Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật hành chính F0, F1 cách ly tại nhà có được ra ngoài không?
  • Thứ ba, 24/05/2022 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 5039 Lượt xem

F0, F1 cách ly tại nhà có được ra ngoài không?

Sáng ngày 14.7, Bộ Y tế đã ban hành công văn số 5599 gửi các tỉnh thành và hướng dẫn cách ly F0 tại nhà sau thời gian điều trị tại các cơ sở y tế. Bộ Y tế ra công văn hướng dẫn việc giảm thời gian cách ly, thí điểm cách ly y tế F1 tại nhà, quản lý điều trị bệnh nhân COVID-19.

Trước tình hình số trường hợp mắc mới trên cả nước có sự tăng nhanh tại nhiều địa phương., đặc biệt riêng TP.Hồ Chí Minh chỉ trong thời gian ngắn đã có hơn 16.000 ca và có thể sẽ tiếp tục gia tăng trong thời gian tới. Trưa 14-7, Bộ Y tế ra công văn hướng dẫn việc giảm thời gian cách ly, thí điểm cách ly y tế F0, F1 tại nhà, quản lý điều trị bệnh nhân COVID-19.  Trước tình hình trên nhiều độc giả thắc mắc F0, F1 cách ly tại nhà có được ra ngoài không? Luật Hoàng Phi xin giải đáp đến độc giả trong nội dung bài viết.

Bệnh COVID-19 là gì?

Bệnh do vi-rút corona (COVID-19) là một căn bệnh truyền nhiễm do một chủng vi-rút corona mới phát hiện gây ra. Hầu hết những người mắc bệnh COVID-19 sẽ gặp các triệu chứng từ nhẹ đến trung bình và hồi phục mà không cần phải điều trị đặc biệt. Vi-rút gây bệnh COVID-19 chủ yếu lây truyền qua các giọt bắn văng ra khi người nhiễm bệnh ho, hắt hơi hoặc thở ra. Những giọt bắn này quá nặng nên không thể bay lơ lửng trong không khí và nhanh chóng rơi xuống sàn nhà hoặc các bề mặt. Bạn có thể bị nhiễm bệnh khi hít phải vi-rút nếu đang ở gần người nhiễm COVID-19 hoặc chạm vào bề mặt có vi-rút, rồi lại chạm tay vào mắt, mũi hoặc miệng.

Tính từ 18 giờ ngày 11/7 đến 6 giờ ngày 12/7, Thành phố Hồ Chí Minh đã ghi nhận thêm 544 trường hợp nhiễm mới đã được Bộ Y tế công bố vào sáng ngày 12/7 (BN29904-BN30447). Trong đợt dịch thứ 4 bắt đầu từ ngày 27/4 đến nay, Thành phố đã có hơn 13.500 trường hợp mắc COVID-19. Có thể thấy đây là đợt dịch với số lượng mắc rất lớn và tốc độ lây lan nhanh chóng.

Các trường hợp F0, F1 cách ly tại nhà

Sáng ngày 14.7, Bộ Y tế đã ban hành công văn số 5599 gửi các tỉnh thành và hướng dẫn cách ly F0 tại nhà sau thời gian điều trị tại các cơ sở y tế. Bộ Y tế ra công văn hướng dẫn việc giảm thời gian cách ly, thí điểm cách ly y tế F1 tại nhà, quản lý điều trị bệnh nhân COVID-19.

Sở Y tế hướng dẫn đối tượng F0 cách ly tại nhà gồm:

+ Trường hợp bệnh nhân không triệu chứng đang điều trị tại bệnh viện. Nếu bệnh nhân có kết quả xét nghiệm RT-PCR ngày 10 có kết quả âm tính hoặc còn dương tính nhưng tải lượng virus thấp, không còn khả năng lây nhiễm (hoặc rất thấp) thì chuyển về cách ly tại nhà nếu đảm bảo điều kiện an toàn, phòng chống lây nhiễm. Bệnh nhân sẽ được tiếp tục xét nghiệm RT-PCR tại nhà vào ngày thứ 14 và 21.

+ Trường hợp không triệu chứng, áp dụng với nhân viên y tế bị lây nhiễm được cách ly tại nhà khi có đủ điều kiện tương tự F1. Bệnh nhân tự theo dõi về tình trạng sức khỏe, báo cáo với cơ quan theo dõi y tế hàng ngày và thực hiện xét nghiệm theo quy định.

Đối tượng F1 cách ly tại nhà gồm:

+ Khu vực nguy cơ rất cao (khu vực phong tỏa), các trường hợp cách ly F1 tại nhà phải có biển báo bên ngoài, có hàng rào mềm ngăn cách, các thành viên trong nhà không được phép ra ngoài. Người F1 hạn chế tiếp xúc, cần được bố trí phòng riêng, ăn riêng, đồ dùng cá nhân riêng, khử khuẩn nhà vệ sinh sau khi sử dụng. Trường hợp F1 ở tại các khu tập thể, khu chung cư, nếu có F0 tại nhà thì đưa toàn bộ F1 đi cách ly tập trung. Trường hợp có đông người F1 lưu trú tại một khu vực phong tỏa thì áp dụng cách ly y tế tập trung đối với khu vực đó. Các trường hợp cách ly được tổ chức quản lý, giám sát y tế chặt chẽ trước, trong và sau thời gian cách ly.

+ Khu vực có nguy cơ cao, áp dụng cách ly F1 tại nhà không yêu cầu phải có phòng riêng. Có thể xem xét cho F1 cách ly tại căn hộ chung cư, tập thể nếu có phòng cách ly riêng, khép kín, nhưng nếu có ca F0 tại nhà thì phải đưa toàn bộ F1 đi cách ly tập trung.

+ Các khu vực nguy cơ thấp, nếu nhiều hoặc tất cả các thành viên trong nhà được xác định là F1 thì khi xem xét cách ly tại nhà không yêu cầu phải có phòng riêng.

Đối với các trường hợp F1 khu vực có nguy cơ rất cao, không đủ điều kiện cách ly tại nhà thì chuyển cách ly tập trung, nhưng xét nghiệp RT-PCR ngày 7, thay vì ngày 14 như trước đây, nếu âm tính, chuyển về nơi cư trú theo dõi y tế.

Vậy F0, F1 cách ly tại nhà có được ra ngoài không, chúng tôi xin giải đáp ở phần tiếp theo của bài viết.

F0, F1 cách ly tại nhà có được ra ngoài không?

Câu trả lời cho câu hỏi F0, F1 cách ly tại nhà có được ra ngoài không là không. Các trường hợp F0, F1 cách ly tại nhà và cần được giám sát bởi các cơ quan y tế địa phương và nơi làm việc. Ngoài ra F0, F1 cách ly tại nhà cần tuân thủ các biện pháp an toàn trong phòng, chống lây nhiễm.

Về công tác tổ chức chăm sóc sức khỏe tại nhà đối với trường hợp F0,F1 ngành y tế địa phương phải tổ chức đội theo dõi sức khỏe hàng ngày đối với các trường hợp này. Bên cạnh đó tổ chức đường dây nóng tiếp nhận thông tin trường hợp bệnh nhân xuất hiện triệu chứng, khẩn trương đưa vào bệnh viện điều trị.

Trên đây là giải đáp câu hỏi về vấn đề F0, F1 cách ly tại nhà có được ra ngoài không chúng tôi gửi đến độc giả. Trong trường hợp độc giả còn thắc mắc hoặc cần hỗ trợ vui lòng liên hệ chúng tôi để được hỗ trợ.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mức phạt vi phạm hành chính hành vi cạnh tranh không lành mạnh

Cạnh tranh không lành mạnh là hành vi của doanh nghiệp trái với nguyên tắc thiện chí, trung thực, tập quán thương mại và các chuẩn mực khác trong kinh doanh, gây thiệt hại hoặc có thể gây thiệt hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp...

Có được mở tiệm chơi game ở gần trường học không?

Tổ chức, cá nhân chỉ được thiết lập điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công cộng khi có Giấy chứng nhận đủ Điều kiện hoạt động điểm cung cấp dịch vụ trò chơi điện tử công...

Quán net có được hoạt động xuyên đêm?

Quán net sẽ không được hoạt động xuyên đêm mà thời gian mở cửa chính xác đó là vào 8 giờ sáng và thời gian đóng cửa muộn nhất là 22 giờ...

Đánh đập, hành hạ vật nuôi bị xử lý thế nào?

Điều 29 Nghị định 14/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về hoạt động chăn nuôi, đối xử nhân đạo với vật nuôi, kiểm soát giết mổ động vật trên cạn trong đó có quy định về xử phạt vi phạm đối với hành vi đánh đập, hành hạ vật...

Giấy khai sinh không có tên cha có ảnh hưởng gì không?

Trường hợp chưa xác định được cha thì khi đăng ký khai sinh họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của con được xác định theo họ, dân tộc, quê quán, quốc tịch của mẹ; phần ghi về cha trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ để...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi