Giờ làm việc ban đêm được tính như thế nào?
Trong các quy định trước đây, thời giờ làm việc ban đêm được xác định hai khoảng thời gian khác nhau dựa vào điều kiện khí hậu và địa giới hành chính của hai miền Nam Bắc
1. Khái niệm giờ làm việc ban đêm theo quy định tại Bộ luật lao động năm 2012
Tại Điều 105 Bộ luật lao động năm 2012 quy định như sau;
“Giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng ngày hôm sau”.
2. Bình luận và phân tích giờ làm việc ban đêm theo quy định tại Bộ luật lao động năm 2012
Tư vấn về thời giờ làm việc ban đêm
Trong các quy định trước đây, thời giờ làm việc ban đêm được xác định hai khoảng thời gian khác nhau dựa vào điều kiện khí hậu và địa giới hành chính của hai miền Nam Bắc. Theo đó, từ Thừa Thiên – Huế trở ra phía Bắc là từ 22 giờ hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau; từ Quảng Nam – Đà Nẵng trở vào phía Nam là từ 21 giờ đến 5 giờ sáng. Tuy nhiên, sau một thời gian dài thực hiện, trên cơ sở đánh giá sự tác động của yếu tố khí hậu các vùng miền đến độ dài của đêm và tính khả thi trong việc áp dụng các quy định của pháp luật, Điều 105 đã thống nhất khoảng thời gian chung để áp dụng trong cả nước từ ngày 01/05/2013 là giờ làm việc ban đêm được tính từ 22 giờ đến 6 giờ sáng hôm sau.
Thời giờ làm việc ban đêm là thời giờ làm việc bình thường, chủ yếu được áp dụng đối với các đơn vị sử dụng lao động làm việc ban đêm theo ca. Khi làm việc trong khoảng thời gian này (làm việc khi cơ thể cần nghỉ ngơi), nhịp sinh học của người lao động bị thay đổi, do vậy ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của người lao động. Do đó, người lao động được nghỉ giữa giờ làm việc dài hơn (khoản 2 Điều 108), được nghỉ khi chuyển ca làm việc (Điều 109), được hưởng tiền lương làm việc vào ban đêm (khoản 2 Điều 97). Tuy nhiên, không phải người lao động nào cũng có thể làm việc ban đêm. Những người lao động do đặc điểm đặc thù về thực hiện thiên chức, sức khỏe yếu, chưa phát triển đầy đủ về thể chất và trí tuệ, pháp luật quy định người sử dụng lao động không được sử dụng hoặc hạn chế sử dụng họ làm việc ban đêm mặc dù họ đồng ý.
Cụ thể, không được sử dụng lao động nữ làm việc ban đêm trong một số trường hợp (khoản 1 Điều 155), không được sử dụng lao động là người khuyết tật suy giảm khả năng lao động từ 51% trở lên làm đêm (khoản 1 Điều 178), hoặc chỉ được sử dụng người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi làm việc ban đêm trong một số nghề và công việc theo quy định của Bộ lao động – Thương binh và Xã hội (khoản 3 Điều 163), đối với người lao động dưới 15 tuổi tuyệt đối không được huy động họ làm đêm. Nếu người sử dụng lao động vi phạm các quy định này sẽ bị xử lý theo Điều 18, Điều 19 Nghị định số 95/2013/NĐ-CP ngày 22/8/2013.
Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hành vi nào được xem là tiết lộ bí mật kinh doanh?
Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh...

Ai có thẩm quyền ban hành quyết định chấm dứt hợp đồng lao động?
Quyết định chấm dứt hợp đồng lao động là văn bản do người sử dụng lao động ban hành nhằm thông báo việc chấm dứt hợp đồng lao động với người lao...

Công ty có phải thông báo trước khi hợp đồng lao động hết thời hạn không?
Từ 1/1/2021, khi Bộ luật lao động 2019 có hiệu lực thi hành, công ty không phải thông báo với người lao động khi hợp đồng lao động hết thời...

Người lao động có được sắp xếp công việc mới khi công ty phá sản không?
Công ty phá sản sẽ dẫn tới việc chấm dứt hoạt động. Người lao động có được sắp xếp công việc mới khi công ty phá sản...

Công ty được chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp nào?
Công ty được chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp nào? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết...
Xem thêm