Đất công là gì?
Đất công bao gồm đất sử dụng vào mục đích công cộng hoặc các mục đích chung khác như đất sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh, đất chưa sử dụng,…
Đất công là thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong cuộc sống, tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ khái niệm này. Có quan điểm cho rằng, đất công là đất thuộc sở hữu của Nhà nước phục vụ cho lợi ích chung của cộng đồng.
Vậy quan điểm này có đúng hay không? Thực chất đất công là gì? Để giải đáp thắc mắc đó, mời quý bạn đọc đến với bài viết Đất công là gì?
Đất công là gì?
Hiện nay trên thế giới tồn tại các hình thức sở hữu đất đai phổ biến đó là sở hữu tư nhân về đất đai, mô hình sở hữu nhà nước/sở hữu toàn dân hoặc đa dạng hóa các hình thức sở hữu đất đai.
Với bản chất nhà nước xã hội chủ nghĩa, để tạo lập môi trường pháp lý vững chắc Việt Nam đã xây dựng mô hình sở hữu toàn dân về đất đai áp dụng theo điều 4 Luật đất đai năm 2013 đó là:
Qua quy định nêu trên, ta thấy rằng ở Việt Nam, đất đai thuộc sở hữu toàn dân, Nhà nước đóng vai trò đại diện chủ sở hữu và thống nhất quản lý. Như vậy, quan điểm cho rằng đất công là đất thuộc sở hữu Nhà nước là chưa phù hợp với các quy định pháp luật.
Hiện nay, pháp luật Việt Nam vẫn chưa có các quy định cụ thể đất công là gì? Để hiểu rõ khái niệm này, chúng ta cần căn cứ vào các quy định pháp luật hiện hành. Ta có thể hiểu đất công là đất thuộc quyền quyền sở hữu toàn dân, Nhà nước đại diện chủ sở hữu và được giao cho các cơ quan nhà nước nhất định chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng.
Đất công bao gồm đất sử dụng vào mục đích công cộng hoặc các mục đích chung khác như đất sử dụng vào mục đích quốc phòng an ninh, đất chưa sử dụng,…
Trong đó, Đất sử dụng vào mục đích công cộng gồm đất giao thông (gồm cảng hàng không, sân bay, cảng đường thủy nội địa, cảng hàng hải, hệ thống đường sắt, hệ thống đường bộ và công trình giao thông khác); thủy lợi; đất có di tích lịch sử – văn hóa, danh lam thắng cảnh; đất sinh hoạt cộng đồng, khu vui chơi, giải trí công cộng; đất công trình năng lượng; đất công trình bưu chính, viễn thông; đất chợ; đất bãi thải, xử lý chất thải và đất công trình công cộng khác.
Cơ quan nào có thẩm quyền quản lý đất công?
Như đã nói ở trên, đất công được Nhà nước thống nhất quản lý bằng việc giao cho cơ quan Nhà nước có thẩm quyền chịu trách nhiệm quản lý và sử dụng. Luật đất đai 2013 đã có những quy định rõ ràng cụ thể về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc quản lý đất công.
Khoản 2, điều 7, Luật đất đai 2013, quy định về người chịu trách nhiệm trước nhà nước đối với việc sử dụng đất như sau:
Theo đó, Uỷ ban nhân dân cấp xã được sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích công ích; được giao đất phi nông nghiệp để sử dụng vào mục đích xây dựng trụ sở Uỷ ban nhân dân, các công trình công cộng phục vụ hoạt động văn hóa, giáo dục, y tế, thể dục thể thao, vui chơi, giải trí, chợ, nghĩa trang, nghĩa địa và công trình công cộng khác của địa phương.
Mặt khác, khoản 4, điều 132 Luật đất đai 2013 quy định về đất nông nghiệp sử dụng vào mục đích công ích như sau:
Từ đó, ta đưa ra kết luận Ủy ban nhân dân cấp xã, phường, thị trấn là cơ quan được giao trách nhiệm quản lý quỹ đất công.
Nhằm nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng quỹ đất công, Ủy ban nhân dân các tỉnh ban hành các quyết định quy định chi tiết về thẩm quyền và trách nhiệm của các cơ quan trong việc quản lý, sử dụng đất công của địa phương. Các địa phương quy định về thẩm quyền, trách nhiệm của các Sở, ngành, địa phương trong việc quản lý, sử dụng quỹ đất công trên địa bàn theo hướng:
– Ủy ban nhân dân xã được sử dụng đất nông nghiệp vào mục đích công ích, sử dụng đất phi nông nghiệp để xây dựng các công trình phục vụ mục đích công cộng. Bên cạnh đó, Ủy ban nhân dân cấp xã thực hiện rà soát, kiểm kê trên thực địa và hồ sơ địa chính để lập danh mục về vị trí, diện tích, loại đất, tình trạng sử dụng các loại đất bao gồm: đất công trình công cộng; đất công ích; đất chưa sử dụng làm cơ sở quản lý chặt chẽ.
– Uỷ ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm tổng hợp danh mục quỹ đất công của Uỷ ban nhân dân cấp xã để quản lý, sử dụng và gửi về Sở TN&MT theo dõi, quản lý và liên hệ với Sở Tài nguyên và Môi trường lập thủ tục giao đất để quản lý hoặc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Trên đây là nội dung bài viết Đất công là gì? Chúng tôi mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc những thông tin hữu ích. Nếu Khách hàng còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc muốn biết thêm thông tin chi tiết xin vui lòng liên hệ số điện thoại 1900 6557 để được tư vấn.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Dấu hiệu nhận biết sổ đỏ thật hay giả?
Tuy nhiên, để đảm bảo cao nhất, các bên có thể thực hiện giao dịch và kiểm tra ngay tại Phòng công chứng hoặc văn phòng công chứng địa phương, những người được đào tạo chuyên môn nghiệp vụ....

Giá đền bù đất làm đường cao tốc năm 2023
Khi Nhà nước thu hồi đất để làm đường, tiền bồi thường cho phần đất bị thu hồi sẽ xác định theo giá đất cụ thể của loại đất thu hồi do UBND cấp tỉnh quyết định tại thời điểm quyết định thu hồi đất (không áp dụng bảng giá...

Giá đền bù đất nông nghiệp năm 2023
Giá đền bù đất nông nghiệp tại mỗi địa phương có thể khác nhau do đặc thù kinh tế, xã hội, địa lý của khu vực, tuy nhiên hầu hết các tỉnh thành đều xây dựng bảng giá đền bù dựa trên các điều luật tại Luật Đất đai sửa đổi...

Đất không có đường đi có vay ngân hàng được không?
Trong nội dung bài viết này, Luật Hoàng Phi sẽ tư vấn trả lời câu hỏi: Đất không có đường đi có vay ngân hàng được...

Có nên mua đất không có đường đi?
Đất không có đường đi được hiểu là phần đất nằm bao bọc bởi các bất động sản khác. Vậy có nên mua đất không có đường...
Xem thêm