Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao
Chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.
Thay bằng việc tự mình sáng chế ra các kỹ thuật công nghê thì các chủ thể có thể mua lại các công nghệ đã có trên thị trường, hay còn được gọi là chuyển giao công nghệ. Tuy nhiên không phải bất kỳ công nghệ nào cũng có thể được pháp luật cho phép chuyển giao mà có giới hạn nhất định.
Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao ra sao? Mời bạn đọc quan tâm theo dõi nội dung sau đây để có câu trả lời.
Chuyển giao công nghệ là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 17 điều 2 luật Chuyển giao công nghệ 2017:
Như vậy có thể hiểu chuyển giao công nghệ là hoạt động chuyển giao quyền sở hữu hoặc một phần quyền sử dụng hay hoàn bộ quyền sử dụng của các chủ thể có quyền chuyển sao sang cho bên chủ thể nhận chuyển giao.
Trong đó chuyển giao quyền sở hữu công nghệ là hành vi chuyển giao toàn bộ các quyền chiếm hữu, sử dụng, định đoạt do chính chủ sở hữu công nghệ đó thực hiện chuyển giao sang cho bên chủ thể khác theo thỏa thuận các bên, chủ thể nhận chuyển giao ở đây có thể là cá nhân hoặc tổ chức.
Có thể thấy tầm quan trọng của việc chuyển giao công nghệ có ý nghĩa to lớn. Tuy nhiên không phải bất kỳ lĩnh vực nào cũng có thể được chuyển giao. Trong một số trường hợp nhất định pháp luật hạn chế chuyển giao.
Công nghệ hạn chế chuyển giao được pháp luật quy định ra sao
Tiêu chí đối với công nghệ hạn chế chuyển giao đã được quy định tại Điều 10 của Luật Chuyển giao công nghệ. Cụ thể:
“ Điều 10. Công nghệ hạn chế chuyển giao
1. Hạn chế chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam và chuyển giao công nghệ trong nước trong trường hợp sau đây:
a) Công nghệ; máy móc, thiết bị kèm theo công nghệ không còn sử dụng phổ biến ở các quốc gia công nghiệp phát triển;
b) Sử dụng hóa chất độc hại hoặc phát sinh chất thải nguy hại đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
c) Tạo ra sản phẩm bằng phương pháp biến đổi gen;
d) Sử dụng chất phóng xạ, tạo ra chất phóng xạ mà đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia;
đ) Sử dụng tài nguyên, khoáng sản hạn chế khai thác trong nước;
e) Công nghệ nhân giống, nuôi, trồng giống mới chưa được kiểm nghiệm;
g) Tạo ra sản phẩm có ảnh hưởng xấu đến phong tục, tập quán, truyền thống và đạo đức xã hội.
2. Hạn chế chuyển giao công nghệ từ Việt Nam ra nước ngoài trong trường hợp sau đây:
a) Tạo ra các sản phẩm truyền thống, sản xuất theo bí quyết truyền thống hoặc sử dụng, tạo ra chủng, loại giống trong nông nghiệp, khoáng chất, vật liệu quý hiếm đặc trưng của Việt Nam;
b) Tạo ra sản phẩm xuất khẩu vào thị trường cạnh tranh với mặt hàng xuất khẩu chủ lực quốc gia của Việt Nam.
3. Chính phủ ban hành Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao”.
Trên cơ sở đó, Luật Chuyển giao công nghệ giao Chính phủ ban hành Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao. Thực hiện quy định của Luật Chuyển giao công nghệ, Chính phủ đã ban hành danh mục công nghệ này tại Nghị định 76/2018/NĐ-CP.
Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao
Theo quy định tại Phụ lục II Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao ban hành kèm theo Nghị định 76/2018/NĐ-CP (có hiệu lực từ ngày 01/07/2018) hướng dẫn Luật Chuyển giao công nghệ thì Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao bao gồm:
I. CÔNG NGHỆ CHUYỂN GIAO TỪ NƯỚC NGOÀI VÀO VIỆT NAM VÀ TRONG LÃNH THỔ VIỆT NAM
1. Công nghệ sản xuất đèn chiếu sáng bằng sợi đốt trong khí trơ.
2. Công nghệ sản xuất linh kiện điện tử chân không, linh kiện bán dẫn mức độ tích hợp thấp.
3. Công nghệ sản xuất các loại mạch in 1 lớp, 2 lớp.
4. Công nghệ truyền hình số mặt đất, truyền hình số vệ tinh không tương thích tiêu chuẩn của DVB; công nghệ truyền hình tương tự.
5. Công nghệ chế tạo, thiết kế hệ thống thông tin – tín hiệu bằng rơ le.
6. Công nghệ làm giàu các chất phóng xạ đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
7. Công nghệ sản xuất thép bằng lò cảm ứng, lò chuyển, lò điện hồ quang dung lượng lò nhỏ dưới 70 tấn/mẻ.
8. Công nghệ luyện thép có dây chuyền cán không liên tục.
9. Công nghệ nhiệt điện sử dụng dầu, than.
10. Công nghệ làm sạch vỏ tàu bằng hạt Nix.
11. Công nghệ sản xuất vật liệu nổ công nghiệp.
12. Công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng sử dụng Amiăng trắng.
13. Công nghệ sản xuất gạch gốm ốp lát có công suất nhỏ hơn 3 triệu m2/năm.
14. Công nghệ sản xuất gạch đất sét nung bằng lò tuynel sử dụng nhiên liệu hóa thạch.
15. Công nghệ sản xuất kính nổi có mức tiêu hao nhiên liệu và năng lượng như sau: Dầu FO lớn hơn 160 kg/tấn sản phẩm; dầu DO lớn hơn 0,5 kg/tấn sản phẩm; điện lớn hơn 100 KWh/tấn sản phẩm.
16. Công nghệ sản xuất phát sinh chất ô nhiễm hữu cơ khó phân hủy (POPs).
17. Công nghệ sản xuất phân bón hóa học thông thường có công suất dưới 1.000 tấn/năm.
18. Công nghệ đồng phân hóa sử dụng các axit flohydric, axit sulfuric làm xúc tác.
19. Công nghệ sử dụng hóa chất độc hại trong nuôi, trồng, chế biến, bảo quản nông sản, thủy sản đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
20. Công nghệ sản xuất thuốc bảo quản lâm sản chứa chất độc hại thạch tín (arsenic).
21. Công nghệ sản xuất các loại thuốc sát trùng gia dụng, thuốc diệt côn trùng, diệt chuột bằng phương pháp sinh học gây độc hại cho con người và môi trường.
22. Công nghệ sử dụng các loài sinh vật phi bản địa có nguy cơ xâm lấn chưa rõ nguồn gốc, đặc tính bao gồm động vật, thực vật và vi sinh vật trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, bảo vệ thực vật và các lĩnh vực khác.
23. Công nghệ tạo giống cây trồng, vật nuôi bằng phương pháp biến đổi gen trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy hải sản.
24. Công nghệ sử dụng giống biến đổi gen.
25. Công nghệ sản xuất các giống cây trồng nhiễm sinh vật gây hại (sâu, bệnh) nặng.
26. Công nghệ sản xuất ván dăm, ván sợi theo phương pháp ướt/công suất nhỏ hơn 100.000 m3/năm.
27. Công nghệ sản xuất vật liệu trang sức đồ gỗ, bảo quản lâm sản chứa lưu huỳnh hoặc dư lượng hợp chất hữu cơ bay hơi hàm lượng cao.
28. Công nghệ nuôi trồng, sản xuất, chế biến thực phẩm, thủy hải sản sử dụng chất bảo quản thực phẩm, chất kích thích tăng trưởng chưa được phép sử dụng.
29. Công nghệ chế biến bột cá dạng hở không gây ô nhiễm môi trường.
30. Công nghệ in, đúc tiền; công nghệ sản xuất giấy in tiền, mực in tiền.
31. Công nghệ in tráng phim sử dụng hóa chất độc hại đáp ứng tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia.
32. Công nghệ, máy móc phục vụ sản xuất phim, chiếu phim bằng chất liệu nhựa 35 mm.
33. Công nghệ tái chế dầu nhờn đã qua sử dụng bằng phương pháp xử lý nhiệt, hấp phụ và/hoặc dung môi.
34. Công nghệ hạn chế chuyển giao theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
II. CÔNG NGHỆ CHUYỂN GIAO TỪ VIỆT NAM RA NƯỚC NGOÀI
1. Công nghệ sản xuất giống, nuôi, trồng sản phẩm nông, lâm, thủy sản xuất khẩu chủ lực.
2. Công nghệ sản xuất, nhân, nuôi trồng các giống cây trồng, vật nuôi quý hiếm thuộc danh mục quý hiếm hạn chế xuất khẩu.
3. Công nghệ sản xuất giống, các đối tượng sinh vật bản địa có nguồn gen quý, có tiềm năng phát triển thành sản phẩm quốc gia, các đối tượng sinh vật bản địa có nguy cơ tuyệt chủng, nguy cấp cần bảo vệ.
4. Công nghệ sản xuất thực phẩm thuộc ngành nghề truyền thống có sử dụng các chủng giống vi sinh vật có đặc tính quý hiếm.
5. Công nghệ chế biến sản phẩm nông sản, thủy sản, dược phẩm của Việt Nam có thương hiệu và giá trị gia tăng cao.
6. Công nghệ hạn chế chuyển giao theo các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Trên đây là nội dung quy định về Danh mục công nghệ hạn chế chuyển giao mà chúng tôi tổng hợp giúp bạn. Ngoài ra trường hợp bạn đọc cần hiểu rõ hơn về vấn đề này có thể tham khảo thêm tại Nghị định 76/2018/NĐ-CP.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Vai trò của lực lượng sản xuất?
Lực lượng sản xuất biểu hiện mối quan hệ tác động giữa con người với giới tự nhiên trong quá trình sản xuất. Đó là kết quả của năng lực thực tiễn của con người thể hiện qua quá trình tác động vào tự nhiên, tạo ra của cải vật chất, bảo đảm cho sự tồn tại và phát triển của loài người....
Chạy quá tốc độ có bị giữ bằng không?
Khi tham gia giao thông, người điều khiển phương tiện cần tuân thủ các quy định về tốc độ được quy định chi tiết tại điều 6, điều 7 thông tư 31/2019/TT-BGTVT ngày 29 tháng 8 năm 2019 của Bộ giao thông vận tải quy định về tốc độ và khoảng cách an toàn của xe cơ giới, xe máy chuyên...
Quyền tố cáo là gì? Ví dụ quyền tố cáo
Quyền tố cáo là quyền của cá nhân, báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền biết về một vụ việc vi phạm pháp luật của bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào gây thiệt hại hoặc đe dọa gây thiệt hại đến lợi ích của nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ...
Chưa nhận được căn cước công dân qua bưu điện phải làm sao?
Hiện nay, Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội (C06, Bộ Công An) đã công khai các địa chỉ số, gồm địa chỉ email và địa chỉ Fanpage Facebook để tiếp nhận các kiến nghị, phản ánh về các vấn đề về dân cư, trong đó có thẻ Căn cước công dân gắn...
Dân quân tự vệ có được miễn nghĩa vụ quân sự?
Dân quân tự vệ là lực lượng vũ trang quần chúng không thoát ly sản xuất, công tác, được tổ chức ở địa phương gọi là dân quân, được tổ chức ở cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh...
Xem thêm