Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Hình phạt quản chế áp dụng đối với người phạm tội gì?
  • Thứ tư, 25/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 4649 Lượt xem

Hình phạt quản chế áp dụng đối với người phạm tội gì?

Quản chế là buộc người bị kết án phạt tù phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định dưới sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương. Trong thời gian quản chế, người bị kết án không được tự ý ra khỏi nơi cư trú, bị tước một số quyền công dân theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này và bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.

Ngoài hình phạt chính, một tội phạm còn có thể bị áp dụng một hoặc một số hình phạt bổ sung. Hiện nay, Bộ Luật hình sự năm 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017 quy định về các hình phạt bổ sung gồm: cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; cấm cư trú; quản chế; tước một số quyền công dân; tịch thu tài sản; phạt tiền (khi không áp dụng là hình phạt chính); trục xuất (khi không áp dụng là hình phạt chính).Trong số các hình phạt bổ sung trên, thời gian gần đây, Luật Hoàng Phi thường xuyên nhận được thắc mắc về hình phạt quản chế, cụ thể là câu hỏi: Hình phạt quản chế được áp dngj với người phạm tội gì?. Chính vì vậy, bài viết này được chúng tôi thực hiện nhằm đem đến các thông tin hữu ích về hình phạt quản chế, mời Quý độc giả theo dõi:

Căn cứ Điều 43 Bộ luật hình sự 2015 quy định về Quản chế như sau:

Hình phạt quản chế áp dụng đối với người phạm tội gì?

Hình phạt quản chế áp dụng đối với người phạm tội gì?

“ Quản chế là buộc người bị kết án phạt tù phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định dưới sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương. Trong thời gian quản chế, người bị kết án không được tự ý ra khỏi nơi cư trú, bị tước một số quyền công dân theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này và bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.

Quản chế được áp dụng đối với người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, người tái phạm nguy hiểm hoặc trong những trường hợp khác do Bộ luật này quy định.

Thời hạn quản chế là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù“.

 Dựa vào các quy định trên, hình phạt quản chế được áp dụng đối với người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, người tái phạm nguy hiểm hoặc trong những trường hợp khác do Bộ luật Hình sự quy định.

Thắc mắc Luật hình sự được giải đáp nhanh chóng qua Tổng đài 1900 6557

Dù hoạt động đấu tranh, phòng chống tội phạm được thực hiện nghiêm túc, mạnh mẽ trong những năm vừa qua, có sự phối kết hợp của nhiều cá nhân, tổ chức, thành phần trong xã hội. Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận thực trạng rằng: tội phạm hiện nay được thực hiện ngày càng tinh vi, đe dọa hoặc gây ra thiệt hại lớn cho các cá nhân, tổ chức. Do đó, ngành luật hình sự nói chung và các quy định trong Bộ luật hình sự nói riêng chưa bao giờ là vấn đề nhận được ít sự quan tâm. Hình sự là ngành khoa học pháp lý đòi hỏi chuyên môn, kinh nghiệm và sự tìm hiểu nghiêm túc để thực hiện đúng đắn và chính xác, song không phải ai khi tìm hiểu quy định pháp luật hình sự cũng đáp ứng được những đòi hỏi này. Vậy làm sao để hiểu đúng, hiểu đủ quy định pháp luật hình sự trong thời gian ngắn, đáp ứng kịp thời với nhu cầu thực tế của cá nhân, tổ chức tìm hiểu pháp luật và khi có vụ án hình sự xảy ra. Câu trả lời chính là Tổng đài hỗ trợ pháp luật hình sự 1900.6557.

Tại sao nên tư vấn luật hình sự qua Tổng đài 1900.6557? Sau đây là những lý do thuyết phục rất nhiều cá nhân, tổ chức liên hệ tới Chúng tôi:

Thứ nhất, tư vấn qua Tổng đài 1900 6557 xóa bỏ khoảng cách địa lý:

Hiện nay, số lượng các đơn vị hỗ trợ pháp lý ngày càng nhiều nhưng chưa phủ sóng trên toàn quốc, do đó việc tư vấn pháp luật trực tiếp theo phương thức truyền thống là khó khăn của nhiều người. Do đó, tư vấn pháp luật qua tổng đài là giải pháp tối ưu. Dù Quý vị đang ở đâu chỉ cần nhấc máy gọi tới số 1900.6557 và làm theo hướng dẫn. Cuộc gọi của Quý vị sẽ được kết nối nhanh chóng tới chuyên viên hỗ trợ pháp luật hình sự. Sau khi tiếp nhận thông tin, chúng tôi sẽ kịp thời, nhanh chóng cung cấp quy định pháp luật có liên quan, đưa ra nội dung tư vấn cụ thể.

Thứ hai, tư vấn qua Tổng đài 1900 6557 dễ trình bày những vấn đề “nhạy cảm”

Quý vị cảm thấy khó mở lời vấn đề của mình với người lạ, Quý vị lo ngại ánh mắt đánh giá do là người thực hiện hành vi trái pháp luật hay Quý vị e sợ bị tiết lộ hình ảnh, bí mật, vậy thì Tổng đài 1900 6557 chính là địa chỉ tư vấn Quý vị không thể bỏ qua. Chúng tôi hiểu được: dù ở vị trí như thế nào trong vụ án hình sự, chúng ta đều có các quyền con người, quyền công dân nên có cách nhìn nhận, tư vấn một cách khách quan, cảm thông do đó sẽ tư vấn giúp Quý vị bảo vệ được các quyền, lợi ích chính đáng của bản thân. Mọi thông tin tư vấn đều được bảo mật tuyệt đối nên Quý khách hàng hoàn toàn yên tâm chia sẻ.

Thứ ba, tư vấn qua Tổng đài 1900 6557 đảm bảo chất lượng nội dung

Nội dung tư vấn pháp luật được đưa ra trên cơ sở pháp lý rõ ràng, kết hợp với kinh nghiệm thực tiễn của các Luật sư, chuyên viên giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm, qua đào tạo trường lớp bài bản và tuyển chọn khắt khe. Do đó, Quý vị hoàn toàn có thể sử dụng để áp dụng vào thực tế.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, khách hàng có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.


Quý vị vui lòng tham khảo mục HỎI – ĐÁP Luật Hình sự về những nội dung có liên quan đến bài viết trên như sau:

Câu hỏi: Điều kiện để miễn chấp hành phần hình phạt còn lại đối với người bị phạt quản chế?

Chào Luật sư Công ty Luật Hoàng Phi, tôi có một thắc mắc cần được giải đáp, đó là: Hiện nay pháp luật quy định về điều kiện để miễn chấp hành phần hình phạt còn lại đối với người bị phạt quản chế như thế nào? Tôi cảm ơn!

Trả lời:

Cảm ơn Anh/ Chị đã gửi thắc mắc về Luật Hoàng Phi. Với câu hỏi của Anh/ Chị, chúng tôi xin được trả lời như sau:

Căn cứ hướng dẫn tại tiểu mục 2.3 mục 2 Nghị quyết số 01/2007/NQ-HĐTP như sau:

“2.3.  Người bị phạt cấm cư trú hoặc quản chế được miễn chấp hành phần hình phạt còn lại khi có đủ các điều kiện sau đây:

1.  Đã chấp hành dược một phần hai thời hạn hình phạt;

2.  Cải tạo tốt được chứng minh bằng việc chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật; thành thực hối cải, tích cực lao động, học tập;

3.  Được chính quyền địa phương nơi người đó chấp hành hình phạt đề nghị bằng văn bản cho miễn chấp hành phần hình phạt còn lại”.

Dựa vào quy định nêu trên thì người bị phạt quản chế, nếu đã chấp hành được một phần hai thời hạn hình phạt và cải tạo tốt, thì chính quyền địa phương nơi người đó chấp hành hình phạt có quyền đề nghị Tòa án ra quyết định miễn chấp hành phần hình phạt còn lại cho người bị kết án.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, Quý vị có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi