Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Bảo hiểm xã hội Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp
  • Thứ tư, 13/09/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 830 Lượt xem

Đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp

Chào luật sư Hoàng Phi ! Luật sự cho tôi hỏi , tôi đang làm giúp việc ở Hà Nội được 2 năm rồi, vậy theo pháp luật hiện hành thì tôi có thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp không?

Câu hỏi:  

Chào luật sư Hoàng Phi ! Tôi đang làm giúp việc cho một gia đình ở Hà Nội đã được 2 năm. Trước tôi nhận công việc giúp việc qua một công ty môi giới việc làm. Luật sự cho tôi hỏi , theo pháp luật hiện hành thì tôi có thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp không?  Tôi xin chân thành cảm ơn!

Trả lời: 

Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến công ty Luật Hoàng Phi, về câu hỏi: “ đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp“, chúng tôi xin tư vấn như sau:

Điều 43 Luật Việc làm 2013 quy định các đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp gồm:

1. Người lao động phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp khi làm việc theo hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc như sau:
a) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc không xác định thời hạn;
b) Hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc xác định thời hạn;
c) Hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng.
Trong trường hợp người lao động giao kết và đang thực hiện nhiều hợp đồng lao động quy định tại khoản này thì người lao động và người sử dụng lao động của hợp đồng lao động giao kết đầu tiên có trách nhiệm tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

2. Người lao động theo quy định tại Khoản 1 điều này đang hưởng lương hưu, giúp việc gia đình thì không phải tham gia bảo hiểm thất nghiệp.

3. Người sử dụng lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập, đơn vị vũ trang nhân dân; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, hộ kinh doanh, tổ hợp tác, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng làm việc hoặc hợp đồng lao động quy định tại Khoản 1 điều này.

Theo lời bạn nói, bạn đang làm công việc giúp việc gia đình, nên theo khoản 2 Điều 43 Luật trên thì bạn không thuộc đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp theo như quy định của pháp luật hiện hành.

Trong trường hợp cần tư vấn thêm về đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm thất nghiệp, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Công ty Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN LUẬT MIỄN PHÍ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Thủ tục làm chế độ nghỉ chăm con ốm đau mới nhất

Chế độ nghỉ chăm con ốm đau là một quyền lợi của người lao động khi phải nghỉ việc để chăm sóc con dưới 7 tuổi bị ốm đau. Người lao động được hưởng tiền bảo hiểm xã hội trong thời gian nghỉ chăm con ốm theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội...

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không?

Có thể nhờ người khác nhận tiền đền bù tai nạn lao động không? Quý vị hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua nội dung bài viết sau...

Người sử dụng lao động phải trả những chi phí nào cho người bị tai nạn lao động?

Nếu người sử dụng lao động không đóng bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp cho người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội, thì ngoài việc phải bồi thường, trợ cấp theo quy...

Đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động thì có được nhận thêm trợ cấp khuyết tật không?

Người khuyết tật thuộc đối tượng được hưởng nhiều chính sách trợ giúp các đối tượng bảo trợ xã hội cùng loại chỉ được hưởng một chính sách trợ giúp cao...

Khám dịch vụ có được hưởng bảo hiểm y tế không?

Đối với các dịch vụ không được chỉ định theo yêu cầu chuyên môn hoặc không thuộc phạm vi được hưởng của người tham gia bảo hiểm y tế: Người bệnh tự chi trả toàn bộ chi phí các dịch vụ...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi