Đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến pháp
Trong lĩnh vực chính trị, ngành Luật Hiến pháp điều chỉnh các mối quan hệ nền tảng, cơ bản và quan trọng nhất liên quan tới quốc gia, lãnh thổ, quyền lực nhà nước và tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước.
Không giống như hệ thống pháp luật của các nước phương Tây, theo truyền thống của các nước xã hội chủ nghĩa, hệ thống pháp luật của nhà nước Việt Nam hiện hành thường được chia thành các ngành luật như Luật Hình sự, Luật Hôn nhân và Gia đình,…. Trong đó, Luật Hiến pháp cũng là trong những ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam.
Bài viết dưới, chúng tôi xin gửi đến bạn đọc Đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến pháp.
Đối tượng điều chỉnh của ngành Luật Hiến pháp là gì?
Đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến Pháp là những quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng nhất gắn liền với việc xác định chế độ chính trị, chế độ kinh tế, chính sách văn hóa – xã hội, quốc phòng – an ninh, quyền và nghĩa vụ cơ bản riêng của công dân, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Ví dụ, trong lĩnh vực dân sự, quan hệ sở hữu là một quan hệ nền tảng, nếu không xác định được quan hệ sở hữu thì không thể thiết lập được các giao dịch dân sự có liên quan. Từ đây, có thể hiểu, quan hệ sở hữu chính là đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến pháp.
Trong lĩnh vực hình sự thì liên quan tới việc công nhận và bảo hộ quyền bất khả xâm phạm về thân thể, tính mạng của con người. Đây là một quan hệ nền tảng, nếu không xác định được mối quan hệ này thì sẽ không thiết lập được các quan hệ cụ thể để bảo vệ thân thể và tính mạng của con người.
Đối với nhà nước, các quan hệ xã hội nền tảng cũng là các quan hệ xã hội cơ bản và quan trọng nhất trong quá trình quản lí xã hội bằng pháp luật. Mỗi khi nội dung điều chỉnh các quan hệ xã hội nền tảng có sự thay đổi thì nội dung điều chỉnh các quan hệ xã hội khác trong cùng lĩnh vực cũng có sự thay đổi theo. Các quan hệ xã hội nền tảng này là đối tượng điều chỉnh của ngành Luật Hiến pháp.
Các nhóm đối tượng điều chỉnh của ngành Luật Hiến pháp
Đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến pháp được chia thành 03 (ba) nhóm:
Thứ nhất: Các quan hệ xã hội nền tảng, cơ bản và quan trọng nhất trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ, an ninh, quốc phòng, chính sách đối ngoại.
Trong lĩnh vực chính trị, ngành Luật Hiến pháp điều chỉnh các mối quan hệ nền tảng, cơ bản và quan trọng nhất liên quan tới quốc gia, lãnh thổ, quyền lực nhà nước và tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước. Có thể kể đến như vấn đề chủ quyền quốc gia, quyền dân tộc cơ bản, bản chất của nhà nước, nguồn gốc của quyền lực nhà nước, hệ thống chính trị. Khi điều chỉnh các quan hệ xã hội nền tảng của lĩnh vực chính trị, ngành Luật Hiến pháp đồng thời thiết lập nền tảng của chế độ chính trị.
Trong các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học, công nghệ, an ninh, quốc phòng và chính sách đối ngoại, những quan hệ xã hội nền tảng mà ngành Luật Hiến pháp điều chỉnh là những quan hệ xã hội liên quan tới định hướng phát triển lớn của từng lĩnh vực, ví dụ mô hình phát triển kinh tế, định hướng giá trị phát triển nền văn hoá, khoa học, công nghệ …
Qua việc điều chỉnh các quan hệ xã hội đó, ngành Luật Hiến pháp hình thành các chính sách cơ bản nhất, quan trọng nhất định hướng hoạt động của các cơ quan nhà nước trong từng lĩnh vực.
Thứ hai: Các quan hệ xã hội nền tảng, cơ bản và quan trọng nhất trong lĩnh vực quan hệ giữa nhà nước và người dân, hay nói cách khác là các quan hệ xã hội xác định quyền và nghĩa vụ cơ bản của người dân
Trong đời sống xã hội, các ngành luật của hệ thống pháp luật Việt Nam quy định về quyền và nghĩa vụ của công dân. Đó là những quyền và nghĩa vụ nền tảng, cơ bản và quan trọng của người dân trong từng lĩnh vực. Đó có thể là quyền bầu cử, ứng cử trong lĩnh vực chính trị, quyền sở hữu đối với tư liệu sản xuất, tự do kinh doanh trong lĩnh vực lĩnh vực, quyền bất khả xâm phạm danh dự, nhâm phẩm, tính mạng, tài sản trong lĩnh vực tự do cá nhân. Những quyền cơ bản này là nền tảng hình thành các quyền cụ thể của người dân trong từng lĩnh vực, ví dụ như quyền được đăng kí kinh doanh, quyền được khởi kiện, quyền được yêu cầu bồi thường dân sự ngoài hợp đồng.
Thứ ba: Các quan hệ xã hội nền tảng, cơ bản và quan trọng nhất trong lĩnh vực tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước
Đây là các quan hệ xã hội liên quan tới việc xác định các nguyên tắc tổng thể của bộ máy nhà nước Việt Nam, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức và hoạt động của các cơ quan trọng bộ máy nhà nước Việt Nam từ trung ương đến địa phương. Đây là nhóm đối tượng điều chỉnh lớn nhất của ngành Luật Hiến pháp.
Đặc điểm đối tượng điều chỉnh của ngành Luật Hiến pháp
Từ những nội dung đã phân tích ở trên, có thể thấy đối tượng điều chỉnh của ngành Luật Hiến pháp có những đặc điểm nổi bật sau:
Thứ nhất: Đối tượng điều chỉnh của ngành Luật Hiến pháp bao trùm mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Hay nói cách khác, đối tượng điều chỉnh của ngành Luật Hiến pháp có phạm vi rất rộng.
Thứ hai: Mặc dù trải rộng trên nhiều lĩnh vực song đối tượng điều chỉnh của ngành Luật Hiến pháp chỉ bao gồm các quan hệ xã hội nền tảng, cơ bản và quan trọng nhất trong từng lĩnh vực. Còn những quan hệ xã hội cụ thể hơn của từng lĩnh vực là đối tượng điều chỉnh của các ngành luật khác như Luật thương mại, Luật hành chính, Luật hình sự, Luật tài chính….
Thứ ba: Đối tượng điều chỉnh của ngành Luật Hiến pháp có thể được liệt kê thành các nhóm quan hệ xã hội nền tảng, cơ bản và quan trọng nhất trong từng lĩnh vực. Tuy nhiên, việc liệt kê đó không mang tính tuyệt đối. Thuộc tính nền tảng, cơ bản và quan trọng nhất là yếu tố xác định phạm vi các quan hệ xã hội là đối tượng điều chỉnh của ngành Luật Hiến pháp và việc xác định quan hệ xã hội nào có thuộc tính này ít nhiều mang tính chủ quan. Vì vậy, phạm vi đối tượng điều chỉnh của ngành Luật Hiến pháp có thể thay đổi trong từng thời kỳ tùy thuộc vào nhận thức của giới nghiên cứu khoa học pháp lý và các quan hệ có thẩm quyền trong từng giai đoạn cụ thể.
Trên đây là nội dung bài viết Đối tượng điều chỉnh của Luật Hiến pháp mà chúng tôi gửi đến bạn đọc. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hỗ trợ tư vấn.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Làm hộ chiếu ở hải phòng ở đâu?
Thời gian cấp hộ chiếu tại Hải Phòng có thể thay đổi tùy theo số lượng người đăng ký và công việc xử lý của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Tuy nhiên, thông thường thời gian làm hộ chiếu và cấp hộ chiếu tại Hải Phòng khoảng 7-10 ngày làm...

Mức phạt nồng độ cồn xe máy dưới 0,25
Hiện hành, mức phạt nồng độ cồn khi lái xe được quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định...

Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội theo Điều 3 Luật Công an nhân dân năm...

Công ty luật và văn phòng luật sư khác nhau như thế nào?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 32 Luật luật sư thì cả công ty luật và văn phòng luật sư đều là tổ chức hành nghề luật sư, được thành lập và có đầy đủ các quyền của một tổ chức hành nghề luật sư theo quy định tại Điều 39 Luật luật...

Bị CSGT giữ bằng lái, có được làm thủ tục cấp lại hay không?
Người lái xe tham gia giao thông phải đủ độ tuổi, sức khoẻ quy định tại Điều 60 của Luật Giao thông đường bộ và có giấy phép lái xe phù hợp với loại xe được phép điều khiển do cơ quan nhà nước có thẩm quyền...
Xem thêm