Cưới được nghỉ mấy ngày theo quy định Bộ luật lao động?
Bộ luật lao động năm 2019 có hiệu lực vào đầu năm 2021, có quy định nhiều điểm mới về ngày nghỉ phép hàng năm, ngày nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng của người lao động.
Khi Bộ luật lao động mới có hiệu lực, chắc hẳn nhiều người lao động có nhiều băn khoăn thắc mắc liên quan đến quyền lợi, chế độ của mình trong các chế độ liên quan đến nghỉ phép, nghỉ việc riêng.
Một trong những thắc mắc mà Luật Hoàng Phi nhận được đó là câu hỏi: Năm 2021 nghỉ cưới được mấy ngày theo quy định Bộ luật lao động? Khách hàng quan tâm đến nội dung trên vui lòng tham khảo nội dung bài viết dưới đây của chúng tôi.
Người lao động kết hôn được nghỉ mấy ngày?
Bộ luật lao động 2019 tại điều 115 là một trong những căn cứ pháp lý trả lời rõ ràng cho câu hỏi Năm 2021 nghỉ cưới được mấy ngày theo quy định Bộ luật lao động? Theo đó Bộ luật quy định trong việc người lao động nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau:
“1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;…”
Dựa trên quy định trên có thể thấy nếu bản thân người lao động nghỉ việc vì lý do kết hôn thì được nghỉ 03 ngày có lương, trường hợp người lao động nghỉ vì có con đẻ, con nuôi kết hôn thì được nghỉ 01 ngày có hưởng lương.
Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động những ngày kết hôn là tiền lương theo hợp đồng lao động tại thời điểm người lao động nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương.
Lưu ý: Trường hợp người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
Ngoài ra thì người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương nếu như muốn nghỉ kéo dài thời gian để chuẩn bị cho việc kết hôn của mình hoặc gia đình, con cái được đầy đủ nhất.
>>>>> Tham khảo: Kết hôn được nghỉ mấy ngày?
Bộ luật lao động 2019 quy định như thế nào về nghỉ hàng năm?
Bên cạnh việc người lao động thắc mắc Năm 2021 nghỉ cưới được mấy ngày theo quy định Bộ luật lao động? Thì nhiều người lao động khác lại thắc mắc về thời gian nghỉ hàng năm được tính như thế nào từ năm 2021.
Việc nghỉ hàng năm được quy định dựa trên việc người lao động làm việc trong điều kiện nào, cụ thể:
– Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
+ 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
+ 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
+ 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
– Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc. Tức là lấy số ngày nghỉ hằng năm cộng với số ngày được nghỉ tăng thêm theo thâm niên (nếu có), chia cho 12 tháng, nhân với số tháng làm việc thực tế trong năm để tính thành số ngày được nghỉ hằng năm.
Trường hợp người lao động làm việc chưa đủ tháng, nếu tổng số ngày làm việc và ngày nghỉ có hưởng lương của người lao động nghỉ lễ, tết, nghỉ hằng năm, nghỉ việc riêng có hưởng lương theo quy định của Bộ luật Lao động chiếm tỷ lệ từ 50% số ngày làm việc bình thường trong tháng theo thỏa thuận thì tháng đó được tính là 01 tháng làm việc để tính ngày nghỉ hằng năm. Đây được xem là một điểm mới mà Bộ luật lao động 2019 có quy định về cách tính ngày nghỉ hằng năm trong một số trường hợp đặc biệt
Thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hàng năm được tính như thế nào?
Thời gian được coi để tính thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hàng năm dựa theo quy định tại Nghị định số: 145/2020/NĐ-CP hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật lao động, cụ thể quy định như sau:
“ Điều 65. Thời gian được coi là thời gian làm việc để tính số ngày nghỉ hằng năm của người lao động
1. Thời gian học nghề, tập nghề theo quy định tại Điều 61 của Bộ luật Lao động nếu sau khi hết thời gian học nghề, tập nghề mà người lao động làm việc cho người sử dụng lao động.
2. Thời gian thử việc nếu người lao động tiếp tục làm việc cho người sử dụng lao động sau khi hết thời gian thử việc.
3. Thời gian nghỉ việc riêng có hưởng lương theo khoản 1 Điều 115 của Bộ luật Lao động.
4. Thời gian nghỉ việc không hưởng lương nếu được người sử dụng lao động đồng ý nhưng cộng dồn không quá 01 tháng trong một năm.
5. Thời gian nghỉ do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp nhưng cộng dồn không quá 6 tháng.
6. Thời gian nghỉ do ốm đau nhưng cộng dồn không quá 02 tháng trong một năm
7. Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
8. Thời gian thực hiện các nhiệm vụ của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở mà được tính là thời gian làm việc theo quy định của pháp luật.
9. Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động.
10. Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc nhưng sau đó được kết luận là không vi phạm hoặc không bị xử lý kỷ luật lao động.”
Trên đây là một số chia sẻ của chúng tôi về Năm 2021 nghỉ cưới được mấy ngày theo quy định Bộ luật lao động? cùng một số thắc mắc liên quan đến nghỉ hàng năm. Khách hàng quan tâm, có vấn đề gì chưa hiểu rõ thông tin có nhu cầu muốn được hiểu kỹ hơn vui lòng phản hồi trực tiếp để nhân viên hỗ trợ.
ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN QUÝ KHÁCH CÓ THỂ CHỌN HÌNH THỨC SAU
BÀI VIẾT MỚI NHẤT
Tội tổ chức đua xe trái phép theo quy định Bộ luật hình sự
Tội tổ chức đua xe trái phép là hành vi cầm đầu, chỉ huy, rủ rê, lôi kéo người khác hoặc là tạo điều kiện vật chất hoặc tinh thần cho người khác để họ tham gia vào việc đua xe ô tô, xe máy hoặc các loại xe khác có gắn động cơ trái...
Quy định chứng chỉ hành nghề kế toán 2024
Kế toán là một ngành nghề khá phổ biến và thu hút rất nhiều người học tập, nghiên cứu và làm việc trong lĩnh vực này. Chứng chỉ hành nghề kế toán (tên tiếng Anh: Certified Public Accountants viết tắt là CPA ) là giấy chứng nhận hành nghề kế toán được Bộ Tài chính cấp khi cá nhân đã trải qua một kỳ thi đạt...
Công thức tính tiền lương bình quân
Người lao động có toàn thời gian tham gia BHXH theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quy định thì được xác định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định 115/2015/NĐ-CP....
Phân tích nguyên tắc tập trung dân chủ trong quản lý hành chính nhà nước
Nguyên tắc tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản, đóng vai trò là tư tưởng chỉ đạo, xuyên suốt trong quá trình thực hiện quản lý nhà nước, quản lý xã hội hiện...
Khi thực hiện nghĩa vụ liên đới thay người khác thì có được hoàn trả không?
Tôi có liên đới với những người khác thực hiện nghĩa vụ với bên có quyền, vậy nếu tôi đã thực hiện toàn bộ nghĩa vụ thì có được những người còn lại hoàn trả tương ứng với phần nghĩa vụ tôi thực hiện thay họ...
Xem thêm