Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Hình thức và nội dung của bảo đảm bằng tín chấp của tổ chức chính trị – xã hội
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 2513 Lượt xem

Hình thức và nội dung của bảo đảm bằng tín chấp của tổ chức chính trị – xã hội

Thưa Luật sư, tôi muốn được tư vấn về hình thức và nội dung bảo đảm bằng tín chấp đối với tài sản của tổ chức chính trị, xã hội theo quy định của Bộ Luật dân sự 2015

 

Câu hỏi:

Thưa Luật sư, tôi làm việc trong một tổ chức chính trị – xã hội, tôi muốn vay khoản tiền tại ngân hàng để thực hiện việc sản xuất kinh doanh. Tôi đã được sự đồng ý của Tổ chức chính trị – xã hội nơi tôi làm nhưng tôi đang chưa biết nội dung và hình thức phải làm như thế nào theo quy định của pháp luật? Liệu tôi có phải bắt buộc phải lập bằng văn bản hay không? Tôi xin cảm ơn!

Trả lời:

Với câu hỏi này chúng tôi xin trả lời như sau:

Điều 345 Bộ Luật Dân sự 2015 quy định hình thức, nội dung tín chấp

Việc cho vay có bảo đảm bằng tín chấp phải được lập thành văn bản có xác nhận của tổ chức chính trị – xã hội bảo đảm bằng tín chấp về điều kiện, hoàn cảnh của bên vay vốn.

Thỏa thuận bảo đảm bằng tín chấp phải cụ thể về số tiền, mục đích, thời hạn vay, lãi suất, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người vay, tổ chức tín dụng cho vay và tổ chức chính trị – xã hội bảo đảm bằng tín chấp

Hình thức và nội dung của bảo đảm bằng tín chấp của tổ chức chính trị – xã hội

Nội dung của bảo đảm bằng tín chấp của tổ chức chính trị – xã hội

Phân tích:

Biện pháp bảo đảm bằng tín chấp cũng phải được lập thành văn bản. Trong văn bản đó phải có các nội dung sau: Số tiền vay, mục đích vay, thời hạn vay, lãi suất, quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của người vay, tổ chức tín dụng cho vay và tổ chức bảo đảm. Trong văn bản tín chấp cần thiết ghi các nội dung trên làm cơ sở để tổ chức tín dụng và các tổ chức kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của bên vay. Trường hợp bên vay vi phạm mục đích vay thì các tổ chức chính trị – xã hội phải có biện pháp khắc phục, điều chỉnh kịp thòi.

Một điểm mới của BLDS 2015 so với BLDS 2005 đó là hợp đồng vay phải có xác nhận của tổ chức chính trị – xã hội bảo đảm bằng tín chấp về điều kiện, hoàn cảnh của bên vay vốn. Quy định này là hoàn toàn phù hợp, bởi vì mục đích của việc cho vay trong trường hợp này là nhằm hỗ trợ các hộ gia đình, cá nhân nghèo phát triển sản xuất, cải thiện đời sông. Nếu không có sự xác nhận của tổ chức chính trị – xã hội sẽ có thể dẫn đến việc cho vay không đúng đối tượng.

Như vậy, về hình thức thì bạn buộc phải lập bằng văn bản có xác nhận của tổ chức chính trị – xã hội mà bạn là thành viên và phải ghi các nội dung trên làm cơ sở để tổ chức tín dụng và các tổ chức kiểm tra, giám sát việc sử dụng vốn vay của bên vay

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT  MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Người phạm tội giết người bị pháp luật trừng trị như thế nào?

Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình: Giết 02 người trở lên; Giết người dưới 16 tuổi; Giết phụ nữ mà biết là có thai; Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân; Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình; Giết người mà liền trước đó...

Hiệu lực về thời gian của Bộ luật hình sự theo quy định hiện hành

Điều luật được áp dụng đối với một hành vi phạm tội là điều luật đang có hiệu lực thi hành tại thời điểm mà hành vi phạm tội được thực...

Nêu một vài nguyên nhân thường dẫn đến tai nạn giao thông và những việc làm để phòng tránh

Tai nạn giao thông là sự việc rủi ro, bất ngờ xảy ra khi phương tiện giao thông đang di chuyển trên các tuyến đường bộ, đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không, gây thiệt hại đến tính mạng, sức khoẻ con người, đến tài sản và phương...

Công an có quyền kiểm tra cư trú giữa đêm tại nhà riêng không?

Căn cứ Điều 25 Thông tư 55/2021/TT-BCA, đối tượng, địa bàn kiểm tra cư trú của Công an bao gồm công dân, hộ gia đình, ký túc xá, khu nhà ở của học sinh, sinh viên, học viên, khu nhà ở của người lao động, nhà cho thuê, nhà cho mượn, cho ở nhờ của tổ chức, cá nhân, cơ sở tín ngưỡng, cơ sở tôn...

Người phạm tội chưa thành niên có thể phạm tội giao cấu với trẻ em hay không?

Người nào đủ 18 tuổi trở lên mà giao cấu hoặc thực hiện hành vi quan hệ tình dục khác với người từ đủ 13 tuổi đến dưới 16 tuổi, nếu không thuộc trường hợp quy định tại Điều 142 và Điều 144 của Bộ luật này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi