Trang chủ Biểu Mẫu Mẫu Giấy đi đường theo Thông tư 133, 200, 107, Giáo Viên mới nhất 2024
  • Thứ sáu, 29/12/2023 |
  • Biểu Mẫu |
  • 15268 Lượt xem

Mẫu Giấy đi đường theo Thông tư 133, 200, 107, Giáo Viên mới nhất 2024

Giấy đi đường là căn cứ để các cán bộ, công chức, viên chức và người lao động nói chung làm các thủ tục cần thiết khi đi công tác và thanh toán công tác phí.

Khi làm việc tại các cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp vì tính chất công việc, người lao động nói chung có thể được công ty cử lao động đi công tác nhằm mục đích phát triển công ty, tìm kiếm thị trường.

Trong quá trình công tác này, tất cả các chi phí hợp lý cho việc đi công tác này sẽ do công ty chi trả toàn bộ. Muốn vậy người lao động phải có giấy tờ xác nhận về thời gian cụ thể công tác cùng với tất cả chi phí đã chi trả.

 Bộ phận kế toán sẽ lập giấy đi đường chi trả lại cho bạn số tiền ứng trước trong khoảng thời gian này. Vậy cách ghi giấy đi đường như thế nào? Để giải đáp chúng tôi mời Khách hàng tham khảo nội dung bài viết sau đây.

Giấy đi đường là gì?

Giấy đi đường là một loại văn bản, tài liệu giấy tờ dùng làm căn cứ để người lao động hay cán bộ công nhân viên chức làm một số thủ tục khi đến địa điểm công tác theo sự phân công nhiệm vụ nhất định của đơn vị.

Đồng thời, giấy đi đường cũng là một yếu tố quan trọng và cần thiết để người lao động hay cán bộ công nhân viên chức sử dụng để làm căn cứ và cơ sở nhằm thanh toán các khoản tài chính được cho là phí công tác sau khi đã hoàn thành quá trình công tác theo sự chỉ đạo từ cấp trên có thẩm quyền.

Giấy đi đường dùng để làm gì?

Giấy đi đường là căn cứ để cán bộ và người lao động làm thủ tục cần thiết khi đến nơi công tác và thanh toán công tác phí, tàu xe sau khi về doanh nghiệp.

Như vậy không thể phủ nhận vai trò của giấy đi đường là một loại văn bản, giấy tờ có vai trò rất quan trọng trong quá trình công tác của người lao động.

Nó được xem như là một loại văn bản có tính hợp pháp, là điều kiện để người lao động có thể đề nghị và yêu cầu tổ chức, doanh nghiệp, bắt buộc phải thực hiện thanh toán khoản tài chính được xem là chi phí hợp lý cho chuyến đi công tác.

Giấy đi đường có bắt buộc không?

Hiện nay, một số người lao động mặc dù biết, nghe thấy khá nhiều về giấy đi đường nhưng vì mỗi người có mỗi tính chất công việc khác nhau cũng như quá trình đi công tác là không giống nhau và chế độ của các công ty là khác nhau. Vì vậy, một bộ phận lớn người lao động còn hoang mang và mơ hồ trong vấn đề liên quan đến giấy đi đường, và ngại làm thủ tục liên quan đến giấy đi đường.

Song chúng tôi nghĩ nếu như vậy, thiệt nhất vẫn là người lao động. Bởi trong trường hợp người lao động được cử đi công tác trong vòng 1 tuần lễ, với các khoản chỉ phí đi lại, di chuyển cũng như các khoản chi phí ăn uống, sử dụng dịch vụ, tiếp khách, phí thuê khách sạn, nhà nghỉ với các thành phố lớn thì chi phí mất khoảng hơn 8-10 triệu đồng.

Sau đó trở về cơ quan để yêu cầu bộ phận kế toán thanh toán công tác phí nhưng khi yêu cầu xuất trình giấy đi đường, lại không có thì xem như người lao động sẽ mất luôn khoản tiền này rồi.

Chính vì vậy, trong các thủ tục để thanh toán công tác phí, chúng ta có thể nhận ra giấy đi đường có một vai trò vô cùng quan trọng mà người lao động nhất định không được bỏ qua. Đây là một trong những thủ tục cần thiết để một người lao động có thể yêu cầu doanh nghiệp, tổ chức thanh toán công tác phí.

Như vậy để đảm bảo cho quyền lợi của người lao động thì giấy đi đường là một loại giấy tờ bắt buộc phải có trong việc làm thủ tục nhận công tác phí, ứng công tác phí cả trong hai trường hợp công tác trong nước hay công tác nước ngoài.

Giấy đi đường chỉ không bắt buộc trong trường hợp doanh nghiệp đã khoán cho người lao động một khoản công tác phí. Tuy nhiên, để thanh toán khoản tài chính này, bạn cũng cần phải có những hóa đơn, chứng từ về việc đi lại, ăn ở và các phí bạn sử dụng khác để  phục vụ trong quá trình công tác.

Hướng dẫn cách ghi giấy đi đường chuẩn nhất

Thực tế cho đến nay thì nhiều người lao động được doanh nghiệp cử đi công tác song vẫn không biết đến loại giấy tờ này cũng như cách viết loại giấy này. Để không làm người lao động phải xảy ra sai sót, chúng tôi xin hướng dẫn cách viết giấy đi đường theo các bước như sau:

Sau khi người lao động nhận được quyết định cử đi công tác từ đơn vị, doanh nghiệp hay tổ chức thì giấy đi đường sẽ do bộ phận hành chính làm thủ tục, nhiệm vụ của người lao động là điền các thông tin theo mẫu sẵn vào giấy đi đường.

– Cột A: người lao động điền thông tin về địa điểm đi công tác và địa điểm đến công tác.

+ Cột thứ nhất: người lao động điền rõ thông tin về thời gian bắt đầu đi công tác và thời gian đến công tác, chú ý cần xác nhận từ người có thẩm quyền tại nơi nhận công tác, bao gồm cả chữ ký và đóng dấu.

+ Cột thứ hai: Người lao động điền rõ thông tin về  phương tiện di chuyển khi sử dụng đi công tác như máy báy, xe khách, tàu… Nếu đi phương tiện thuộc cơ quan hay doanh nghiệp thì phải ghi rõ ra thuộc phương tiện nào…

+ Cột thứ ba: người lao động điền rõ thông tin về số ngày công tác, nghĩa là thời hạn công tác. Ví dụ: số ngày công tác: 10 ngày.

+ Cộ thứ bốn: người lao động ghi rõ lý do lưu trú khi đi công tác. Chẳng hạn, lý do lưu trú: công tác theo yêu cầu phân công của giám đốc công ty TNHH Thiên Phong.

– Cột B: đây là cột mà người lao động cần có nhiệm vụ liên hệ vời người có trách nhiệm cũng như có thẩm quyền nơi người lao động đến công tác để lấy xác nhận, bao gồm cả việc đóng dấu và xin chữ ký.

– Giấy đi đường sau khi được người lao động hoàn thành sẽ kèm theo các loại thủ thục khác như hóa đơn, chứng từ đi lại, ăn ở, sinh hoạt, tiếp khách,… xuất trình lại cho bộ phận kế toán của doanh nghiệp, đơn vị để yêu cầu cấp chi phí công tác.

Lưu ý:

– Trình bày rõ khoảng thời gian hoặc ngày, tháng, năm bạn đi công tác;

– Trình bày rõ những khoản chi tiêu dự tính trong toàn bộ thời gian công tác, và trong quá trình công tác, phải gửi tất cả những hoá đơn chứng từ đã chi tiêu hợp lý trong khoản thời gian này để sau này làm công tác khấu trừ chính xác;

– Lý do và quyết định công tác cần phải chuẩn bị để xuất trình trước khi xin giấy đi đường của bộ phận kế toán;

– Khi đi công tác về, bạn cần xuất trình giấy đi đường để được xác nhận ngày về và thời gian được hưởng lưu trú. Sau đó xuất trình kèm theo hoá đơn chứng từ trong thời gian bạn đi công tác để được hưởng khấu trừ thanh toán phí và tiền tạm ứng trước cho bộ phận kế toán;

Mẫu giấy đi đường mới nhất 2024

Trong quá trình làm việc, tuỳ thuộc vào mỗi đơn vị, công ty mà từ đó các đơn vị, doanh nghiệp có thể sử dụng những mẫu giấy đi đường khác nhau.

Cụ thể với các đối tượng thuộc cán bộ, công chức, viên chức thông thường Khách hàng sẽ sử dụng mẫu trong QĐ số: 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng BTC và sửa đổi, bổ sung theo TT số 185/2010/TT- BTC ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính hoặc sử dụng theo thông tư Số: 107/2017/TT-BTC ban hành ngày 10 tháng 10 năm 2017.

Với đối tượng là người lao động nói chung thì các công ty thường hay sử dụng biểu mẫu quy định tại thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính hoặc Thông tư số 200/2014/TT-BTC. Để cụ thể mỗi mẫu, mời Khách hàng tham khảo nội dung dưới đây.

Mẫu giấy đi đường cho giáo viên

Hiện nay mẫu giấy đi đường cho giáo viên được sử dụng theo mẫu Ban hành theo QĐ số: 19/2006/QĐ-BTC ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng BTC và sửa đổi, bổ sung theo TT số 185/2010/TT- BTC ngày 15/11/2010 của Bộ Tài chính.

Mẫu giấy đi đường C16-HD được sử dụng chủ yếu trong các trường học dành cho cán bộ giáo viên khi họ có được cử đi công tác. Tuy nhiên bố cục và nội dung của mẫu giấy đi đường này không khác mẫu giấy đi đường khác.

Nội dung chính theo quy định mẫu giấy đi đường cho giáo viên vẫn gồm các cột thông tin bao gồm:

– Cột A: Là phần ghi nơi đi và nơi đến công tác

+ Cột 1: Ghi ngày đi và ngày đến công tác

Để đảm bảo tính xác thực, người đi công tác phải xin chữ kỹ hoặc dấu của người phụ trách tại cơ quan đến công tác nhằm kiểm chứng ngày, giờ đi đến công tác đúng thực tế

+ Cột 2: Ghi phương tiện sử dụng để đến nơi công tác và phương tiện di chuyển trong suốt thời gian công tác

+  Cột 3: Xác nhận số ngày ở lại cơ quan công tác

+  Cột 4: Lý do lưu trú

– Cột B: Xin xác nhận của người có thẩm quyền tại nơi công tác bằng chữ ký hoặc đóng dấu chứng thực người đi công tác đã hoàn thành nhiệm vụ và làm việc tại nơi công tác,

Mẫu giấy đi đường theo Thông tư 133

Với mẫu giấy đi đường theo thông tư số 133/2016/TT-BTC ngày 26/8/2016 của Bộ Tài chính thì đây là một mẫu mới được ban hành gần đây nhất. Mẫu giấy đi đường theo Thông tư này áp dụng cho tất cả các người lao động nói chung.

Song nội dung trong mẫu giấy cũng tương tự giống các nội dung trong mẫu của mẫu giấy đi đường giành cho giáo viên. Các thông tin, nội dung mà người lao động phải hoàn thành vẫn gồm các cột như vậy nên người lao động khi thực hiện có thể tham khảo nội dung phần hướng dẫn phía trên của chúng tôi.

Mấy giấy đi đường theo Thông tư 200

Mẫu giấy đi đường Ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC gồm các nội dung như:

– Được cấp cho ai? Chức vụ là gì?

– Được cử đi công tác tại đâu?

– Theo công lệnh hoặc giấy giới thiệu số bao nhiêu? Ngày tháng năm nào? Giấy đi đường được cấp từ ngày tháng nào và hạn hết là ngày tháng nào?

– Ghi rõ số tiền cần ứng trước cho chuyến công tác.

Khi người lao động điền vào mẫu giấy đi đường cũng phải điền vào bảng ghi chi tiết gồm 7 cột:

– Cột 1: Ghi nơi Người lao động sẽ đi và đến đó công tác.

– Cột 2: Ghi ngày bắt đầu đi và ngày đến địa điểm công tác.

– Cột 3: Ghi phương tiện sử dụng cho việc đi lại trong chuyến công tác phải ghi rõ là xe cơ quan hay ô tô, tàu hỏa, máy bay,.. Để phòng kế toán có thể thanh toán chính xác tiền vé tàu xe cho người lao động.

– Cột 4: Độ dài chặng đường từ nơi đi đến nơi công tác.

– Cột 5: Thời gian đi công tác. Ghi rõ từ ngày nào đến ngày nào hoặc có thể ghi tổng số ngày đi công tác.

– Cột 6: Lý do lưu trú, tuỳ theo nhiệm vụ công việc mà ghi lý do thích hợp.

– Cột 7: Lấy chữ ký hoặc đóng dấu của cơ quan nơi bạn công tác.

Mẫu giấy đi đường theo Thông tư 107

Cuối cùng mà chúng tôi muốn giới thiệu đến Khách hàng là Mẫu giấy đi đường theo thông tư Số: 107/2017/TT-BTC ban hành ngày 10 tháng 10 năm 2017. Việc hoàn thành mẫu cũng tương tự như hướng dẫn ở phía trên của chúng tôi.

Tải mẫu mẫu giấy đi đường mới nhất

Tải (Download) mẫu Giấy đi đường mới nhất

Tải (Download) mẫu Giấy đi đường cho giáo viên

Tải (Download) mẫu Giấy đi đường theo Thông tư 133

Tải (Download) mẫu Giấy đi đường theo Thông tư 200

Tải (Download) mẫu Giấy đi đường theo Thông tư 107

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi về việc thực hiện mẫu giấy đi đường. Khách hàng quan tâm, có nhu cầu tư vấn kỹ hơn vui lòng phản hồi trực tiếp để nhận được sự hỗ trợ nhanh nhất.

Đánh giá bài viết:
4.7/5 - (33 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty TNHH là gì? Quý độc giả hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Mẫu văn bản cho phép sử dụng nhãn hiệu

Hàng hoá giả mạo nhãn hiệu là hàng hoá, bao bì của hàng hoá có gắn nhãn hiệu, dấu hiệu trùng hoặc khó phân biệt với nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ dùng cho chính mặt hàng đó mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc của tổ chức quản lý chỉ dẫn địa...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty hợp danh

Tại thời điểm cá nhân, tổ chức góp đủ phần vốn góp sẽ được cấp Giấy chứng nhận phần vốn góp tương ứng với giá trị phần vốn đã...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn hợp tác xã

Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ khi góp vốn, mua cổ phần, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã phải thông báo với cơ quan đã cấp giấy chứng nhận đăng ký cho hợp tác xã, liên hiệp hợp tác...

Mẫu giấy chứng nhận góp vốn công ty cổ phần

Việc góp vốn vào công ty cổ phần sẽ được lữu giữ và giám sát bởi sổ đăng ký cổ đông quy định tại Điều 122 Luật Doanh nghiệp...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi