và nghĩa vụ;

+ Quyền đề nghị thay đổi người tiến hành tố tụng, người giám định, người phiên dịch theo quy định của Bộ luật này;

+ Quyền đưa ra tài liệu, đồ vật, yêu cầu;

+ Quyền tự bào chữa hoặc nhờ người khác bào chữa;

+ Quyền trình bày ý kiến, tranh luận tại phiên toà;

+ Quyền nói lời sau cùng trước khi nghị án;

+ Quyền kháng cáo bản án, quyết định của Toà án;

+ Quyền khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.

Các cơ quan tiến hành tố tụng và những người tiến hành tố tụng có trách nhiệm bảo đảm cho các bị cáo thực hiện các quyền của họ.

–   Bị cáo có những nghĩa vụ nhất định. Theo khoản 3 Điều luật đang bình luận, bị cáo có các nghĩa vụ sau:

+ Nghĩa vụ phải có mặt theo giấy triệu tập của Toà án;

+ Có thể bị áp giải trong trường hợp không có lý do chính đáng;

+ Nếu bỏ trốn thì bị truy nã.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, về vấn đề liên quan đến Bị cáo là gì? thì Khách hàng có thể liên hệ với LuatHoangPhi.Vn để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (6 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Dịch vụ luật sư hình sự

Luật sư hình sự là những người hành nghề luật sư chuyên về lĩnh vực pháp luật hình sự. Dịch vụ luật sư hình sự ở đâu uy...

Người sử dụng trái phép chất ma túy là gì?

Người sử dụng trái phép chất ma túy là người có hành vi sử dụng chất ma túy mà không được sự cho phép của người hoặc cơ quan chuyên môn có thẩm quyền và xét nghiệm chất ma túy trong cơ thể có kết quả dương...

Ví dụ về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín

Mọi công dân để được bảo đảm về bí mật thư tín, điện thoại, điện tín. Mỗi người dân để được pháp luật bảo vệ những bí mật này bởi chúng liên quan đến đời sống cá nhân của người...

Mua hàng không trả tiền bị xử lý thế nào?

Theo quy định của pháp luật thì việc trả tiền cho bên bán là nghĩa vụ bắt buộc của người mua, nếu người mua có khả năng trả tiền nhưng cố tình không trả thì có thể bị xử phạt phạt theo quy định của pháp...

Chơi tài xỉu online có bị đi tù không?

Trường hợp chơi tài xỉu mà được, mất bằng tiền thật hoặc hiện vật có giá trị dù chơi trực tiếp hay online thì đều có thể bị coi là hành vi đánh bạc trái...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi