• Thứ ba, 05/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 5165 Lượt xem

Hình phạt bổ sung là gì?

Hình phạt bổ sung là hình phạt được áp dụng kèm theo hình phạt chính bổ sung cho hình phạt chính, nếu người bị kết án không bị áp dụng hình phạt chính thì tòa án không được áp dụng hình phạt bổ sung đối với họ.

Nhà nước đặt ra các hình phạt là chế tài đối với người phạm tội nhằm hạn chế tối đa hành vi tội phạm xảy ra. Vì vậy, pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành quy định về các hình phạt gồm hình phạt chính và hình phạt bổ sung.

Hình phạt bổ sung là gì? Khi nào thì áp dụng hình phạt bổ sung? Chúng tôi giải đáp thắc mắc trên trong nội dung bài viết dưới đây.

Hình phạt bổ sung là gì?

Hình phạt bổ sung là hình phạt được áp dụng kèm theo hình phạt chính bổ sung cho hình phạt chính,  nếu người bị kết án không bị áp dụng hình phạt chính thì tòa án không được áp dụng hình phạt bổ sung đối với họ.

Mỗi tội phạm, người phạm tội chỉ bị áp dụng một hình phạt chính, nhưng lại có thể bị áp dụng nhiều loại hình phạt bổ sung.

Theo Điều 32 Bộ Luật hình sự 2015 quy định:

Hình phạt bổ sung bao gồm:

a) Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;

b) Cấm cư trú;

c) Quản chế;

d) Tước một số quyền công dân;

đ) Tịch thu tài sản;

e) Phạt tiền, khi không áp dụng là hình phạt chính;

g) Trục xuất, khi không áp dụng là hình phạt chính.

Cụ thể:

Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định trong hình phạt bổ sung là gì?

Theo quy định tại Điều 41 Bộ luật hình sự 2015: “Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định được áp dụng khi xét thấy nếu để người bị kết án đảm nhiệm chức vụ, hành nghề hoặc làm công việc đó thì có thể gây nguy hại cho xã hội.

Thời hạn cấm là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật nếu hình phạt chính là cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ hoặc trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.

Cấm cư trú (quy định tại Điều 42 BLHS)

– Cấm cư trú là buộc người bị kết án phạt tù không được tạm trú hoặc thường trú ở một số địa phương nhất định.

– Thời hạn cấm cư trú là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.

Quản chế (quy định tại Điều 43 BLHS)

Quản chế là buộc người bị kết án phạt tù phải cư trú, làm ăn sinh sống và cải tạo ở một địa phương nhất định dưới sự kiểm soát, giáo dục của chính quyền và nhân dân địa phương. Trong thời gian quản chế, người bị kết án không được tự ý ra khỏi nơi cư trú, bị tước một số quyền công dân theo quy định tại Điều 44 của Bộ luật này và bị cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.

Quản chế được áp dụng đối với người phạm tội xâm phạm an ninh quốc gia, người tái phạm nguy hiểm hoặc trong những trường hợp khác do Bộ luật này quy định.

Thời hạn quản chế là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù.

Tước một số quyền công dân (quy định tại Điều 44 BLHS)

Công dân Việt Nam bị kết án phạt tù về tội xâm phạm an ninh quốc gia hoặc tội phạm khác trong những trường hợp do Bộ luật này quy định, thì bị tước một hoặc một số quyền công dân sau đây:

– Quyền ứng cử đại biểu cơ quan quyền lực Nhà nước;

– Quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước và quyền phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân.

Thời hạn tước một số quyền công dân là từ 01 năm đến 05 năm, kể từ ngày chấp hành xong hình phạt tù hoặc kể từ ngày bản án có hiệu lực pháp luật trong trường hợp người bị kết án được hưởng án treo.

Tịch thu tài sản (quy định tại Điều 45 BLHS)

Tịch thu tài sản là tước một phần hoặc toàn bộ tài sản thuộc sở hữu của người bị kết án để nộp vào ngân sách nhà nước.

Tịch thu tài sản chỉ được áp dụng đối với người bị kết án về tội phạm nghiêm trọng, tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng xâm phạm an ninh quốc gia, tội phạm về ma túy, tham nhũng hoặc tội phạm khác do Bộ luật này quy định.

Khi tịch thu toàn bộ tài sản vẫn để cho người bị kết án và gia đình họ có điều kiện sinh sống.

Hình phạt bổ sung được áp dụng khi nào?

Khi hiểu được khái niệm Hình phạt bổ sung là gì? Thì chúng ta cần tìm hiểu trường hợp nào thì áp dụng hình phạt bổ sung

– Theo quy định tại Khoản 6 Điều 91 Bộ luật hình sự quy định: Không áp dụng hình phạt bổ sung đối với người dưới 18 tuổi phạm tội.

– Hình phạt bổ sung được quy định tại các tội phạm cụ thể mà người phạm tội lợi dụng chức vụ, danh nghĩa cơ quan, tổ chức, nghề nghiệp hoặc công việc nhất định để phạm tội hoặc do thiếu trách nhiệm trong khi thực hiện công vụ, vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc hành chính gây thiệt hại cho lợi ích của Nhà nước, lợi ích hợp pháp của tập thể hoặc của công dân như các tội được quy định tại điều 97, 99, 107, 153, 154, 155, 156 Bộ luật Hình sự.

Có thể áp dụng hình phạt bổ sung đối với các tội xâm phạm an ninh quốc gia theo quy định tại Điều 122 Bộ luật Hình sự 2015: “Người phạm tội quy định tại Chương này còn có thể bị tước một số quyền công dân, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản”.

Khi áp dụng hình phạt bổ sung cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định (Điều 167 Bộ luật Hình sự) nhưng cũng có thể chỉ tuyên cấm đảm nhiệm chức vụ nhất định (các Điều 123, 124, 125, 126, 127 Bộ luật Hình sự) hoặc tuyên cấm đảm nhiệm chức vụ quản lí tài sản (Điều 144 Bộ luật Hình sự).

Ví dụ về hình phạt bổ sung là gì?

A là phó chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện B đã giết C vì có mâu thuẫn cá nhân. Vì vậy, Tòa án nhân dân huyện B tuyên phạt A ngoài hình phạt tù chính (phạt tù), còn áp dụng hình phạt bổ sung là cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định (Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện B).

Trên đây là tư vấn của Công ty Luật Hoàng Phi về hình phạt bổ sung là gì? để quý độc giả tham khảo. Nếu Quý khách còn thắc mắc gì vấn đề này hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết thì vui lòng liên hệ với chúng tôi theo số tổng đài tư vấn 1900 6557.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thời hạn điều tra vụ án hình sự là bao lâu?

Thời hạn điều tra vụ án hình sự không quá 02 tháng đối với tội phạm ít nghiêm trọng, không quá 03 tháng đối với tội phạm nghiêm trọng, không quá 04 tháng đối với tội phạm rất nghiêm trọng và tội phạm đặc biệt nghiêm trọng kể từ khi khởi tố vụ án cho đến khi kết thúc điều...

Dùng dao đâm chết người đi tù bao nhiêu năm?

Trong trường hợp cụ thể, người dùng dao đâm chết người có thể bị truy cứu về một trong các tội khác như: Tội giết hoặc vứt bỏ con mới đẻ, Tội giết người trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh, Tội giết người do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội, Tội làm chết người trong khi thi hành công vụ, Tội vô...

Vay tiền mà không trả phạm tội gì?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ: Vay tiền mà không trả phạm tội gì? Mời Quý vị tham...

Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù không?

Đơn bãi là là yêu cầu rút lại yêu cầu khởi tố của người bị hại, Vậy Đã có đơn bãi nại thì người gây nạn giao thông có phải đi tù...

Đi khỏi nơi cư trú khi bị cấm đi khỏi nơi cư trú bị xử lý như thế nào?

Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú không quá thời hạn điều tra, truy tố hoặc xét xử theo quy định của Bộ luật này. Thời hạn cấm đi khỏi nơi cư trú đối với người bị kết án phạt tù không quá thời hạn kể từ khi tuyên án cho đến thời điểm người đó đi chấp hành án phạt...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi