Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Tư vấn Luật Dân sự Dịch vụ pháp lý là gì? Các dịch vụ pháp lý của luật sư?
  • Chủ nhật, 12/03/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 495 Lượt xem

Dịch vụ pháp lý là gì? Các dịch vụ pháp lý của luật sư?

Các công ty luật, văn phòng luật sư cung cấp dịch vụ pháp lý. Vậy Dịch vụ pháp lý là gì? Các dịch vụ pháp lý của luật sư?

Văn phòng luật sư là nơi cung cấp các dịch vụ pháp lý. Công việc của luật sư được biết đến là công việc nhằm góp phần bảo vệ công lý, phát triển kinh tế và xây dựng xã hội công bằng, dân chủ văn minh. Vậy Dịch vụ pháp lý là gì? Các dịch vụ pháp lý của luật sư như thế nào?

Dịch vụ pháp lý là gì?

Dịch vụ pháp lý là cung cáp các dịch vụ pháp luật, nhằm giải quyết các vấn đề pháp lý liên quan và phát sinh từ các hoạt động của đời sống cá nhân, tổ chức trong xã hội.

Dịch vụ pháp lý được thể hiện qua 4 mặt:

+ Dịch vụ pháp lý cho lĩnh vực kinh doanh;

+ Dịch vụ pháp lý cho lĩnh vực dân sự;

+ Dịch vụ pháp lý về quản lý trật tự hành chính;

+ Dịch vụ pháp lý nhằm giải quyết các vấn đề tranh chấp.

Pháp luật Việt Nam cũng có quy định về dịch vụ pháp lý như sau:

– Theo Pháp lệnh Luật sư năm 1987, dịch vụ pháp lý là sự giúp đỡ pháp luật, bao gồm: Việc tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho bị can, bị cáo hoặc đại diện cho người bị hại và các đương sự khác trong vụ án hình sự, kể cả vụ án thuộc thẩm quyền xét xử của Toà án quân sự; Đại diện cho các bên đương sự trong các vụ án dân sự hôn nhân gia đình và lao động; Làm tư vấn pháp luật cho các tổ chức kinh tế nhà nước, tập thể và tư nhân, kể cả tổ chức kinh tế nước ngoài; Làm các dịch vụ pháp lý khác cho công dân và tổ chức.

– Pháp lệnh Luật sư năm 2001 quy định “dịch vụ pháp lý” bao gồm ba lĩnh vực: Tố tụng, tư vấn pháp luật và dịch vụ pháp lý khác. Đó là: Việc tham gia tố tụng với tư cách là người bào chữa cho bị can bị cáo hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến vụ án hình sự; Việc tham gia tố tụng với tư cách là người đại diện hoặc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trong vụ án dân sự, kinh tế, lao động hoặc hành chính; Việc tham gia tố tụng trọng tài để giải quyết tranh chấp; Tư vấn pháp luật, soạn thảo hợp đồng, đơn từ theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức; Đại diện theo ủy quyền của cá nhân, tổ chức để thực hiện công việc có liên quan đến pháp luật; Thực hiện dịch vụ pháp lý khác theo quy định của pháp luật.

Trên đây là phần giải thích dịch vụ pháp lý là gì? Vậy luật sự thực hiện các dịch vụ pháp lý nào?

Các dịch vụ pháp lý của luật sư

Căn cứ Điều 30 Luật Luật sư năm 2006 quy định các dịch vụ pháp lý của luật sư như sau:

– Dịch vụ pháp lý khác của luật sư bao gồm giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc liên quan đến thủ tục hành chính; giúp đỡ về pháp luật trong trường hợp giải quyết khiếu nại; dịch thuật, xác nhận giấy tờ, các giao dịch và giúp đỡ khách hàng thực hiện công việc khác theo quy định của pháp luật.

– Khi thực hiện dịch vụ pháp lý khác, luật sư có quyền, nghĩa vụ theo quy định của pháp luật có liên quan.

Những việc luật sư không được làm

Căn cứ theo quy định tại Điều 9 Luật Luật sư năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2012 thì luật sư bị nghiêm cấm thực hiện các hành vi sau đây:

– Cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng vụ án hình sự, vụ án dân sự, vụ án hành chính, việc dân sự, các việc khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là vụ, việc);

– Cố ý cung cấp hoặc hướng dẫn khách hàng cung cấp tài liệu, vật chứng giả, sai sự thật; xúi giục người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự khai sai sự thật hoặc xúi giục khách hàng khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện trái pháp luật;

– Tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;

– Sách nhiễu, lừa dối khách hàng;

– Nhận, đòi hỏi thêm bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ khách hàng ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng dịch vụ pháp lý;

– Móc nối, quan hệ với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, cán bộ, công chức, viên chức khác để làm trái quy định của pháp luật trong việc giải quyết vụ, việc;

– Lợi dụng việc hành nghề luật sư, danh nghĩa luật sư để gây ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

– Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích khác khi thực hiện trợ giúp pháp lý cho các khách hàng thuộc đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật; từ chối vụ, việc đã đảm nhận theo yêu cầu của tổ chức trợ giúp pháp lý, của các cơ quan tiến hành tố tụng, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc theo quy định của pháp luật;

– Có lời lẽ, hành vi xúc phạm cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình tham gia tố tụng;

– Tự mình hoặc giúp khách hàng thực hiện những hành vi trái pháp luật nhằm trì hoãn, kéo dài thời gian hoặc gây khó khăn, cản trở hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan nhà nước khác.

Trên đây là nội dung bài viết Dịch vụ pháp lý là gì? Các dịch vụ pháp lý của luật sư? cảm ơn Quý khách hàng đã quan tâm theo dõi bài viết của chúng tôi.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (5 bình chọn)
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Mua nhà vi bằng có làm sổ hồng được không?

Vi bằng không có giá trị thay thế cho hợp đồng được...

Vi bằng nhà đất có giá trị bao lâu?

Hiện nay, pháp luật không có quy định về thời hạn giá...

Mua xe trả góp có cần bằng lái không?

Với hình thức mua xe trả góp, người mua có thể dễ dàng...

Không có giấy phép lái xe có đăng ký xe được không?

Theo quy định pháp luật hiện hành, người mua xe hoàn toàn...

Phí công chứng hợp đồng thuê nhà hết bao nhiêu tiền?

Theo quy định của Luật Nhà ở năm 2014 thì việc thuê nhà...

Thanh lý hợp đồng thuê nhà có phải công chứng?

Khi thực hiện thanh lý hợp đồng khi thuê nhà, bên muốn...

Cho thuê nhà không có hợp đồng có bị phạt không?

Khi xảy ra tranh chấp về việc thuê nhà, để có căn cứ...

Hợp đồng thuê nhà không công chứng có giá trị không?

Pháp luật hiện nay quy định, hợp đồng thuê nhà không bắt...

Thỏa thuận ngõ đi chung có nên lập vi bằng không?

Theo văn bản pháp luật thì Vi bằng là văn bản ghi nhận sự...

Người được ủy quyền có được phép ủy quyền cho người...

Người được ủy quyền có được phép ủy quyền cho...