Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Khi kiểm sát điều tra vụ án hình sự, Viện kiểm sát có nhiệm vụ gì?
  • Thứ hai, 23/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2508 Lượt xem

Khi kiểm sát điều tra vụ án hình sự, Viện kiểm sát có nhiệm vụ gì?

Kiểm sát điều tra là một trong số các nhiệm vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp. Điều này có nghĩa là hoạt động điều tra là hoạt động tư pháp, Cơ quan điều tra là cơ quan tư pháp, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên là các chức danh tư pháp và mọi hoạt động theo Luật Tố tụng Hình sự của cơ quan và các chức danh này phải chịu sự kiểm sát của Viện kiểm sát.

Quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát điều tra vụ án hình sự theo Bộ luật Tố tụng hình sự 2015

Theo quy định tại Điều 166 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015:

1. Kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố, điều tra và lập hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra.

2. Kiểm sát hoạt động tố tụng hình sự của người tham gia tố tụng; yêu cầu, kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý nghiêm minh người tham gia tố tụng vi phạm pháp luật.

3. Giải quyết tranh chấp về thẩm quyền điều tra.

4. Yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cung cấp tài liệu liên quan để kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố, điều tra khi cần thiết.

5. Khi phát hiện việc điều tra không đầy đủ, vi phạm pháp luật thì Viện kiểm sát yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thực hiện các hoạt động:

a) Tiến hành hoạt động điều tra đúng pháp luật;

b) Kiểm tra việc điều tra và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát;

c) Cung cấp tài liệu liên quan đến hành vi, quyết định tố tụng có vi phạm pháp luật trong việc điều tra.

6. Kiến nghị, yêu cầu Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra khắc phục vi phạm trong việc khởi tố, điều tra.

7. Yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra thay đổi Điều tra viên, Cán bộ điều tra, xử lý nghiêm minh Điều tra viên, Cán bộ điều tra vi phạm pháp luật trong hoạt động tố tụng.

8. Kiến nghị cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật.

9. Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn khác trong việc kiểm sát điều tra vụ án hình sự theo quy định của Bộ luật này.

Khi kiểm sát điều tra vụ án hình sự, Viện kiểm sát có nhiệm vụ gì?

Nhiệm vụ Viện Kiểm sát

Bình luận quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Viện kiểm sát khi kiểm sát điều tra vụ án hình sự theo Bộ luật Tố tụng hình sự 2015

Kiểm sát điều tra là một trong số các nhiệm vụ và quyền hạn của Viện kiểm sát thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp. Điều này có nghĩa là hoạt động điều tra là hoạt động tư pháp, Cơ quan điều tra là cơ quan tư pháp, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên là các chức danh tư pháp và mọi hoạt động theo Luật Tố tụng Hình sự của cơ quan và các chức danh này phải chịu sự kiểm sát của Viện kiểm sát.

Tuy nhiên, khi kiểm sát điều tra, Viện kiểm sát còn có quyền hạn và đồng thời là trách nhiệm kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng (khoản 2 Điều 166).

Vấn đề đặt ra là: vậy Viện kiểm sát kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng như thế nào và có quyền hạn, trách nhiệm đến đâu trong lĩnh vực này? Bộ luật Tố tụng hình sự, cho đến nay, vẫn chưa có những quy định cụ thể, khả thi cho phép Viện kiểm sát tiến hành các hành vi tố tụng và ra các quyết định tố tụng thích hợp phục vụ mục tiêu kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng. Bù lại, Điều 168 của Bộ luật Tố tụng hình sự quy định: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân phải nghiêm chỉnh thực hiện quyết định, yêu cầu của Cơ quan điều tra, cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra, Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự; trường hợp không chấp hành mà không vì lý do bất khả kháng hoặc không do trở ngại khách quan thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.”. Vận dụng quy định này và một số quy định khác như giải quyết khiếu nại, tố cáo; trực tiếp tiến hành một số hoạt động điều tra; xem xét, cấp giấy chứng nhận cho người bào chữa.v.v.., Viện kiểm sát thực tế đã tiến hành kiểm sát việc tuân theo pháp luật của người tham gia tố tụng.

Điều 166 đặt trọng tâm vào việc kiểm sát hoạt động điều tra. Theo điều luật này thì Viện kiểm sát kiểm sát ba loại công việc: khởi tố vụ án của Cơ quan điều tra, việc tiến hành các hoạt động điều tra và lập hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra.

Về khởi tố vụ án hình sự, Điều 161 đã quy định quyền hạn và trách nhiệm của Viện kiểm sát trong khởi tố vụ án hình sự. Trước hết, Viện kiểm sát có trách nhiệm kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong khởi tố vụ án hình sự, bảo đảm mọi tội phạm được phát hiện đều bị khởi tố, việc khởi tố vụ án có căn cứ và hợp pháp.

Để đảm bảo việc khởi tố vụ án hình sự kịp thời, khách quan, chính xác và đúng pháp luật, trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định khởi tố vụ án hình sự, các cơ quan có quyền khởi tố (Cơ quan điều tra, Bộ đội biên phòng, Hải quan, Kiểm lâm, lực lượng Cảnh sát biển, Cơ quan khác của Công an nhân dân, Quân đội nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra và cả Hội đồng xét xử) phải gửi quyết định khởi tố tới Viện kiểm sát để kiểm sát việc khởi tố. Trường hợp quyết định khởi tố vụ án hình sự của các cơ quan nói trên, trừ Hội đồng xét xử, không có căn cứ thì Viện kiểm sát có quyền ra quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố đó. Nếu quyết định khởi tố vụ án hình sự của Hội đồng xét xử không có căn cứ thì Viện kiểm sát kháng nghị lên Tòa án cấp trên.

Bên cạnh hoạt động kiểm sát việc khởi tố, Viện kiểm sát còn có trách nhiệm kiểm sát cả việc không khởi tố vụ án hình sự. Đây là hướng kiểm sát có vai trò quan trọng trong việc chống bỏ lọt tội phạm. Các điều 157, 158 của Bộ luật tố tụng hình sự quy định các căn cứ và thủ tục không khởi tố vụ án hình sự và đòi hỏi việc không khởi tố cũng phải được xác định bằng một quyết định tố tụng. Và quyết định không khởi tố vụ án hình sự (cũng như quyết định hủy bỏ quyết định khởi tố vụ án hình sự và các tài liệu liên quan) phải được gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 24 giờ, kể từ khi ra quyết định. Nếu quyết định không khởi tố vụ án hình sự của các cơ quan đó không có căn cứ thì Viện kiểm sát hủy bỏ quyết định đó và ra quyết định khởi tố vụ án.

Về kiểm sát các hoạt động điều tra và việc lập hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra, nhiệm vụ cụ thể của Viện kiểm sát được thể hiện ở nhiều quy định khác nhau. Trong quá trình kiểm sát hoạt động điều tra, việc lập hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra, cũng như kiểm sát việc khởi tố, Viện kiểm sát có nhiệm vụ và quyền hạn: yêu cầu Cơ quan điều tra khắc phục các vi phạm pháp luật trong hoạt động điều tra; yêu cầu Cơ quan điều tra cung cấp tài liệu cần thiết về vi phạm pháp luật của Điều tra viên; yêu cầu Thủ trưởng Cơ quan điều tra xử lý nghiêm minh Điều tra viên đã vi phạm pháp luật trong khi tiến hành điều tra.

Cùng với việc tác động đến Cơ quan điều tra và Điều tra viên thông qua việc kiểm sát điều tra, Viện kiểm sát còn có trách nhiệm kiến nghị với các cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp phòng ngừa tội phạm và vi phạm pháp luật. Để bảo đảm cho các kiến nghị của Viện kiểm sát có hiệu lực và hiệu quả, Điều 168 của Bộ luật tố tụng hình sự quy định: những quyết định, yêu cầu của Viện kiểm sát trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự phải được cơ quan, tổ chức và công dân nghiêm chỉnh chấp hành.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng của Viện kiểm sát gắn với hoạt động kiểm sát điều tra là giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền điều tra. Mặc dù Bộ luật tố tụng hình sự, bằng các quy định cụ thể của mình, đã giải quyết khá toàn diện và cụ thể những vấn đề liên quan đến việc phân định thẩm quyền điều tra, song trong thực tế, những nhầm lẫn, tranh chấp về thẩm quyền điều tra vẫn thường xảy ra. Bởi vậy, Viện kiểm sát, với tư cách là Cơ quan kiểm sát điều tra, đồng thời giữ vai trò trung gian xử lý, ra quyết định cuối cùng giải quyết các tranh chấp về thẩm quyền điều tra được quy định trong từng điều luật cụ thể.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi