Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn luật giao thông Văn hóa giao thông là gì? Bạn hiểu thế nào về văn hóa giao thông?
  • Thứ năm, 17/08/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 6727 Lượt xem

Văn hóa giao thông là gì? Bạn hiểu thế nào về văn hóa giao thông?

Văn hoá giao thông là trình độ phát triển của xã hội và của con người được thể hiện trong các kiểu, hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người trong giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra.

Ở Việt Nam việc xây dựng văn hoá giao thông được rất nhiều người quan tâm, đây được coi là biện pháp quan trọng nhằm giảm tải tai nạn giao thông. Nhưng để tìm hiểu rõ khái nhiệm Văn hoá giao thông là gì?, tham gia giao thông như thế nào không phải ai cũng nắm rõ được. Trong nội dung bài viết dưới đây sẽ giải đáp chi tiết hơn về vấn đề này.

Văn hoá giao thông là gì?

Văn hoá giao thông là trình độ phát triển của xã hội và của con người được thể hiện trong các kiểu, hình thức tổ chức đời sống và hành động của con người trong giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra.

Có thể hiểu rằng, văn hoá giao thông là một bộ phận của văn hoá công cộng,

văn hoá giao thông chính là ý thức chấp hành đúng, thái độ ứng xử của tất cả mọi người khi tham gia giao thông.

Đặc điểm của văn hóa giao thông

Văn hóa giao thông có các đặc điểm sau đây:

-Thể hiện rõ thái độ, ý thức của mọi người khi tham gia giao thông.

– Là một bộ phận quan trọng của văn hoá nơi công cộng.

– Tập hợp các cách ứng xử, xử sự, chấp hành đúng các quy định của pháp luật giao thông.

– Chấp hành đúng, gương  mẫu và tự giác chính là tuân thủ các chuẩn mực đạo đức khi tham gia giao thông đường bộ.

– Hành động điểu khiển giao thông đúng quy định của pháp luật sẽ thể hiện được trình độ phát triển của con người.

Vai trò, ý nghĩa của việc xây dựng văn hóa giao thông

Ngoài hiểu rõ văn hoá giao thông là gì?, chung tôi sẽ cung cấp thêm thông tin về ý nghĩa của việc xây dựng văn hoá giao thông như sau:

– Việc xây dựng văn hóa giao thông sẽ góp phần hạn chế ùn tắc, tai nạn giao thông trong điều kiện hạ tầng giao thông của đất nước, đặc biệt  là ở các đô thị lớn .

– Xây dựng văn hóa giao thông sẽ tạo cơ sở vững chắc cho một nền giao thông hiện đại, văn minh, một môi trường giao thông an toàn, nhân ái, thân thiện, cho con người, vì con người.

– Một trong các nội dung quan trọng nhất, có tính quyết định trong việc giảm thiểu ùn tắc giao thông và tai nạn giao thông chính là chấp hành pháp luật về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và hành vi ứng xử có văn hóa khi tham gia giao thông .

– Một số hành động thể hiện văn hoá khi tham gia giao thông như:

+ Đội mũ bảo hiểm khi đi xe mô tô, xe gắn máy, xe đạp điện.

+ Đi đúng phần đường, làn đường quy định, không đi xe trên vỉa hè, chấp hành nghiêm hiệu lệnh của đèn tín hiệu giao thông; ứng xử có văn hóa khi xảy ra va chạm giao thông,…

+ Không sử dụng bia, rượu trước khi điều khiển phương tiện giao thông.

 + Không điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định.

+ Tuyên truyền vận động người tham gia giao thông tự giác chấp hành pháp luật trật tự, an toàn giao thông

Bạn hiểu thế nào về văn hoá giao thông?

Thực tế, văn hoá giao thông sẽ được thể hiện rõ qua hai yếu tố:

– Tính pháp lý khi tham gia giao thông

­­­+  ­Văn hóa giao thông là phải chấp hành đúng, gương mẫu và tự giác đối với Luật Giao thông đường bộ, vì thế phải đặt ý thức tự giác lên hàng đầu, tiếp đến là thực hiện đúng luật định, gương mẫu và tôn trọng những người liên quan, bảo đảm an toàn tài sản, an toàn công cộng và trật tự công cộng.

+ Không điều khiển xe như vượt đèn đỏ, dừng đỗ đèn đỏ không đúng quy định, chen lấn làn, bóp còi inh ỏi, bật pha trong phố, đi ngược chiều…

– Tính cộng đồng khi tham gia giao thông

+ Người tham gia giao thông phải thực hiện một cách văn hóa, có tính cộng đồng như việc xử sự giữa con người với con người khi tham gia giao thông, không chen lấn, việc cứu giúp người khác bị rủi ro khi tham gia giao thông….

+ Tính cộng đồng khi tham gia giao thông sẽ giúp giảm thiểu tình trạng tắc đường, giúp ngăn chặn những vụ việc va chạm, tranh cãi hoặc thậm chí đánh lộn không đáng có trên đường cũng như chấm dứt tình trạng vô cảm trước nỗi đau và rủi ro của người khác

Giải pháp nâng cao văn hóa giao thông

Để nâng cao ý thức tham gia giao thông góp phần đẩy mạnh văn hóa giao thông, chúng ta cần làm 1 số việc sau đây:

– Các đoàn thể như sinh viên, thanh niên…. tham gia các hoạt động như hội diễn văn hóa, văn nghệ; hội thi về an toàn giao thông vì sinh viên, thanh niên cũng là lực lượng xung kích, lực lượng chủ chốt khi tham gia vào công tác giữ gìn trật tự an toàn giao thông;

– Là một người tham gia giao thông có ý thức như đội mũ bảo hiểm, chấp hành tín hiệu giao thông, đi đúng làn đường, phần đường của mình….vv.

– Tích cực tham gia cuộc thi về giao thông, hô vang khẩu hiệu xây dựng văn hóa giao thông như “Văn hóa giao thông là không tai nạn”, “Xây dựng xã hội giao thông văn minh, đầy tình người và không tai nạn”, “Văn hóa giao thông, đồng hành tuổi trẻ”…vv.

– Góp phần xây dựng nhiều con đường giao thông nông thôn; nhiều con đường, tuyến phố xanh – sạch – đẹp; chung tay bảo vệ, giữ gìn nhiều công trình giao thông công cộng.

Trên đây là toàn bộ những thông tin tư vấn về văn hóa giao thông là gì? của Công ty Luật Hoàng Phi. Quý khách hàng còn nhiều thắc mắc và muốn được tư vấn thêm, hãy liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại  19006557.

Đánh giá bài viết:
4.8/5 - (17 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Dừng đèn đỏ có được sử dụng điện thoại?

Hành vi sử dụng điện thoại, nghe điện thoại khi dừng đèn đỏ là vi phạm an toàn giao thông. Người tham gia giao thông chỉ được sử dụng điện thoại khi đã dừng đỗ xe vào lề đường hoặc các vị trí cho phép dừng đỗ...

Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là bao nhiêu ngày?

Thời hạn ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính thông thường là 07 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản vi phạm hành chính. Thời hạn tối đa ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính là 67 ngày (áp dụng với vụ việc đặc biệt nghiêm trọng, có nhiều tình tiết phức...

Ôtô bị hỏng do ngập nước có được bảo hiểm bồi thường không?

Bảo hiểm xe cơ giới là một trong những loại hình thuộc bảo hiểm phi nhân thọ quy định của pháp luật, xe cơ giới gồm các loại : ô tô, máy kép, xe máy thi công, xe máy nông...

Bán cà phê bằng xe đẩy bán hàng trên vỉa hè thì có vi phạm pháp luật không?

Các hoạt động khác trên đường phố phải thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 35 của Luật này, trường hợp đặc biệt, việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố vào mục đích khác do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định nhưng không được làm ảnh hưởng đến trật tự, an toàn giao...

Dừng đèn đỏ ở làn rẽ trái có bị phạt không?

Quy định về sử dụng làn đường Theo Luật giao thông đường bộ 2008, quy định về Việc Sử dụng làn đường như sau: – Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi