Trang chủ Tìm hiểu pháp Luật Đăng ký thường trú tại Hà Nội như thế nào?
  • Thứ ba, 24/10/2023 |
  • Tìm hiểu pháp Luật |
  • 1321 Lượt xem

Đăng ký thường trú tại Hà Nội như thế nào?

Anh trai tôi đã 61 tuổi và không có người chăm sóc. gia đình tôi ở Hà Nội muốn đón anh trai tôi lên chung sống thì có làm được thủ tục nhập khẩu và đăng ký thường trú tại Hà nội được không?

 

Câu hỏi:

Tôi năm nay 54 tuổi, sinh sống cùng gia đình tại Hà Nội và đã có hộ khẩu đầy đủ. Anh trai tôi năm nay 61 tuổi, đã nghỉ hưu và không có vợ con hay người chăm sóc. Vợ chồng tôi muốn đón anh lên Hà Nội sống cùng để chăm sóc anh tôi lúc về già thì có thể làm thủ tục nhập khẩu cho anh vào hộ khẩu nhà tôi được không. Mong Luật Hoàng Phi giúp đỡ tôi.

Trả lời:

Với câu hỏi của bác, Luật Hoàng Phi xin được tư vấn cho bác như sau:

Đăng ký thường trú tại Hà Nội như thế nào?

Đăng ký thường trú tại Hà Nội như thế nào?

Thứ nhất: Nơi cư trú của công dân theo quy định của pháp luật

Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật cư trú năm 2006:

1. Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật.

2. Bảo đảm hài hoà quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, lợi ích của Nhà nước, cộng đồng và xã hội; kết hợp giữa việc bảo đảm quyền tự do cư trú, các quyền cơ bản khác của công dân và trách nhiệm của Nhà nước với nhiệm vụ xây dựng, phát triển kinh tế, xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh, giữ gìn trật tự, an toàn xã hội.

3. Trình tự, thủ tục đăng ký thường trú, tạm trú phải đơn giản, thuận tiện, kịp thời, chính xác, công khai, minh bạch, không gây phiền hà; việc quản lý cư trú phải bảo đảm hiệu quả.

4. Mọi thay đổi về cư trú phải được đăng ký; mỗi người chỉ được đăng ký thường trú, đăng ký tạm trú tại một nơi.”

Theo quy định trên, khi anh trai của bác thay đổi nơi cư trú thì phải đăng ký theo quy định. Mỗi người chỉ được đăng ký thường trú hoặc tạm trú tại một nơi. 

Thứ hai: Nhập hộ khẩu vào nhà em trai ruột tại thành phố trực thuộc trung ương

Hà Nội là một trong những thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam. Do đó, khi anh trai của bác muốn nhập khẩu vào Hà Nội thì phải đáp ứng điều kiện quy định tại Điều 20 Luật cư trú năm 2006 sửa đổi năm 2014 như sau:

Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương

Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:

1. Có chỗ ở hợp pháp và đã tạm trú liên tục tại thành phố đó từ một năm trở lên. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;

2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;

b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc chuyển về ở với anh, chị, em ruột;

c) Người tàn tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

d) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;

đ) Người thành niên độc thân về sống với ông, bà nội, ngoại;

3. Được điều động, tuyển dụng đến làm việc tại cơ quan, tổ chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước hoặc theo chế độ hợp đồng không xác định thời hạn và có chỗ ở hợp pháp. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản;

4. Trước đây đã đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương, nay trở về thành phố đó sinh sống tại chỗ ở hợp pháp của mình. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.”

Theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 20 Luật cư trú 2006 thì anh trai bác năm nay đã 61 tuổi, là đối tượng hết tuổi lao động và về sống với em trai ruột đã có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội. Đã đáp ứng đủ yêu cầu theo quy định tại Điều 20. Do đó, gia đình bác hoàn toàn có thể làm thủ tục nhập khẩu cho anh trai của bác

Trong trường hợp cần tư vấn thêm, bạn có thể liên hệ với Luật sư của Luật Hoàng Phi qua TỔNG ĐÀI TƯ VẤN PHÁP LUẬT DÂN SỰ 19006557 để được tư vấn.

Đánh giá bài viết:
5/5 - (1 bình chọn)

ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU

BÀI VIẾT MỚI NHẤT

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào?

Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn được hiểu như thế nào? Cùng chúng tôi tìm hiểu để có thêm thông tin giải đáp qua bài viết này...

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu?

Thời gian thử việc đối với trình độ đại học là bao lâu? là thắc mắc được chúng tôi chia sẻ, làm rõ trong bài viết này. Mời Quý vị theo dõi, tham...

Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã nào?

Trong nội dung bài viết này, chúng tôi sẽ có những chia sẻ giúp Quý vị làm rõ thắc mắc: Mã ngành nghề kinh doanh quán cà phê là mã...

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào?

Mã ngành nghề kinh doanh dịch vụ spa là mã nào? Khi có thắc mắc này, Quý vị đừng bỏ qua những chia sẻ của chúng tôi trong bài...

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không?

Thỏa thuận góp vốn có cần lập vi bằng không? Khi có thắc mắc này, Quý vị có thể tham khảo nội dung bài viết này của chúng...

Xem thêm

Liên hệ với Luật Hoàng Phi